4 lý do cho hiện tượng déjà vu
Có 4 lý do chính cho hiện tượng déjà vu (hay còn gọi là hiện tượng "đã nhìn thấy") mà bạn có thể không biết. Déjà vu dùng để chỉ cảm...
Có 4 lý do chính cho hiện tượng déjà vu (hay còn gọi là hiện tượng "đã nhìn thấy") mà bạn có thể không biết.
Déjà vu dùng để chỉ cảm giác như thể bạn đã từng trải qua tình huống hiện thời. Hiện tượng này phổ biến một cách đáng ghi nhận, khi mà cứ hai trong ba người - cả nam giới và nữ giới - đều trải qua nó một lúc nào đấy trong đời. Hơn nữa, với những người trải qua déjà vu, hiện tượng này sẽ xảy ra khoảng mỗi năm một lần, và tần suất giảm dần theo tuổi tác.
Mặc dù déjà vu khá phổ biến, những nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế. Những điều chúng ta biết được cho đến nay là với những người không rối loạn tâm thần và động kinh, thì nguyên nhân của déjà vu rơi vào 4 nhóm: tập trung, ký ức, xử lý song song và thần kinh.
Lời giải thích cho déjà vu theo hướng liên quan đến sự tập trung đề cập tới nhận thức khi suy giảm tập trung, việc thường được theo sau bởi một lần nhận thức thứ hai khi thực sự tập trung. Ví dụ như, nếu bạn định mở khóa cửa nhà bạn, và trong khoảnh khắc bị phân tán bởi một tiếng động đằng xa, khi quay lại mở cửa, sự nhận thức ban đầu có thể cảm giác như đã xảy ra từ rất lâu. Sự phân tán chia cắt hai lần nhận thức này có thể chỉ thoáng qua trong chớp mắt.
Lời giải thích dựa theo ký ức cho rằng một vài chi tiết của một trải nghiệm mới có thể quen thuộc, nhưng nguồn gốc sự quen thuộc ấy đã bị quên mất. Điều kiện của lời giải thích này là mọi người gặp phải vô số thứ trong ngày nhưng không chú ý đến toàn bộ nguồn thông tin. Quá trình tái phân tích những thông tin này có thể thi thoảng tạo nên sự quen thuộc và hiện tượng déjà vu.
Thuyết phân tích song song cho rằng hai quá trình nhận thức thông thường đồng bộ với nhau sẽ trở nên không đồng bộ trong vài khoảnh khắc. Ví dụ, cảm giác quen thuộc và tái hiện có thể do sự đồng bộ. Theo cách khác, sự quan niệm và ký ức có thể trở nên không đồng bộ.
Cách giải thích theo hướng thần kinh cho rằng hiện tượng này vừa do chấn động vùng thái dương khi không động kinh, vừa do một sự chậm trễ trong sóng não giữa mắt, tai, và các giác quan khác với những trung khu xử lý cao cấp trong não.
Lời giải thích theo sự phân tích song song đã rất được chú ý. Cách này vừa mang tính triết lý vừa mang tính lý thuyết, và đỡ máy móc hơn; thuyết phân tích song song không thể kiểm chứng trong phòng thí nghiệm. Cách giải thích theo thần kinh học khá hấp dẫn nhờ cơ sở thần kinh của nó và có vẻ logic, nhưng chúng ta vẫn thiếu công nghệ hiện đại để chứng minh. Vậy nên, thuyết phân tích song song và thần kinh học ít phù hợp hơn đối với các nhà nghiên cứu. Thay vào đó, lời giải thích liên quan đến sự tập trung và ký ức là được ủng hộ nhiều nhất nhờ kiến thức đã biết của ta về nhận thức và có thể được minh chứng thông qua kinh nghiệm.
Nguồn: psychologytoday
Dịch: Bơ
/khoa-hoc-cong-nghe
- Hot nhất
- Mới nhất