Nhờ áp dụng những phương pháp này mà tôi có thể đọc ngược đọc xuôi thứ tự của 63 tỉnh thành, nhớ toàn bộ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và nhớ được 512 chữ số phần thập phân của số Pi (π) chỉ sau 2 tuần nghỉ Tết. Điều đáng nói là tôi không có một trí nhớ bẩm sinh như bao người :(
Để hiểu rõ bài viết này bạn phải chắc chắn đã đọc #1, #2  #3 của tôi.

NUMAGICIAN - BỘ CÔNG CỤ QUYỀN NĂNG

Bài viết không phục vụ mục đích quảng cáo. Tuy nhiên bạn nào muốn cải thiện trí nhớ nhất định phải sở hữu NUMAGICIAN này. Memory system này thực sự rất tuyệt. Bạn có thể áp dụng ngay khi đang đọc (chống chỉ định người tự nghĩ mình kém thông minh).

Biến số thành những hình vẽ vui nhộn.








Bạn có thể đoán những hình vẽ trên đang vẽ số nào không?
Cũng không nói gì thêm về numagician này. Bạn có thể tham khảo thêm của tác giả Fususu. Tuy nhiên chỉ một công cụ thì không thể đủ cho một trí nhớ tốt. Trong quá trình ghi nhớ số Pi tôi vẫn áp dụng các memory system khác. 

Sử dụng từ và âm thay thế

Một cách rất đơn giản để nhớ số đó là số lượng chữ cái trong một từ. Ví dụ để nhớ 31415926 ta biên dịch thành: May I have a large container of coffee.
nguồn: wikihow
hoặc nhóm các số lại rồi sử dụng memory system ở bài #3.

Biên dịch số-chữ-từ

Cách này tôi nghĩ ra từ bảng chữ cái của bé hàng xóm đang học mẫu giáo.
Chúng ta kết hợp 2 memory systems sau:
















Để nhớ một dãy số ta biến đổi từ số sang chữ, rồi từ chữ tạo ra từ, sau đó liên kết các từ lại với nhau.
Ví dụ nhớ số 1347 khi biên dịch sang chữ sẽ là ACDG. Tiếp tục biên dịch thành APPLE-->CAR-->DRIVER-->GOOGLE. Ta tưởng tượng một quả táo ở trong xe đang yêu cầu tài xế đi đến google.

Sử dụng các bảng chữ cái khác

Winterdragon Alphabet
 Những con số khô khan sẽ biến thành những kí hiệu đầy bí ẩn. Cũng là một cách nhớ rất tuyệt vời.
Bằng việc cộng số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị mà mỗi số sẽ có những hình dạng khác nhau. 





Matoran Alphabet
Cùng rất nhiều bảng chữ cái khác như rubik-số-chữ, chữ nổi, bàn phím điện thoại 3x3-mã vạch, bảng chữ cái hình nhân... 

Cách nhớ việc nhà hiệu quả

Nhớ việc nhà hiệu quả bằng numagician.
Trước tiên bạn xem video dưới và tập vẽ ra giấy:
Sau khi đã nhớ các số từ 1 đến 10 thì mọi chuyện cực kì đơn giản. Chẳng hạn bạn có một list công việc như sau:
1. Trả đĩa CD
2. Mua thịt
3. Mua trứng
4. Sửa áp mái
Hãy liên kết chúng với những hình ảnh có sẵn. 01 là bóng rổ. Hãy tưởng tượng chiếc rổ bóng được lấp đầy bằng rất nhiều đĩa CD đến nỗi ngập miệng rổ. 02 là chiếc lá vì thế hãy nhớ rằng bạn là người ăn mặn (ăn thịt) chứ không phải ăn chay (ăn lá). 03 là con ruồi, tưởng tượng trên đầu bạn có một đám trứng ruồi chẳng hạn (iu ghê quá). 04 là mặt trời của chiếc thuyền, vì vậy tưởng tượng bạn là người sợ ánh nắng đến nỗi phải có tầng áp mái để bảo vệ bạn trong nhà :))).
Sau khi đã liên kết xong thì việc còn lại cực kì đơn giản. Bước chân ra khỏi nhà và đếm số từng bước chân. Số 1 là gì nhỉ? À là đĩa CD. Thế còn số 2, số 3, số 4?
Nhớ việc nhà đơn giản với bộ bài tây
Dành cho những ai ưa thích thử thách trí nhớ mỗi ngày. Giờ đây việc đi ra khỏi nhà bạn sẽ cầm theo những lá bài thay vì tờ giấy và cây bút. 
Ta chia 52 lá bài thành 13 hàng và 4 cột. 13 hàng được đánh số từ 1-13 với con A=1, J=11, Q=12 và K=13. 4 quân bích, nhép, rô, cơ được đánh số lần lượt từ 1 đến 4. Như vậy con 4 nhép sẽ là 42, con K cơ là 134 và con 10 rô là 103.
Cũng với list công việc như trên. Bạn chọn bất kì 4 lá bài mình sẽ đem ra đường. Chẳng hạn đó là 2 bích, 2 nhép, 2 rô, 2 cơ. Bắt đầu với việc đầu tiên: trả đĩa CD. Ta thấy 2 bích là 21. 21 (2=N, 1=T) = ANT (con kiến). Vì vậy hãy nhớ loài kiến có phong tục ném đĩa xuống sàn mỗi khi ăn xong. Tương tự vậy... Giờ thì ra khỏi nhà chỉ cần mang theo những lá bài cần nhớ là được.
Bạn nên tự thiết lập một hệ thống hình ảnh liên kết với mỗi lá bài. Một hệ thống hình ảnh cố định sẽ giúp bạn không phải suy nghĩ xem lá bài này ứng với hình ảnh nào. 
Lập trình tự động
Trên đây là những cách nhớ việc nhà thông dụng nhất (còn một cách nữa tôi sẽ trình bày ở phần 5). Bạn vẫn có thể áp dụng những cách khác nếu thấy nó hiệu quả cho mình. Tuy nhiên giả sử bạn đã ghi nhớ xong việc trả đĩa nhưng trên đường đi vì một tai nạn nào đó trên đường mà quên mất? Đó là lúc phải lập trình tự động cho bộ não.
Nếu bạn muốn trả đĩa CD, cửa hàng này nằm ở ngã rẽ bên phải của ngã tư còn văn phòng làm việc của bạn ở ngã rẽ bên trái. Việc bạn cần làm là hình dung ra việc bạn đang đến ngã tư, sau đó quẹo phải để trả đĩa rồi mới quẹo trái. Việc lập trình cho bộ não tự động hóa sẽ tránh việc quên những rắc rối không cần thiết.