Làm sao để nuôi dạy trẻ cho tốt? Câu hỏi hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh có hoặc sắp sửa có trẻ nhỏ.Trong xã hội có 2 quy trình chính :quy trình sản xuất hàng hóa và quy trình sản xuất con người.Các đặc tính của thế hệ mới được tạo ra phải phù hợp để tương thích với đặc điểm của hệ thống sản xuất vật chất.
Việc  nuôi dạy con là một quyền,trách nhiệm và là kết quả sáng tạo của bố mẹ. Chúng ta không nên và không thể dùng 1 mô hình nào đó để nuôi trẻ.Trẻ em chính là mầm non ,tương lai cuả đất nước.Chính vì vậy nuôi dạy trẻ không chỉ là việc của riêng bố mẹ mà nó là việc của toàn xã hội.Chúng ta nên có các chương trình tư vấn cho bố mẹ về sản phẩm con người sẽ thu được khi áp dụng các mô hình đào tạo và tính mục đích của đào tạo khác nhau.Để làm được vậy chúng ta cần phải có một nhóm cố vấn với nền tảng kiến thức có được từ những buổi học về nhiều chủ đề, tập trung vào tâm, sinh lý mẹ và bé qua các thời kỳ, thành viên của Nhóm cố vấn nuôi dưỡng trẻ sẽ lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm với tâm sự của các bà mẹ, từ đó đưa ra tư vấn thích hợp, giúp các mẹ tự tin nuôi dưỡng những đứa trẻ của mình.
Việc giáo dục trẻ sẽ bắt đầu từ ngay trong bụng mẹ và đến khi 5 tuổi sẽ kết thúc.Ở độ tuổi sau này sẽ là giai đoạn giáo dục trẻ lớn có ý thức.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ khi còn trong bụng mẹ bé đã có thể học hỏi. Mẹ có thể giúp ích cho quá trình này bằng cách đọc sách, nghe nhạc, ngửi mùi hương và ngay cả trong cách nói chuyện hàng ngày. Cho đến cuối tam cá nguyệt thứ hai, bé đã bắt đầu nghe được. Những âm thanh bên trong cơ thể mẹ như tiếng tim đập, tiếng mẹ thở, giọng nói của mẹ… được bé ghi nhớ. Đồng thời, bé cũng có thể nhận biết được các âm thanh từ bên ngoài. Tuy vậy, việc nghe nhạc Mozart cũng không biến bé thành một thần đồng âm nhạc. Bé chỉ có thể nhận ra những giai điệu quen thuộc này và chúng giúp làm dịu tâm hồn bé khi được nghe lại lúc đã chào đời. Được nghe nhạc, nhịp tim của thai nhi tăng lên, và bé di chuyển nhiều hơn. Khi mới sinh, bé cũng sẽ trở nên sôi động hơn khi nghe những âm thanh quen thuộc đó. Tương tự với âm thanh, hương vị có thể giúp thiết lập thói quen cho con bú mẹ, vì thực phẩm mà bạn tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến hương vị sữa. Điều này làm bật lên tầm quan trọng của việc đa dạng thực phẩm khi mang thai. Bé mới sinh sẽ có khuynh hướng ưa chuộng những hương vị quen thuộc trong suốt khoảng thời gian bú mẹ. Chẳng hạn, những mẹ thường uống nước ép cà rốt trong suốt tam cá nguyệt thứ 3 thì những gì các con nhỏ của họ cũng có khuynh hướng thích ăn ngũ cốc hương cà rốt hơn loại ngũ cốc thông thường.

Đứa trẻ học được sự cảm nhận về thời gian cũng như ý thức kỷ luật ngay từ trong bụng mẹ, khi nó cảm nhận bước chân đều tuyệt đối của mẹ, và việc tuân thủ thời khoá biểu ăn uống sinh hoạt.Trạng thái tinh thần của người mẹ khi mang thai quyết định tổng thể cảm giác hạnh phúc của con trong suốt cuộc đời.
 Đứa trẻ khi ra đời được chăm theo quy trình nào thì sẽ có nhân cách ấy. Nếu cho ăn và thay tã vào những giờ nhất định nó sẽ là một người có tính cách "Phương Tây", hành vi theo điều kiện bên ngoài. Nếu cho ăn khi trẻ đòi, đái ỉa tự do thì sẽ tạo ra một đứa trẻ có tính cách Phương Đông, luôn lấy mình làm trung tâm.
Đứa trẻ từ 1 tới 3 tuổi bắt chước tất cả hành vi của bố mẹ. Giai đoạn này hình thành mô hình tư duy và hành động cho đứa trẻ. Khả năng nhận thức và học hỏi trẻ từ 2 tuổi trở đi rất cao và mang tính tổng quát. Trẻ đặc biệt nhanh nhạy trong việc quan sát và bắt chước lời nói, hành vi, thái độ của mọi người xung quanh. Những điều trẻ học hỏi từ người lớn chính là những hiểu biết ban đầu của trẻ về thế giới. Do đó, ba mẹ và thầy cô nên cân nhắc các hành vi, lời nói và tình cảm của mình để làm gương cho trẻ.
Trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 2 – 3 tuổi, trẻ rất tò mò về các sự vật xung quanh. Trẻ sẽ bắt đầu hành trình khám phá của mình thông qua các trò chơi. Bằng những trò chơi đa dạng và ngày càng mang tính phức tạp, trẻ bắt đầu hiểu được thế nào là kích thước, hình dạng, âm thanh và sự vận động của các sự vật. Thông qua đó, các vận động tinh và vận động thô cùng với các khả năng quan sát, tưởng tượng của trẻ được kích thích phát triển vượt bậc.
 Đứa trẻ từ 3 tới 5 tuổi làm ngược lại tất cả. Đây là giai đoạn đứa trẻ xác định gianh giới của mô hình mà nó đã tạo ra trong giai đoạn 1 tới 3 tuổi. Không nên mắng, quát, đánh trẻ ở giai đoạn này. Cần phải tìm cách chỉ cho nó cái gianh giới ấy.
Sau 5 tuổi đứa trẻ đã có được quá 90% năng lực thông minh. Toàn bộ 10% còn lại nó học được trong suốt quãng đời còn lại.
Cho dù thế nào con người cũng chỉ sử dụng hết không quá 5% khả năng của bộ não. Chính vì thế không nên phân biệt trí thông minh của con người theo gen, mà nên phân định theo quá trình dạy trẻ từ 1 tới 5 tuổi.
Đứa trẻ khi được 5 tuổi phải biết nói dối, tức là nó phải tự phân tâm nó thành 2 người. Con người nói dối là chính bản thân nó. Con người xã hội là con người mà chúng ta giao tiếp với. Không nên tiêu diệt con người nói dối mà nên nâng cao danh dự và tính trách nhiệm của con người xã hội. Một đứa trẻ không biết nói dối bị coi là bị bệnh zombia. Con người "nói dối" hoạt động ngầm với tốc độ tư duy rất nhanh và luôn đưa ra giải pháp mà chúng ta vẫn coi là linh cảm.Nói dối cũng là một cách thể hiện khả năng tưởng tượng cũng như phản biện của trẻ. 

Đứa trẻ khi tới 5 tuổi sống cùng lúc sống trong cả 2 thế giới, thế giới thực và thế giới ảo (cổ tích). Vai trò của thế giới cổ tích là rất lớn, nó tạo ra văn hoá cá nhân cũng như văn hoá loài người. Sự tự giáo dục ý thức luôn đi từ thế giới cổ tích. Việc giáo dục này vừa giữ được danh dự vừa tác động vào tầng sâu vô thức. Sau 5 tuổi đứa trẻ bắt đầu sống trong không gian thực nhiều hơn.

Theo phản xạ tự nhiên, trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi luôn sao chép các dữ liệu từ mẹ vì vậy người mẹ cần tránh xa con và chủ động để cho nó tiếp xúc cũng như chịu ảnh hưởng từ ông,bà,cô,chú.. những người được cho có các tố chất tốt.
 Những năng lực chưa được đánh thức trong giai đoạn từ 1 tới 5 tuổi sẽ khó có thể hình thành sau 5 tuổi. Những trẻ như vậy bị coi là khuyết tật năng lực. Vì thế không nên tập trung quá vào một năng lực nào đó, phải giành thời gian cho các năng lực và kỹ năng khác.Chúng ta cần đánh thức trẻ 1 số kĩ năng như
Đánh thức năng lực
1. Vận động + Kỹ năng định hướng không gian.
2. Ngôn ngữ + Giao tiếp
3. Tư duy sống còn (tư duy phê phán, logich)
4. Tư duy cảm nhận (âm nhạc, hội hoạ, tình yêu thương, sự biết ơn...)
Còn nữa...