Nếu bạn là một người đọc nhiều sách và có đọc triết học, bạn hẳn đã quen với kiểu câu hỏi ''Ý nghĩa cuộc sống là gì?''
Tôi, 15 tuổi, lần đầu đọc câu này, đã gần như rơi vào khủng hoảng hiện sinh. Tôi chất vấn những thói quen và tư tưởng đi theo mình từ bé đến lớn. Chúng có nghĩa gì, hay là chả có gì? Việc này là khởi đầu của một cuộc truy cầu ý nghĩa kéo dài hơn nửa thập kỷ.
Nhưng ''Ý nghĩa cuộc sống là gì?'' là một câu hỏi tồi
Đùa đấy, bản thân nó không tồi, nó chỉ bị lạm dụng quá nhiều. Câu hỏi này được dùng bởi rất nhiều creator, học sinh cấp 2, doanh nhân, học sinh cấp 3, nhằm truyền đi thắc mắc của họ về cuộc sống - những thắc mắc mang tính rốt ráo, bản chất mà nếu trả lời được, cuộc sống của mọi người sẽ thay đổi vĩnh viễn.
Vấn đề là, mỗi ngươi có một thắc mắc khác nhau, và cả thay đều phức tạp, và họ truyền tải tất cả những thắc mắc khác nhau ấy vào CHUNG câu duy nhất: ''Ý nghĩa cuộc sống là gì?''. Thiết kế (formula) của câu hỏi này quá đơn giản để nêu bật được ''ý tưởng'' của người nói.
Hãy tách bạch: Câu hỏi # Ý tưởng.
Một ý tưởng là thông điệp gốc mà người truyền tin gừi đi. Trong khi đó, câu hỏi chỉ là một tập hợp ngôn từ được sắp xếp có chủ đích nhằm truyền đạt ý tưởng. Nói cách khác, người viết đưa cho người đọc cái vỏ chữ, và người đọc đổ đầy ý tưởng của mình vào đó, họa hoằn lắm mới đúng ý người viết.
"Ý nghĩa cuộc sống là gì?" có thể được diễn giải theo quá nhiều cách, tùy góc nhìn người nhận. Đáng chú ý, có rấy nhiều diễn giải không liên quan tới ý tưởng gốc.
Đây là một diễn giải như thế: ''Ý nghĩa'' là một điểm A đã-được-định-nghĩa mà bạn chỉ cần đi đúng hướng là đến. Ai cũng nên hướng về A, và tránh các điểm B, C, D khác vốn kém ý nghĩa hơn." Giống như ''Con chó là gì?" - bạn phải có một con chó trước, bạn biết con chó luôn ở đó, nhưng không bao giờ biết con chó như thế nào. Qua khảo nghiệm, có nhiều người đi đến kết luận rằng ý nghĩa cuộc sống là một điểm A nằm ngoài cõi sống. Cute.
Cách diễn giải trên không đúng mà cũng chẳng sai. Nó chỉ là một trong rất nhiều cách giải mã thông điệp. Người chịu trách nhiệm là người viết - lối dùng câu từ này cho phép đọc suy luận ra nhiều ý nghĩa khác nhau. Cái vỏ này quá rộng.
Họ hoàn toàn có thể cố gắng làm tốt hơn. Một cái vỏ ổn hơn có thể là: "Chúng ta nên định nghĩa 'ý nghĩa cuộc sống' như thế nào?" . Nói cách khác, bạn là người quyết định con chó trông như thế nào.
Tôi hiểu rằng trong hầu hết trường hợp, thông điệp chỉ có thể đạt hiệu quả truyền tải khi nó không-quá-cụ-thể. Nhưng thực sự, một câu quá chung chung khiên người ta hiểu thông một cách méo. Có rất nhiều người học triết qua TikTok. Bạn không cản được họ.
Ví dụ trên, thực ra là tóm gọn thực trạng của rất nhiều diễn ngôn và ẩn dụ trong xã hội
Chúng mang tính biểu tượng, nhưng nếu không được diễn giải tử tế, cực kỳ gây hiểu nhầm. Chúng gợi ra ảo tưởng về một quy luật cuộc sống, câu trả lời phổ quát và thiêng liêng, đang chờ được khám phá.
- "Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn" - "Hãy sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của bạn" - ''Dọn phòng đi"
Một mặt, chúng thúc đẩy người ta khai phá những góc nhìn mới. Mặt khác, những diễn ngôn về hình thức là một cái vỏ chữ, và người ta lấp đầy nó với đủ thể loại tư tưởng. Bao gồm cả những cách có hại nhất.
Những diễn ngôn như vậy thường bắt nguồn từ kinh điển, vốn được xây dựng phức tạp. Albert Camus, chẳng hạn, đã viết toàn bộ "Thần thoại Sisyphus" xoay quanh chủ nghĩa phi lý.
Một điều chắc chắn là câu chữ không bao giờ có thể diễn tả hoàn hảo một ý tưởng. Thế nên, tôi không chỉ trích các câu hỏi; chúng là phương tiện truyền đạt ý tưởng từ người này sang người khác.
Nhưng,...
Tôi chỉ hy vọng rằng, với các internet influecner, lãnh đạo, và bút thủ - bất cứ ai có tầm ảnh hưởng, trình bày ý tưởng tường tỏ hơn, dù chỉ một chút.
Nếu bạn là người đọc, chúc may mắn.
Rất tiếc nếu bạn không hiểu bài này. Không, rất tiếc nếu bạn không hiểu ý tưởng của tôi. Tôi đã cố hết sức.
-----