5 BƯỚC XÂY DỰNG CREATIVE MINDSET ĐỂ BÁN Ý TƯỞNG TRONG NGÀNH QUẢNG CÁO
Là một sinh viên gần ra trường đang theo đuổi ngành Quảng Cáo, đã từng chinh chiến cả agency side lẫn client side, tớ nhận ra hành...
Là một sinh viên gần ra trường đang theo đuổi ngành Quảng Cáo, đã từng chinh chiến cả agency side lẫn client side, tớ nhận ra hành trang quan trọng nhất để theo nghề là Creative Talent - hay còn gọi nôm na là tư duy/kĩ năng sáng tạo.
Rõ ràng khi làm trong ngành sáng tạo, thứ chúng ta bán lấy tiền là ý tưởng. Mà ý tưởng lại đến từ creative mindset - một thứ rất mơ hồ, không công thức, không sách vở, không ai dạy, không ai giống ai.
Vậy xây dựng tư duy sáng tạo thế nào? Hãy cùng tớ khám phá nhé!
1. Hiểu rõ sáng tạo là gì - vận hành như thế nào?
Sáng tạo với tớ là quá trình connect the dot, mỗi dot là một trải nghiệm của cậu về một topic nào đó. Khi cần một ý tưởng mới, tức là lúc bộ não cậu cần phải tìm kiếm những dot liên quan tới đề bài.
Hãy cùng tớ hình dung thế này:
- Sản phẩm sáng tạo của cậu là một tấm puzzle hoàn chỉnh.
- Những mảnh ghép là các dot - những trải nghiệm, kiến thức của cậu
- Sáng tạo là quá trình cậu xếp hình, ghép những mảnh lộn xộn trong bộ não thành một bức tranh.
- Cậu không thể ghép nếu không có các dot
- Nếu các dot của cậu không “chất lượng” thì kể cả có ghép thành công, ý tưởng của cậu cũng không bán được.
Trông có vẻ cao siêu, nhưng nguồn input chứa các dot chỉ đơn giản là những video gần nhất cậu từng xem, là bài nhạc chạm tới cậu, là bộ phim khiến cậu trăn trở hoài, hay thậm chí là cuộc nói chuyện xàm xí với những người bạn. Chúng đều sẽ là những nguồn input để làm chất liệu cho cậu sáng tạo trong tương lai.
2. Làm gì cũng cần có công cụ hỗ trợ, sáng tạo cũng thế
Trong quá trình sáng tạo, tớ thường rất dễ lạc lối vì không biết mình đang “bay” cho cái gì, mục tiêu ra sao, hướng tới điều gì, dẫn tới việc ý tưởng của tớ đôi khi chỉ nằm trên bề nổi, không thật sự giải quyết triệt để được đề bài. Hoặc ở trường hợp ngược lại, tớ không thể bay vì bị kẹt ý tưởng, dẫn tới việc đi theo những lối mòn của truyền thông. Không chỉ có tớ mà bất kì ai làm sáng tạo cũng đã từng mắc phải 2 vấn đề này.
Giai đoạn này, thứ cậu cần nhất là nguồn input chất lượng kết hợp với những công cụ hỗ trợ định hướng cho sự sáng tạo. Dưới đây sẽ là 2 nguồn chính tớ thường xuyên dùng để làm “framework” cho sự sáng tạo của mình
Deckofbrilliance là website tổng hợp 52 tool giúp cậu sáng tạo với 52 hướng đi khác nhau. Tại đây, cậu sẽ nắm được tinh thần cốt lõi của mọi video quảng cáo mà mình từng xem: tôn vinh khen ngợi target audience để chiếm được cảm xúc của họ - từ đó tăng brand love cho sản phẩm, hay cường điệu hóa rắc rối để nhấn mạnh giải pháp của sản phẩm mà brand mang tới,... Nắm chắc 52 tool này, tớ tin rằng ít nhất cậu sẽ được thoát khỏi câu hỏi “không biết nên làm gì” mà thay vào đó sẽ là “nên làm thế nào”.
Có ý tưởng rồi nhưng không biết đặt tên sao cho catchy, sao cho ngắn gọn nhưng bao hàm được ý nghĩa mình muốn truyền tải. Vậy thì website này sẽ giúp cậu học cách viết slogan và cách thực thi ý tưởng trên thực tế. Hãy cày nát website này để thấy rằng ý tưởng thực ra luôn xuất hiện xung quanh chúng mình, chỉ là chúng mình chưa đủ tinh ý để nhận ra được nó thôi.
3. Sáng tạo hay không nằm ở…. vốn sống
Thực ra việc đi tìm một công thức hay một framework nào đó để ra được ý tưởng là một việc rất bình thường. Tuy nhiên, một ý tưởng thật sự mới lạ và touching sẽ không đến từ việc cả ngày ngồi máy lạnh search google hay ngồi đọc các bản báo cáo phân tích data.
Sáng tạo chỉ có đường tắc, không có đường tắt. Sáng tạo là cả một quá trình trải nghiệm, chiêm nghiệm rồi mới đúc kết thành hình ý tưởng. Người làm sáng tạo dù tiền không nhiều nhưng lại giàu vốn sống, họ có thể nói nhiều “ngôn ngữ” khác nhau, nhìn thấy được nhiều thế giới khác nhau và có một trái tim nhạy cảm hơn bất kì ai khác. Trong tận cùng của những cảm xúc đó, họ đồng cảm - hiểu và sẻ chia những điều đó vào sản phẩm sáng tạo. Đó là những sự thấu hiểu tuyệt vời mà chẳng có cuộc nghiên cứu thị trường nào cho cậu biết cả.
Vì vậy mỗi khi “bí” ý tưởng, (1) là tụi mình hãy tập trung vào vốn sống đã được tích lũy để đặt câu hỏi, xem đối tượng khách hàng nghĩ gì, cần gì, cảm thấy gì, họ mong muốn gì và (2), tụi mình cần bước ra căn phòng 4 bức tường và thực sự trải nghiệm và dấn thân.
Trải nghiệm sống chính là thứ cậu bán cho khách hàng, cũng là thứ mà không ai dạy cậu được ngoài trường đời. Vì vậy cậu luôn cần phải trọng trạng thái mở: mở đầu óc, mở tầm nhìn, mở mình ra nhiều hơn với thế giới ngoài kia nha.
Tớ có 4 cách để lấy vốn sống áp dụng vô sáng tạo:
- Khi nói chuyện, bớt nói về bản thân, lắng nghe người đối diện nhiều hơn => xâm nhập được vào tâm tư để hiểu và suy nghĩ như người đối diện, từ đó cậu sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm insight.
- Tránh đặt câu hỏi yes/no or choose this or that, đặt câu hỏi mở và sâu để người đối diện phải suy nghĩ để trả lờiLuôn cầm theo bút hoặc điện thoại, nghe hoặc thấy cái gì hay sẽ ngay lập tức note ra
- Cố gắng xem phim, nghe podcast mỗi ngày. Vì chúng luôn có những câu thoại đắt giá - là một nguồn cảm hứng đời thường vô tận cho người làm sáng tạo.
4. Để lúc nào cũng có ý tưởng, hãy xem và viết quảng cáo mỗi ngày.
Giống như việc giỏi viết, cậu phải đọc nhiều. Giống như để làm văn tốt, cậu phải tham khảo văn mẫu. Quảng cáo cũng vậy. Cậu cần phải xem thật nhiều quảng cáo, hãy cứ xem dù không biết mình có hiểu hay không. Cứ xem đi rồi dần dần idea sẽ ngấm vào người cậu. Dân sáng tạo chỉ là người xem và lượm lặt siêng hơn người khác mà thôi.
Tuy nhiên chỉ xem thôi là chưa đủ, cậu cần phải xem có mục đích, có nhận thức, nghĩa là vừa xem vừa phân tích nó như một người làm sáng tạo thực thụ. Việc này sẽ giúp cậu gain được idea sâu và nhớ được lâu hơn.
Dưới đây là 4 yếu tố tớ gợi ý cậu cần phải phân tích khi xem quảng cáo:
- Brand Issue: Vấn đề thương hiệu đang gặp phải
- Campaign Idea: Idea của brand là gì và nó giải quyết vấn đề của thương hiệu bằng cách nào?
- Message: Quảng cáo này đem lại thông điệp gì tới Target Audience?
- Execution: Họ thực thi idea này như thế nào?
Tớ cũng đang trên hành trình tập viết về quảng cáo và quá trình này giúp tớ "shape" lại mindset của mình rất nhiều. Đây là một trong nhiều bài viết tớ lảm nhảm về quảng cáo:
Càng xem nhiều và phân tích nhiều, cậu sẽ học được nhiều cách thực thi ý tưởng một cách sáng tạo và mới lạ hơn.
5. Yêu sáng tạo là khi sở thích của cậu xoay quanh nó
Tớ thích xếp hình lúc rảnh rỗi. Xếp hình giúp tâm trí tớ tĩnh hơn, cũng như tăng khả năng quan sát từng chi tiết một của mỗi mảnh hình để ghép vào với nhau. Dần dà tớ nhận ra sở thích này giúp não bộ của tớ form idea dễ dàng hơn. Tớ thường hay list ra các suy nghĩ độc lập của mình ra một tờ giấy, rồi bắt đầu nhặt nhạnh những detail liên quan tới nhau rồi kết nối nó thành 1 idea. Đây là tip mà tớ rút ra được khi chơi xếp hình.
Không chỉ là xếp hình, đi triển lãm, vẽ tranh, thiền, viết đều là những sở thích mà người trong nghề thường xuyên làm để refresh não bộ, nạp thêm nguồn input mới mẻ. Những hoạt động này cực kì kích thích bộ não, ảnh hưởng khá nhiều tới cách tư duy ý tưởng. Tuy nhiên, cậu không cần phải ép mình follow hết tất cả những thứ này chỉ để “sáng tạo” hơn vì suy cho cùng, sở thích cần phải xuất phát từ sự yêu thích thoải mái, không phải vì một mục đích nào đó.
Cuối cùng hãy nhớ rằng, một gói sáng tạo mất cả đời để mua
Dù cho cậu đang học sáng tạo để theo đuổi thế giới Agency hay khẳng định năng lực trong những cuộc thi Marketing, hãy hiểu rằng creative skill chỉ có 20% năng khiếu, 80% còn lại là do luyện tập. Tuy rằng tụi mình sẽ còn vấp ngã trầy đầu gối, nhưng đừng từ bỏ vì tài sản quý giá nhất của người làm sáng tạo là những idea ở trong thùng rác, không phải là những sản phẩm thành công đâu :D
Đừng bao giờ ngừng viết. Hãy trau chuốt thêm câu chữ, thêm một vài sắc màu, nhặt một vài tình yêu và sự thấu cảm. Tất cả những thứ nhỏ nhặt đó sẽ tạo nên một ý tưởng tuyệt vời của riêng cậu. Cuối cùng hãy luôn nhớ rằng khi làm sáng tạo, đừng bao giờ thỏa mãn khi đang trên "đỉnh", cũng đừng ngừng cố gắng khi đang chạm "đáy". Vì sáng tạo là vô tận.
Nếu thấy bài viết có ích thì đừng quên upvote cho tớ nhé. Tớ cảm ơn cậu đã dành thời gian để đọc bài viết và chúc cậu một ngày tốt lành.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất