4 cái nghèo của dân tộc và hệ lụy -P1
Một dân tộc sẽ trở thành kẻ ngáng đường - hay thúc đẩy nhanh hơn quá trình này sẽ luôn luôn trở thành kẻ đi trước của thời đại. Mọi kết cục của một dân tộc trớ trêu thay lại là một câu hỏi đơn giản của thời đại.
I. Nghèo tư tưởng - chân lý sống
Cột trụ của một dân tộc là tư tưởng - thứ nhận thức bề ngoài là hình thái sinh học và văn hoá
Vậy tư tưởng là gì và hình thành ra sao:
1. Tư tưởng là gì?
Tư tưởng của dân tộc là những ý niệm hằn sâu trong các giá trị nhận thức - từ cá nhân tới xã hội. Tư tưởng hình thành nên văn hoá, lối sống và đẩy mạnh giá trị cống hiến của dân tộc đó vào kho tàng chung của nhân loại. Tư tưởng chúng tạo nên một cơ cấu đồng nhất trong hình thái dân tộc - vượt lên trên ảnh hưởng các yếu tố mang tính thời đại.
2. Đại diện của tư tưởng của một dân tộc - họ là ai?
Những nhà hiền triết, lãnh đạo tôn giáo, chính trị - mỗi cá nhân sẽ đại diện hình thái dân tộc. Chúng đại diện một nhận thức chung điển hình cho quá trình hình thành xã hội đó.
Ví dụ: Tư tưởng dân tộc của Hy Lạp có thể hình thành trên nền tảng của Sorates - thứ dần định hình thông qua các ngôi trường đào tạo của ông.
Giới tinh hoa được tiếp thu văn hoá giáo dục và chuyển biến đó dần hình thành thông qua các giá trị nhận thức dân tộc - chúng được “lây lan” và “điều chỉnh” như sự tất yếu của “nhận thức”.
Cơ cấu nhận thức dân tộc sẽ sớm tạo nên một “cơ cấu dân tộc” - chúng tạo nên một câu chuyện lớn hơn nhưng thứ mà “tư tưởng” có thể xuyên suốt đó.
Nền dân chủ sơ khai của nhân loại hình thành trên những giá trị cơ bản đó.
Tư tưởng tạo ra suy nghĩ - hình thức của thực tại kết tinh lên cơ cấu của hệ thống nhà nước - và ý thức dân tộc sẽ từ đó phái sinh qua chuyển biến của thực tế.
- Khi Aristole ảnh hưởng đến đế chế rộng lớn của Alexander
- Hay Plato định hình dần những cơ cấu vững chắc cho La Mã
Những sai lầm của hình thái tổ chức sẽ được “khắc phục” qua những sai lầm lịch sử.
Sự tan rã của hình thái độc tài tiền Hy Lạp cổ đại nhờ đó thúc đẩy ở Hy Lạp định chế dân chủ đầu tiên.
Sự suy đồi của đám đông dẫn tới sự mỵ dân phát sinh cơ cấu nhị quyền phân lập - nguyên lão và nhiếp chính quan ở ROME.
Và cuối cùng khi quyền lực dần tập trung về cá nhân thì sẽ bộ máy chính trị sẽ trở về hình thái tập quyền - khi quá nhiều vấn đề lợi ích và tranh đấu nội bộ trong một cơ cấu quyền lực.
II. Nghèo “cái đẹp” - sự hoà hợp vào văn hoá của tư tưởng
Tại sao cái đẹp và sự cảm nhận chân thật cần phát triển từ giá trị nội thức của dân tộc?
"Cái đẹp và cái thật luôn khăng khít với nhau" - Gustave Courbet
Một nền nghệ thuật hời hợt không thể hiểu sâu về vấn đề chính yếu của dân tộc đó - chả khác gì một chiếc ruột rỗng của một cây đại thụ đang chết dần.
Dân tộc không khai sinh ra nghệ thuật - mà bản thân nghệ thuật mới là nguồn sống của dân tộc đó.
Một dân tộc nghèo nghệ thuật, nghèo cái đẹp và cả nghèo sự thật - sẽ chỉ dẫn dắt thế hệ tiếp theo của dân tộc ấy đến sự bất định.
- Không có nguồn sống đó thế hệ vô mục đích bởi họ chỉ luôn sống trong sự mù quáng và hời hợt - bất chấp.
- Họ nghèo một tinh thần mạnh mẽ và họ nghèo cả sự đối kháng với cái xấu đang bủa vậy họ.
- Họ thỏa hiệp với mọi cái neo "cơ hội" đưa ra cho họ - bởi trong thâm tâm họ - không có bất cứ cái đẹp nào tồn tại trong tâm hồn của họ.
Đó là với xã hội - vậy còn một phần nhỏ nơi là những quả ngọt "tinh hoa của dân tộc" thì sao?
Cái đẹp “hàn lâm” có một ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức riêng hay sự đột phá trong nỗi cá nhân của dân tộc đó. Thứ chúng ta thấy thường được bao bọc trong nhận thức luận chung của dân tộc - chứ không phải sự "tự do" và "sáng tạo" cảm thức của mỗi cá nhân.
Các hình thái nghệ thuật do "con người sáng tạo" - sẽ thúc đẩy cảm quan của mỗi cá nhân - vẻ đẹp ấy thúc đẩy cái cảm thức riêng của chính mình về thế giới quan xung quanh bản thân - tạo ra một phức hợp cảm xúc của người sáng tạo và cá nhân cảm thức - sự vay mượn đó phần nào “giúp” cá nhân đó - cảm thức cái riêng mình sâu bên trong đó - và sự "tự do" và "sáng tạo" là phức hợp của cả một quá trình mà không một bước nào được bỏ dở.
Một dân tộc sẽ trở thành kẻ ngáng đường - hay thúc đẩy nhanh hơn quá trình này sẽ luôn luôn trở thành kẻ đi trước của thời đại. Mọi kết cục của một dân tộc trớ trêu thay lại là một câu hỏi đơn giản của thời đại.
Những kẻ "hiểu thời" và "lạc thời" luôn đứng cùng một chỗ và họ dẫn dắt cho những giải pháp thực sự cần phải có cho dân tộc. Nhưng kẻ đứng đủ xa - và lánh đủ xa để nhìn thấy cái vòng xoáy vô định của "dân tộc".
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất