Chúng ta hoàn toàn khác nhau ở khả năng giải quyết các vấn đề, học hỏi, tư duy một cách hợp lý, đạt được những kiến thức mới cũng như kết nối những gì sẵn có với những ý tưởng mới lạ.
Nhưng bạn có thể nâng cao khả năng của bạn để phát huy những nhận thức tối đa trong mọi khía cạnh của cuộc sống - bạn có thể cải thiện cách bạn nghĩ - khi được trao cho những công cụ, phương pháp cũng như hình mẫu tinh thần đúng đắn.
Sự thông tuệ luôn diễn ra theo quá trình.
Andrea Kuszewski, một nhà khoa học về Nhận thức, chuyên gia trị liệu Hành vi, học giả khoa học và là một nghệ sĩ, cho rằng trí thông mình là, "... về việc có thể tiếp cận một vấn đề mới, nhận ra những khía cạnh quan trọng của nó và cuối cùng giải quyết nó - rồi dùng tri thức vừa thu nhận được và tiếp tục giải quyết những vấn đề khác, phức tạp hơn."
Tin tốt là, bạn không phải học tất cả mọi thứ hàng giờ, ngày qua ngày hay thậm chí hàng tháng trời. Sự tập trung luôn là điều cốt lõi.
Để trở nên thông minh hơn, đơn giản đòi hỏi bạn phải có sự cam kết. Bạn cần phải hết lòng chăm chỉ với nó. Kiến thức sẽ được xây đắp, tựa như hỗn hợp sinh lợi, theo Warren Buffet.
Nếu như bạn thật sự coi trọng trí tuệ, một vài trong số những kỹ năng sau đây có thể giúp bạn cải thiện khả năng tiếp thu những tri thức mới, duy trì nó, rồi sử dụng những kiến thức này để giải quyết vấn đề bạn sắp phải đối mặt hoặc lại học thêm kỹ năng mới, đại loại vậy.

1. Khả năng thách thức những gì đã được dạy

Những người thông minh nhất luôn tìm cách thách thức những giá trị sẵn có, bất kể là chúng từng tồn tại bao lâu trong lịch sử. Họ không ngừng chất vấn những điều hiển nhiên.

"Nể trọng uy quyền một cách vô tri chính là kẻ thù lớn nhất của sự thật." (Albert Einstein).
Các học giả, họ cực kì giỏi trong việc đặt câu hỏi, xác minh sự thật và xây dựng lý thuyết dựa trên những gì thu nhận được. Newton đã khám phá ra rất nhiều nghiên cứu khoa học nhưng Einstein vẫn phản biện lại những nghiên cứu này để rồi phát minh ra những học thuyết mới. Ngày nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục dựa trên những gì họ đã biết rồi.

Tri thức từ xa xưa có thể sinh ra nỗi sợ phải thay đổi.

Đôi lúc, điều đó còn dẫn đến một sự lệ thuộc quá mức vào những kiến thức cũ, công cụ cũng như nguyên lí đã lỗi thời. Những người trân trọng những giá trí cải tiến của trí tuệ sẽ không ngừng đặt câu hỏi về những điều sẵn có.
"Học hỏi từ quá khứ, sống cho hiện tại và hi vọng cho tương lai. Điều quan trọng nhất là hãy không ngừng thắc mắc," (Einstein).
Chúng ta là con người, và chúng ta nhìn ngắm thế giới này bằng định kiến mạnh mẽ, những trải nghiệm riêng và sự tò mò. Chúng ta chỉ nhận ra những điều phù hợp với những gì chúng ta đã biết và tin.

Nó trả giá cho việc thách thức những "sự thật được thừa nhận" - đó là một trong các cách tốt nhất để nghĩ rộng hơn về những điều có thể gây ảnh hưởng cho cuộc sống và sự nghiệp của bạn mà bạn quan tâm.

Người thông minh luôn nghĩ và hỏi những câu hỏi hay hơn, và họ chấp nhận những sai lầm cá nhân để giúp họ tiến xa hơn trên con đường học vấn.

2. Học cách để học tốt hơn

Arie de Geus, một nhà lý thuyết học về kinh doanh từng nói, "Khả năng học hỏi nhanh hơn các đối thủ của bạn có lẽ là lợi thế cạnh tranh lâu dài duy nhất."
Một bước quan trọng trong việc học và phát triển các góc nhìn cá nhân là biết cách làm sao để học. Đa số khả năng để học hỏi tốt hơn của mọi người bị dập tắt khi họ đã trở nên giỏi những điều họ làm - ngay chính tại thời điểm họ cần điều đó nhất.

Nhiều chuyên gia có vẻ hành xử một cách bảo thủ khi gặp phải điều gì đó giúp họ nâng cao tri thức - họ có xu hướng bảo vệ những lý lẽ riêng và phương pháp học tập của họ mà không nghĩ đến cách thức mới.

Không có bất kỳ cách học riêng lẻ nào - ai thông minh đều hiểu điều đó.  Họ áp dụng các phương pháp và công cụ khác nhau để duy trì việc học hỏi nhiều hơn.

"Khả năng đạt được những kỹ năng và kiến thức mới một cách nhanh chóng và liên tục là điều quan trọng để thành công trong một thế giới luôn biến chuyển," trích lời Erika Andersen, tác giả của quyển "Growing Great Employees, Being Strategic, Leading So People Will Follow.
Nắm được phương pháp học cũng là một cách tuyệt vời để loại bỏ những định kiến về việc làm những điều mới mẻ hoặc là phát triển hình mẫu tinh thần của bạn.
Sự thành công ở bất kì lĩnh vực nào cũng phụ thuộc vào cách bạn học hỏi để trở nên tốt hơn - nhưng hầu hết mọi người không biết cách học đúng. Để nâng cao khả năng duy trì thói quen, chúng ta cần phải tự vấn bản thân và tìm ra cái gì phù hợp nhất với mình.

3. Khả năng nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều

Người thông minh nhìn ra giá trị tri thức ở khắp mọi nơi.

"... người thông minh sẵn sàng chấp nhận và cân nhắc những góc nhìn khác biệt bằng sự trân trọng và tâm trí cởi mở," và họ "sẵn sàng đón nhận những giải pháp thay thế", trích Donna Hammett, nguyên thủ thư và biên tập viên toà soạn.
Nhiều người thường cảm thấy bị đe doạ khi ý tưởng của họ gặp phải sự phản bác.

Trong khi người thông minh tiếp nhận hệ giá trị mới đại diện cho những gì họ không nhìn ra được, thì những người khác chối bỏ ý kiến khác biệt phản bác lại những gì học được dạy để trở nên thông minh một cách lỗi thời.

Một sự rộng mở với ý tưởng mới lạ có thể giúp bạn hiểu mọi thứ hơn và có cơ hội tìm thấy nhiều giải pháp khả thi có giá trị hơn.

"Cách để kiểm chứng một sự thông minh xuất sắc đó là khi một người có khả năng cân bằng đồng thời hai luồng tư duy trái chiều trong suy nghĩ mà vẫn duy trì được hiệu suất làm việc."
F. Scott Fitzgerald, nhà văn nổi tiếng với tác phẩm The Great Gatsby đã nói như vậy. Bạn có thể sử dụng triết lý này để có được một góc nhìn khách quan đối với những ý tưởng và vấn đề sẵn có, cũng như là đạt được sự đột phá trong tư duy.

Dù vị trí, quan điểm và niềm tin về các vấn đề cụ thể trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn là gì, hãy hỏi bản thân rằng "Nếu như tôi nghĩ khác đi thì sẽ như thế nào?"

"Bạn đang hành xử theo chánh niệm khi bạn chỉ đơn giản là không bỏ qua những hành động và suy nghĩ, bởi vì ban đầu chúng có vẻ như không hấp dẫn, thậm chí là ngu ngốc", theo nhà tâm lý học thuộc đại học Harvard, Tiến sĩ Ellen Langer.
Bạn thậm chí không cần phải thay đổi quan niệm của bản thân ngay lập tức, mà hãy xem như là bản thân đang đón nhận những trải nghiệm khác mới mẻ hơn, trước khi đi đến việc quyết định.

"Khi hai người có những quan điểm trái ngược, một trong hai sẽ sai. Nhận ra cái người sai đó là bạn thì rất là đáng giá. Đó là lí do tại sao bạn nhất định phải trân trọng và phát triển nghệ thuật của việc bất đồng có cân nhắc...", trích từ quyển sách Những nguyên lý (Principles) của Ray Dalio, một tỉ phú tự thân.

Những người thông minh nhất luôn phân tích những lời họ được kể, những gì họ đã đọc hoặc đã nghe (ngay lập tức hoặc dần dần theo thời gian) và kết nối thành một tập hợp những gì họ cho là đúng và có thể lý giải chúng theo tư duy một cách hợp lý.

Chúng ta luôn thay đổi, theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực - bạn sẽ không giống như bạn của ngày mai, nên tại sao không thử đẩy bản thân ra khỏi vùng an toàn. Hãy cải thiện năng lực của bản thân để suy luận bằng tiềm năng lớn nhất của con người mỗi ngày. 

Cho mình một cơ hội để trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân - thách thức giới hạn tư duy mỗi ngày để đạt đến tiềm năng nhận thức toàn diện.

Bài gốc: