Chính phủ có thể chi tiêunhiều hơn số tiền thuế mà họ thu được. Nhưng chẳng ai nghĩ đến chuyện vạch mặtchỉ tên Chính phủ, nguyên nhân thực sự của lạm phát.Với một tấm séc trắng muốn ghi bao nhiêu thì ghi, Chính phủ tiếp tục phỉnh phờdân chúng bằng việc phát hành càng lúc càng nhiều tiền giấy. Theo đó, những con cáchính thức tiếp tục teo lại về kích cỡ, giá trị ngày càng giảm. Đương nhiên giá cả vàlương bổng vì thế phải tăng lên. Tuy trong một vài năm người ta có thể không chú ýtới lạm phát cá vì năng suất tăng lên, song có 2 điều chắc chắn: cá không bao giờ lớntrở lại, giá cả không bao giờ đi xuống!Khi lạm phát cá trở nên nhanh hơn, người dân bắt đầu nhận ra rằng những con cáhọ rút ra từ ngân hàng nhỏ hơn so với khi họ ký gửi trước đây. Vì thế, bất chấp tiền lãinhận được, người ta bắt đầu tiết kiệm ít đi, một số người không tiết kiệm nữa. Thayvào đó, cá được tiêu dùng nhanh hơn do mọi người sợ rằng giá trị của chúng ngàycàng giảm do giá cả gia tăng.Gánh nặng thực sự của lạm phát cá rơi xuống đầu những người đã về hưu. Nhữngngười từng ký gửi cá tại ngân hàng khi họ còn làm việc nay nhận ra rằng để tồn tại, họphải ăn 2-3 con cá mỗi ngày. Số cá tiết kiệm mà họ từng tính toán sẽ nuôi sống họtrong 20 năm, nay tan biến chỉ sau 4 hay 5 năm.Do lạm phát làm giảm tiết kiệm, các khoản ký gửi tại ngân hàng cũng co lại. Kếtquả là không còn nhiều nguồn vốn để tài trợ cho các dự án đầy hứa hẹn hay vực dậynhững doanh nghiệp khó khăn. Trong tình hình đó, doanh nghiệp phải cắt giảm quymô, sa thải nhân công. Để chống lại ảnh hưởng của lạm phát, ngày càng có nhiềungười tìm đến sự đầu tư rủi ro cao trong quỹ Manny Fund, với hy vọng có lợi nhuậncao để bù lại cho những mất mát kể trên.Khi thất nghiệp cao tới mức báo động, người dân đòi hỏi Chính phủ phải làm mộtđiều gì đó.Nghị viện cố gắng đảm bảo việc làm bằng cách đưa ra những hạn chế chặt chẽ vềlương, cũng như các điều kiện tuyển dụng và sa thải nhân viên. Những hạn chế nàykhiến kinh doanh càng khó khăn hơn, hạn chế khả năng phát triển của các doanhnghiệp.Thời gian trôi qua, một nghị sĩ khác là Lindy B. lại nhìn ra một cơ hội thắng cửnữa, lần này là với chương trình Đại Xã hội. Lindy cam kết rằng nếu trúng cử ông takhông chỉ trang bị thêm những ngọn giáo lớn hơn cho hải quân mà còn vực dậy nềnkinh tế bằng cách cấp trợ cấp thất nghiệp (bằng tiền) cho toàn bộ người lao động bịmất việc tạm thời.Đối thủ của Lindy là Buddy Goldfish, ông này chẳng hứa hẹn gì ngoài sự quản lýthận trọng nguồn tiết kiệm của hòn đảo, bảo vệ tự do kinh tế của người dân. Quantrọng hơn, Buddy cho rằng hòn đảo không thể kham nổi chi phí của một chương trìnhhoang phí kiểu “giáo và cá” như những gì Lindy B. đề xuất.Chẳng có gì lạ khi ông nghị Lindy thắng cử với ưu thế tuyệt đối!Và thế là quá trình trên lại tiếp tục. Tiền giấy tiếp tục được in ra mỗi lúc một nhiều,còn đoàn thuyền đánh cá trở về với càng ngày càng ít hơn những con cá thực thụ.Khi cá chính thức chỉ còn bằng một phần mười cá thật, ngay cả Ally Greenfin cũnghiểu là ông ta không thể làm hơn được nữa. Khi kho cá của ngân hàng chi còn lànhững đống xương cá, ông ta lao đến Nghị viện và đề nghị triệu tập một cuộc họpkhẩn cấp