TỪ TRƯỜNG LÀNG TRỞ THÀNH NHÀ KHOA HỌC SÁNG GIÁ NƯỚC ÚC
----------
Khi mới qua Mỹ, vì khả năng nói tiếng Anh còn kém, những ý kiến đóng góp của Hiếu không được các bạn học đề cao. Đó cũng chính là động lực để anh phấn đấu vượt lên những người bản xứ.
TS Nguyễn Trọng Hiếu (sinh năm 1988) là cựu sinh viên lớp Kỹ sư tài năng Điện – Điện tử của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Hiện anh đang là nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp ngành Năng lượng điện Mặt trời tại ĐH Quốc gia Australia (Australian National University – ANU).
Đầu năm 2021, nhóm nghiên cứu của anh đã được Cơ quan Năng lượng Tái tạo Australia cấp khoản tài trợ lên tới 1 triệu AUD (hơn 17 tỷ đồng) cho dự án phát triển pin Mặt trời thế hệ mới.
Tính từ năm 2016 đến nay, anh nhận được số tiền tài trợ nghiên cứu khoảng 6,8 triệu AUD (khoảng 115 tỷ đồng) trong vai trò trưởng hoặc đồng trưởng dự án.
TS Hiếu cũng vừa được vinh danh ở giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng (lĩnh vực Công nghệ vật liệu mới).
Tính từ năm 2014, đến nay, TS. Nguyễn Trọng Hiếu đã có 72 công bố trên tập san quốc tế. Anh sáng lập và quản lý 2 phòng thí nghiệm quang học tại ĐH Quốc gia Australia. Theo anh, khó khăn nhất vẫn là những công bố đầu tiên.
Bài báo đầu tiên của Hiếu từng 2 lần bị từ chối, đến bài báo thứ hai cũng vậy. Nhưng anh Hiếu cho rằng, khó khăn chỉ là giai đoạn ban đầu. Khi đã có kinh nghiệm, mình sẽ không vấp phải những lỗi sai thường mắc.
“Tất nhiên, trên con đường làm nghiên cứu cũng không tránh khỏi những giai đoạn bế tắc. Ví dụ như trong giai đoạn vừa học xong tiến sĩ vào năm 2016, tôi từng đứng trước ngã rẽ không biết đi đâu về đâu. Trong suốt 3 năm tiến sĩ, tôi chỉ tập trung vào mảng đề tài của mình mà không chú ý đến những điều xung quanh. Vì thế, đến khi tốt nghiệp, tôi gần như mất phương hướng.
Khoảng thời gian đó, tôi chỉ làm những dự án lẻ tẻ, ai nhờ gì làm nấy. Tuy vậy, khó khăn nhưng cũng là điều may mắn, những kiến thức sau 1 năm ấy cũng đã giúp ích cho tôi rất nhiều và tạo tiền đề để tôi lập ra một nhóm nghiên cứu của riêng mình” - TS Hiếu chia sẻ.
TS Nguyễn Trọng Hiếu cũng cho rằng, chỉ chăm chỉ, siêng năng thôi là chưa đủ. Điều quan trọng, mỗi người cần phải lựa chọn và kiên quyết đi theo con đường mình mong muốn theo đuổi.
"Hạ tầng phát triển thì do sự gia tăng các khu đô thị là phần nhiều. Sơ sở giao thông, giáo dục, nhà xưởng là phần ít." Cho xin dẫn chứng đoạn này cái :)))).Một nhà máy nho nhỏ thôi là tầm 800 công nhân. Lương công nhân trung bình bây giờ tính rẻ là 5 triệu đi. Thì để duy trì nhà máy ấy một tháng đã đổ vào tầm 4 tỉ rồi. Với 4 tỉ ở nông thôn thì bạn nghĩ đời sống sẽ thay đổi như thế nào?Mà đấy chỉ là một nhà máy nho nhỏ thôi chứ mình chưa dám nói nhiều nhà máy to to hay cả khu công nghiệp nhé. Thực ra bạn nói cũng có ý đúng, nhưng phải công nhận là Việt Nam 20 năm nay phát triển tốt. Mình tin với thế hệ của mình, sẽ là kĩ nguyên của Châu Á và Việt Nam, khi đất nước mình biết đang ở đâu. Tất nhiên chế độ tốt sẽ giúp cho chúng ta phát triển hơn nữa.Có thể bạn nghĩ  BDS sẽ không tạo công ăn việc làm, nhưng đừng nhìn với góc độ như thế, hiện tại với 4.0 công ty mình có thể làm việc và mua hàng hoá ở cả TQ & Mỹ bằng một cú click, cũng như lấy tiền $ về trả lương cho nhân viên.
Có một thứ giúp biết được đâu là khoa học và đâu là ngụy khoa học, đó là các thuyết khoa học có thể dùng để dự báo được sự kiện, còn ngụy khoa học thì không. Ví dụ có rất nhiều người tin vào thuyết Trái Đất phẳng và tung ra nhiều thứ họ gọi là bằng chứng cho thuyết của họ, nhưng họ không thể dùng thuyết của họ để dự đoán được khi nào có nhật thực. Trong khi các nhà thiên văn học dễ dàng tính được sự kiện nhật thực, nguyệt thực, sao chổi xuất hiện trong 20, 30 thậm chí 100 năm tới, và chính xác đến ngày, tháng, năm, giờ, hiện tượng kéo dài bao lâu.Hay những người phản đối thuyết tiến hóa, họ không thể dùng các lập luận của họ để phân biệt, truy vết được các chủng vi rút khác nhau. Trong khi đó thuyết tiến hóa dễ dàng giúp các nhà khoa học truy vết được đủ các chủng vi rút corona khác nhau, từ đó giúp điều chế ra được vắc xin trong tương lai, giống như họ đã từng điều chế ra vắc xin chống bại liệt, viêm não Nhật Bản trước đây.