vì sao nên rèn luyện tư duy trừu tượng (hay còn gọi là nhận thức lý tính).
Về tư duy trừu tượng.
Tư duy trừu tượng đóng vai trò tối quan trọng bởi đó là giai đoạn nhận thức cuối cùng để đi đến nhận thức về thực tiễn, tư duy trừu tượng cũng là cấp độ nhận thức tiếp theo của tư duy cảm tính (hay trực quan sinh động).
Tư duy trừu tượng là một hình thức của tư duy sáng tạo, nó cho phép ta nhìn thế giới theo một cách tối ưu mà vẫn chỉ ra đặc tính bản chất của sự vật và sự việc, nếu ta có thể phát triển hình thức tư duy này, đồng nghĩa với việc ta có khả năng phán đoán và hiểu được cách thế giới vận hành theo góc nhìn khoa học. Tuy nhiên phán đoán và nhận thức lý tính thôi là chưa đủ, ta còn phải biết suy luận.
Suy luận là phương pháp kết nối các phán đoán với nhau, tạo thành một kết luận mang tính tri thức mới. Ngoài suy luận, còn có trực giác lý tính, trực giác giúp ta phát hiện ra tri thức và kết luận một cách nhanh chóng và đúng đắn.
Cuối cùng, để kiểm nghiệm độ chính xác của kết luận, ta cần áp dụng nó vào thực tiễn, bởi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý và mục đích của nhận thức. Mục đích của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới.
Tư duy trừu tượng được áp dụng một cách hiệu quả trong học sâu (deep learning), một chi của ngành máy học (hay còn gọi là ngành trí tuệ nhân tạo AI) dựa trên một tập hợp các thuật toán dựa trên mô hình dữ liệu đã được trừu tượng hoá.
Tư duy trừu tượng mang lại góc nhìn khái quát, giúp chúng ta giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhờ vào khả năng này, ta nhìn thế giới ở cấp độ bản chất, nằm ngoài những gì đôi mắt có thể quan sát. Nó có thể được sử dụng trong đời sống như để học một ngôn ngữ mới; để so sánh nhiều khái niệm khác nhau; lĩnh hội những ngành học phức tạp và khó nhằn như xã hội học, triết học, ngôn ngữ học, tâm lý học, chính trị, lịch sử; để xử lý các tình huống phức tạp và đưa ra quyết định tốt nhất;…
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất