Không có cap
Không có cap
Trong quá trình phát triển và nâng cấp phiên bản của bản thân, cá nhân mình nhận thấy có những điều thực sự phải nắm vững và biến nó trở thành hành trang trong cuộc sống. Thực ra để có thể phát triển toàn diện cần rất rất nhiều kỹ năng và thái độ tốt, nhưng cái nào mới thực sự là xương sống nhất định phải nắm trong tay? Câu trả lời của mình có thể giúp bạn tham khảo để dần tìm ra được những năng lực đó và rèn dũa nó.
Thứ nhất: bắt đầu nhìn lại, đặt câu hỏi cho tất cả những niềm tin từ khi bạn chào đời cho tới hiện tại. Tại sao nó quan trọng? Vì nó chính là những viên gạch tạo nên con người bạn hiện tại, nhưng bạn lại gần như chưa từng kiểm chứng hay thắc mắc về những niềm tin đó có thật sự chính xác? Nếu muốn phá bỏ phiên bản hiện tại để lột xác, điều đầu tiên cần làm là test tính chính xác của những niềm tin cố định bạn đã có từ nhỏ tới lớn. Bạn có thực sự biết nguồn gốc của nó? Bạn có thực sự tiếp cận được với những bằng chứng và những góc nhìn khác nhau trong vấn đề đó chưa? Bạn có thực sự có đủ bằng chứng để khẳng định về nguồn gốc của những nhận định đó là chính xác?
Rất nhiều những niềm tin đã được ngày này qua ngày khác đi vào đầu bạn dần dần cho đến khi bạn tin nó là chân lý, đặc biệt khi bạn còn là một đứa trẻ, tất cả những lời nói của những người khác là sắc lệnh, là chân lý trên cao, tất cả những thông tin từ các nguồn khác nhau đi vào tư duy của bạn mà chưa bao giờ có đầy đủ bằng chứng cho chúng, bạn có thể không tin chúng lắm, nhưng nếu bạn ngày nào cũng nghe một cách đều đặn, sau 10 năm, có thể bạn đã bị thuyết phục.
Đây là một trong những thử thách về tâm lý đối với loài người, khi những niềm tin cố định của chúng ta phải đem ra để phân tích mổ xẻ, chúng ta sẽ thấy hoài nghi về cuộc sống này, chúng ta hoang mang với niềm tin của mình, và nó chưa bao giờ là một tình trạng tâm lý an toàn, nên phần lớn con người sẽ bám trụ vào những tư duy cố định, và tìm cách hất văng những quan điểm trái chiều mà không hề quan tâm đến những chứng cứ của quan điểm đó, lập luận của nó thế nào, có cần xem xét thêm về niềm tin và quan điểm của mình không?
“Thằng nào nói khác tao, thằng đó sai”
Câu mình tự nghĩ ra =)))
Thứ hai: dẹp cái tôi sang một bên (Đoạn này dành cho ai đã hiểu cái tôi khác với lòng tự trọng, nếu chưa hiểu, mời tìm hiểu trước)
Ta có công thức: Cái tôi= 1/Tri thức (Mình rất tâm đắc công thức toán này, toán mà không phải toán mà lại là toán)
Với kiểu tính cách là một đứa có cái tôi rất lớn, mình nhận thấy có lẽ nó đã cản mình nhìn ra những hạn chế của bản thân; nó đã cản, đang cản và sẽ tiếp tục cản nếu như mình không có biện pháp tăng mẫu bên phải để giảm giá trị của bên trái. Mình rất hay tự ti trước những lời nhận xét không hay, cũng rất hay phản kháng những luồng ý kiến trái chiều mà chưa từng cân nhắc về tính chính xác của nó.
“Mình không thể quần què như thế được”
Vẫn tiếp tục là câu mình tự nghĩ ra =)))
Nhưng mình “quần què” thì có sao à?
Đúng là chả sao cả, đôi khi cái tôi lớn cũng là biểu hiện của việc “không cho phép bản thân sai, không cho phép bản thân đôi lúc rất quần què”, việc thừa nhận những mặt chưa tốt và có thái độ sửa đôi khi lại nhẹ nhõm hơn cái việc gồng cơ mồm để chiến đấu với các bậc tiền bối hay bằng hữu của chúng ta, những người đang có thiện chí giúp chúng ta tốt hơn.
thứ ba, đó là tư duy phản biện. Mọi người có thể không còn xa lạ gì với kỹ năng này vì gần đây cũng đã được đề cập rất nhiều, nên mình chỉ nhắc tới ở khía cạnh mọi người đã hiểu rõ là gì rồi nhé.
Vậy tại sao lại cần có tư duy phản biện? Bởi vì khi bạn làm được hai điều trên, khai mở niềm tin và cởi mở với lỗi lầm để đón nhận những “luồng gió mới”, nhưng nhỡ trúng gió mà tèo luôn thì sao? Lúc này tư duy phản biện phát huy tác dụng bổ trợ cho quá trình phát triển bộ não thông thái của chúng ta. Tư duy phản biện giúp chúng ta đánh giá và chắt lọc được những tri thức mới thực sự “đáng tiền” chứ không phải lại bị ngộ độc niềm tin như trước, tư duy phản biện giúp ta tránh được những ngụy biện luôn luôn tiềm ẩn trong những quan điểm tồi đang tìm cách thuyết phục chúng ta, và tư duy phản biện giúp ta thực sự nhìn ra đâu là lời góp ý chân thành và đâu là sự chỉ trích để thỏa mãn ai đó, …
Và tư duy phản biện sẽ giúp bạn phản biện với mình nếu thấy những điều mình chưa sẻ chưa hợp lý, rất mong nhận được ý kiến đóng góp ở bên dưới, have fun~
============================
Kết nối với mình tại:
Youtube: