“Dkm lại nữa à”, bạn thốt lên khi đọc Vnexpress sáng nay. Làn sóng thứ hai này sẽ tệ hơn nhiều, vì người ta bước vào nó với dư chấn của đợt trước: kinh tế khó khăn, các kế hoạch tài chính ngổn ngang, thất nghiệp, F0 mất dấu etc.
Bạn quá hiểu chuyện gì sẽ xảy ra trong một đợt dịch. Nhưng chính vì vậy, ta sẽ chơi ván thứ hai khác lần đầu: Ta đã có kinh nghiệm từ lần trước.
Đối với một sự kiện như Covid-19, các cách ý tưởng mới được thị trường đón nhận theo đường Innovation/Adoption Curve như sau

Nhiều xu hướng thành công đã nhen nhóm trong đợt dịch thứ nhất, được những khách hàng tiên phong chứng minh hiệu quả dù đợt dịch kết thúc quá nhanh. Thế nên khoảng cách giữa 2 đợt giúp ta chuẩn bị tốt hơn, chủ động hơn.
Bài viết này sẽ nói về những ý tưởng ta có thể tiếp nối, chinh phục thị trường đại trà trong trạng thái bình thường mới: Đợt dịch thứ hai, vừa là khốn khổ, vừa là cơ hội phát triển sử dụng những kinh nghiệm ta có được từ đợt dịch đầu.
Mình viết bài này với hy vọng giúp được mọi người. Nếu bạn thấy nó có ích, hãy share để giúp bạn bè, người thân và đồng nghiệp nữa nhé.

Mua 1 tặng 1 khẩu trang solve it all!?

Là một marketer phải trả lời câu hỏi “làm gì đợt dịch thứ hai cho thu hút”, tôi đã quanh quẩn mãi với idea tặng khẩu trang với mọi thứ. Vì trong một cơn hỗn loạn này, chẳng có gì hay hơn  thứ bảo vệ ta khỏi dịch bệnh.


Nhưng, bước ra từ đợt đầu tiên, ta biết rằng khẩu trang sẽ là thứ cuối cùng ta phải nghĩ đến. Có nhiều thứ đáng lo hơn, và tôi sẽ cho bạn một manh mối:
nỗi đau
Không phải nỗi đau lãng mạn sầu thảm. Nỗi đau này là nỗi đau marketing, một cảm xúc thiếu và cần được lấp đầy bằng hàng hóa, dịch vụ. Cơn đại dịch này tạo ra rất nhiều nỗi đau như thế.
Cuốn Hooked: How to Build Habit-Forming Products (trời ơi các bạn phải đọc nó, đã có bản dịch tiếng Việt), đưa ra 3 động lực cơ bản của con người:
- seek pleasure, avoid pain: tìm kiếm khoái cảm, tránh đau đớn
- seek hope, avoid fear: tìm kiến hy vọng, tránh sợ hãi
- seek social acceptance, avoid rejection: tìm kiếm sự chấp nhận của xã hội, tránh bị ruồng bỏ
Dựa vào đó, tôi tìm ra những cảm xúc chính trong đợt dịch trước, mã hóa chúng thành các nỗi đau/động lực khác nhau.

Seek pleasure, avoid pain:

Ta tìm kiếm khoái cảm, né tránh đau đớn, còn gì đơn giản hơn. Nhưng, khi phân tích dưới những “nỗi đau” mà marketing gọi là nhu cầu, Covid-19 tạo ra nhiều những nỗi đau như vậy.

Nỗi đau kinh tế

Nỗi đau kinh tế có thể tìm thấy trong cảm xúc SỢ HÃI. Ta lại càng nhạy cảm với tiền hơn trong dịch. Vì vậy, như tôi đề cập bên trên, “tặng” sẽ là thứ đầu tiên ta sẽ nghĩ tới, để xoa dịu nỗi đau lớn nhất:
1. Tặng hiện vật: khẩu trang, nước rửa tay, găng tay nilon, sticker chống dịch kèm tên thương hiệu vv
2. Tặng tiền mặt: Mini game, Tri ân, mua đồ cũ, quay sổ xố
3. Khuyến mãi: mua 1 tặng x, yy%, giới thiệu bạn giảm zz% cho cả hai
4. Miễn phí: miễn phí vô điều kiện như Pornhub, như tình yêu của tôi dành cho Trần Thanh Tâm tiktok.com/@po.trann77 <3
5. Nâng cấp sản phẩm giữ nguyên mức giá: Như các nhà cung cấp Internet đợt dịch trước
6. Giảm giá lẫn chất lượng: việc học online của các trường quốc tế

Nỗi đau chất lượng sống

Nỗi đau này xuất hiện cả trong SỢ HÃI vì nghèo, lẫn CHÁN vì thiếu thốn dịch vụ trong mùa dịch. Ta có thể tạo ra:
7. Buôn bán trong chung cư: từ quần áo, đồ gia dụng, tới đồ ăn cho người lẫn động vật. Dù hệ thống ship hàng tại các đô thị lớn đang rất ổn, nhưng không có gì đảm bảo điều đó khi giãn cách xã hội. Bạn có thể trở thành người bán đồ ăn cho chung cư nơi mình đang ở, ship đến từng tầng, từng căn chẳng hạn. Hoặc, tuyển các đại lý phụ trách từng chung cư. Mỗi chung cư trở thành một pháo đài nhỏ với mạng thông tin, và bạn có thể chọn bán gì đó ngay sáng hôm nay.

8. Các mặt hàng nâng chất lượng cuộc sống: Nghiện bếp, Nghiện nhà là 2 xu hướng nổi bật trong đợt dịch đầu. Nó là giải pháp cho nỗi đau chất lượng sống: người ta bức bối vì nhận ra mình có quá ít thời gian chăm lo cho căn nhà, căn bếp, cuộc sống của mình. Home decor, đồ bếp, các dụng cụ vệ sinh, nước tẩy rửa, robot lau nhà, hãy sẵn sàng đu trend

9. Các mặt hàng luyện tập tại nhà: Bạn có thể bán bundle: quần áo, thảm tập + video hướng dẫn tập luyện tại nhà chẳng hạn. Những người chăm chỉ luyện tập đã thuyết phục được tôi chống đẩy 10 cái vào ngày cuối cùng của đợt dãn cách...

Bài viết dài, bạn nên share về để đọc kĩ khi có thời gian nhé

10. Các nguyên liệu để DIY: Đợt dịch vừa rồi, bùng nổ nhu/yêu cầu tự nấu ăn. Bạn có thể đi theo hướng nguyên liệu hàng ngày, đi chợ hộ, hoặc hướng sở thích, như đồ nướng bánh:bột, bơ, sữa, kem hoặc đồ làm thiệp, thêu, bạn kể ra đi

11. Dạy và học: Gia sư online, các khóa học online, học những kĩ năng mới như ngôn ngữ, nhạc cụ, vẽ, nấu ăn cũng là những nhu cầu nở rộ.

Nỗi đau tình yêu/tình dục

Không được nhìn, không chạm, không nghe, không ngửi, không liếm, không xxx. Yêu là một nguồn năng lượng lớn, và nếu không được giải tỏa ta thường làm những chuyện dại dột. Vì chúa, hãy cho họ cơ hội chuyển hóa năng lượng đó vào mua sắm, thay vì ập tới gặp nhau rồi dương tính cả thành phố.
12. Đồ couple: Phụ kiện đôi, trang sức đôi, quần áo đôi. Họ không đến với bạn vì mặt hàng. Họ đến với bạn vì có một tình yêu cần phải xoa dịu. Hãy lái content và cách tiếp cận theo hướng đó

13. Đồ tặng: như trên. Có thể là quần áo, mỹ phẩm, phụ kiện, đồ lót sexy. Đồ ăn đồ uống cũng oke. Không chỉ các cặp, mà những người đang trong một mối quan hệ crush/chó,  phức tạp cũng có nỗi đau thể hiện tình cảm và tạo ra kỷ niệm.

14. Các dịch vụ có thể chia sẻ: Netflix, Spotify, cùng nhau học online. Không chỉ dành cho các cặp yêu nhau nha.

15. Điện thoại sim số: Ở nhà riết với vợ chồng phải có số khác máy khác nhắn tin với bồ lol

Nỗi đau giải trí

Hôm nay là thứ 7 . Anh thích đi thích đi vào bar…
Nhạc lên là em nhảy, em s.e.x.y s.e.x.y vậy ta…
Mới hôm qua còn đang trên phường nhìn mặt em mà anh thấy thương,
Mà hôm nay em lắc em bay gọi anh ra đây kêu thêm ít (đồ)
16. Xây kênh tiktok cho công ty/shop của bạn: Celeb và các nhãn hàng đã tranh thủ build kênh Tiktok trong đợt dịch đầu, khi số lượng người dùng tiktok bùng nổ vì rảnh

17. Gamification: Tạo ra những trò chơi để fans và khách vãng lai tham gia. Đố vui, quay số trúng thường, thử thách, cuộc thi vv. Họ có rất nhiều thời gian để tương tác với bạn.

18. Livestream: Bạn là CEO chưa từng lộ mặt, hay là nhân sự trong cơn buồn chán muốn ba xàm ba láp. Khách hàng luôn tò mò chúng ta là ai, như thế nào. Hôm bữa đọc được tin CEO hàng gia dụng của Trung Quốc livestream một lượt bán được vài triệu đô.

19. Gây war với đối thủ: kẻ một đường drama cho khách hàng hít lủng phổi trước cả nCoV. Có thể là uất ức nhiều năm đem ra thanh toán, cũng có thể là hai bên móc nối với nhau trước để tung hứng cợt nhả. Tham khảo case Tôi yêu Hóa học solo hóa với Tôi ghét hóa học nha

20. Collab với đối thủ: Cho khách hàng xem livestream Facetime tâm tình chị chị em em với CEO đối thủ. Ra sản phẩm collab, cùng tạo ra một kênh chung để cùng bán. Hông có kẻ thù vĩnh cửu chỉ có lợi ích vĩnh cửu

21. Collab với các mặt hàng không cạnh tranh: tạo ra nhiều voucher chéo, cơ hội bán cross sell, upsell, down sell, bán bộ sản phẩm bundle exclusive

22. Đóng cửa tiệm: nếu không phải bất khả kháng thì đóng cửa tiệm (dọa) cũng là một nước đi có thể cân nhắc. Ta có thể điều hướng khách sang shop/page/group khác của ta, hoặc kêu gọi lòng thương để giữ lại công ty/shop

seek hope, avoid fear

Nỗi đau này xuất hiện cả trong SỢ HÃI, vì là khởi nguồn của những nỗi đau/nhu cầu khác. Trong đợt đầu, nó là nỗi đau nhức nhối nhất, nhưng nếu bạn không bán khẩu trang và nước rửa tay thì:
23. Update thông tin liên tục: dưới dạng text từ các nguồn chính thống, infographic, bản đồ các ca nghi nhiễm.

24. Tips, tricks trong dịch bệnh: đó có thể là kinh nghiệm từ đợt dịch trước, kinh nghiệm đi cách ly hoặc điều trị. Chia sẻ của bác sĩ, công an, người trong cuộc, chuyên gia kinh tế vv. Bản thân bạn cũng học được nhiều điều mới trong lần trước, hãy chia sẻ chúng

25. Lạc quan: Khách hàng cần điều đó từ bạn, vì họ đã chìm ngập trong lo lắng, ủ dột suốt đợt dịch rồi. Đừng suốt ngày nói rằng “toang rồi” hay từa tựa vậy.

26. Giảm giá theo số ca nhiễm mới: 25 ca nhiễm mới giảm ngay 25%. Tôi không biết nữa, bạn thử đi nếu thành công xin đừng quên nhau.

27. Từ thiện và ủng hộ: Chúng ta tự hào vì là người Việt Nam, vì được bảo vệ bởi đội ngũ bác sĩ, y tá, công an và nhiều cá nhân tập thể khác. Trích lợi nhuận để từ thiện, quyên góp, hoặc cho khách hàng cơ hội được chung tay với bạn

seek social acceptance, avoid rejection

Không chỉ sợ bị bệnh, bị nghèo, ta sợ Covid-19 vì nếu bị nhiễm hoặc bị nghi nhiễm, ta rất có thể bị xa lánh và kì thị. Hãy xoa dịu nỗi sợ đó bằng cách:
28. Biến việc ở nhà trở nên vui vẻ: Tạo ra những challenge tại nhà, có thể đổi thưởng. Chủ đề healthy, chủ đề chó mèo, mini game đổi thưởng. Có rất nhiều điều để làm khi bạn nhắm tới việc xoa dịu nỗi đau ở nhà. Thậm chí, mua sắm cũng là một thứ khó cưỡng lại khi ở hoài trong nhà.

29. Biến việc cách ly và điều trị trở nên vui vẻ: Hy vọng ta không có đủ khách hàng bị cách ly hoặc dương tính để tạo thành một tệp, nhưng mình nghĩ nhiều khả năng ta sẽ phải đồng thời chống đỡ cả kinh tế và dịch bệnh. Một trạng thái bình thường mới, vẫn có ca nhiễm mới nhưng ta vẫn phải đi làm. Cổ vũ họ, ưu đãi về tiền, hiện vật để xoa dịu nỗi đau đó.

Kết

Bạn đang ở đây, trước ngưỡng cửa của thị trường đại trà trong đại dịch, chiếm tới 80% dân số

Hãy quan sát những gì xảy ra trong đợt dịch trướcMình rất vui nếu giúp bạn được gì đó. Share để giúp những người khác nhé.Comment email nếu bạn cần “Tổng hợp 65 ý tưởng chủ đề cho content” (tài liệu tiếng Anh hiếm). Nhớ check mail xem nó có vào mail rác không nhé.Cùng nhau chiến thắng lần 2 nàooooChúc may mắn.
(Chắc có bạn thấy dài quá kéo vội xuống cuối... nè, bài dài nên share về đọc dần nha)