tinh thần và thể xác
* bài viết dựa trên quan điểm cá nhân vào thời kì cận đại ở tây âu nhà triết học người pháp rene descartes khi giải quyết các vấn...
* bài viết dựa trên quan điểm cá nhân
vào thời kì cận đại ở tây âu nhà triết học người pháp rene descartes khi giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học đã khởi xướng ra nhị nguyên luận, một học thuyết gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng phương tây lúc bấy giờ và mãi về sau này. descartes đã cố gắng đứng trên cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm để giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần. theo ông, thực tại có 2 hình thái khác nhau: hình thái tinh thần là ý thức thuần khiết, nó không trải rộng trong không gian ( không có quảng tính ) và không thể phân chia được, trái lại với nó là hình thái vật chất, không có ý thức, trải rộng trong không gian ( có quảng tính ) và có thể phân chia được. nhị nguyên luận của descartes chỉ rõ rằng tinh thần và vật chất khác biệt nhau nhưng cùng tồn tại. và do đó con người có bản chất kép: nó tư duy, song nó cũng có 1 quảng tính vật chất đó là thể xác.
triết gia hy lạp aristoteles người ủng hộ thuyết vật linh cho rằng; tinh thần hiện hữu ở mọi nơi trong cơ thể sống, cùng với thể xác tạo nên một thực thể duy nhất và thổi cho nó sự sống. mọi hình thái của sự sống - con người cũng như động vật và thực vật - đều có một tinh thần. trong khi descartes lại cho rằng chỉ con người mới có trí tuệ còn các loài vật chỉ là những cái máy tự động cực kì phức tạp thì thuyết phiếm tâm linh lại ra đời và bác bỏ quan điểm này của triết gia người pháp. theo đó toàn bộ vật chất trong vũ trụ, dù là vật chất sống hay vô sinh, đều có một ý thức, teihard de chardin, một linh mục dòng tên người pháp và cũng là một nhà nghiên cứu khoa học cùng với nhà vật lý mỹ gốc anh freeman dyson và một số người khác cho rằng tinh thần hiện diện ngay trong mỗi hạt của vật chất. bản thân tôi cũng là một người ủng hộ cho thuyết phiếm tâm linh. mỗi một thực thể tồn tại trên trái đất đều được cấu thành từ những bụi sao trời. trái đất ra đời từ tinh vân mặt trời, tinh vân này gồm hydro, heli được tạo ra từ bigbang và những nguyên tố hóa học nặng hơn khác được tạo ra từ những ngôi sao nặng đã chết, một viên đá một cái cây một con vật hay một con người đều được cấu tạo từ những nguyên tố mà những ngôi sao trong cơn hấp hối đã mang đến trái đất. thuyết tiến hóa của nhà tự nhiên học người anh charles darwin ra đời vào năm 1859 đã đưa con người ra khỏi vị trí đặc ân trong vương quốc của các sinh vật. theo thuyết darwin các loài sinh vật không được tạo ra đầy đủ ngay từ ban đầu mà hình dáng của các sinh vật đã thay đổi và tiến hóa để thích ứng với các điều kiện từ môi trường. và nếu đi ngược dòng thời gian thì con người cũng thuộc dòng dõi của linh trưởng, các loài có vú, chim, cá, côn trùng và các tế bào nguyên sinh. và con người cũng chỉ là một loài động vật đang trên đà tiến hóa được cấu thành từ những nguyên tố giống với tất cả những thứ khác trong vũ trụ thì cớ gì tinh thần tồn tại ở con người là không tồn tại ở tất cả mọi thứ. và cùng với sự ra đời của lý thuyết siêu dây ( theo lý thuyết này nếu nhìn các hạt ở góc độ cực nhỏ theo thang planck thì các hạt vật chất trở thành các dây vô cùng mảnh chỉ có một chiều gần giống như một sợi mì cực mảnh ) thì tinh thần có thể tồn tại trong từng siêu dây để cấu tạo nên tinh thần của cả vũ trụ.
song song với sự tồn tại của nhị nguyên luận cũng tồn tại nhất nguyên luận: quan niệm thần học và siêu hình học cho rằng thế giới đều cùng thuộc về một bản chất, nguyên lý, chất hay năng lượng, tất cả đều có một khởi nguyên. các tư tưởng này mang hơi hướng cực đoan khi ở cực này cho rằng chỉ có các sự kiện tinh thần tồn tại ( chủ nghĩa duy tâm ) còn cực kia lại cho rằng chỉ có vật chất mới tồn tại ( thuyết hành vi ). thuyết duy tâm do giáo mục người ailen georges berkeley bảo vệ với quan niệm thế giới vật chất không tồn tại thật sự và các vật được chứa trong nó chẳng qua chỉ là những hình ảnh của tinh thần vì chúa là nguồn cảm nhận các kết cấu tinh thần đó. còn thuyết hành vi đề cao sự việc nghiên cứu hành vi của các sinh vật bằng cách quan sát phản ứng của chúng với các kích thích bên ngoài, thuyết này bác bỏ tất cả những gì không được quan sát một cách trực tiếp nên họ cũng bác bỏ sự tồn tại của tinh thần.
việc nghiên cứu các quy luật và tính phức tạp của sự tự tổ chức đã soi ánh sáng mới cho mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác, nhất nguyên luận không được chấp nhận nữa. song tinh thần và thể xác cũng không phải là hai thực thể tách rời và tiếp xúc ở một điểm trong bộ óc mà descartes gọi là tuyến tùng ( tuyến không có quảng tính trong không gian ). chúng cùng tồn tại và liên hệ với nhau một cách chặt chẽ, tinh thần tác động đến hành động của chúng ta và sự tổ chức vật chất của bộ não cũng tác động đến tâm hồn mỗi người. thế nên khi có vấn đề về tâm thần người ta không chỉ tìm đến các bác sĩ tâm lí mà còn cần đến những viên thuốc, một tác động vật lý đến tinh thần.
sự tồn tại của chúng ta không phải chỉ bởi thể xác của chúng ta đang tồn tại mà còn được xác định bởi tinh thần. ta có một cơ thể để vận động nhưng cũng có một tâm hồn để cảm thấy hạnh phúc hay buồn bã. tất cả hòa quyện lại với nhau trong một thể thống nhất mà chúng ta gọi là " thân phận con người "
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất