Hoàn cảnh của bạn thì mình gặp nhiều. Giai đoạn 23t cũng là giai đoạn bắt đầu vào chặng "khổ nhất" của đời trai. Liệu bạn đã hiểu gì về xã hội? Hãy nghe thử 1 số thứ mà nếu mình tuyển dụng thì mình yêu cầu gì nhé. Are you ready?
-
Bạn muốn tìm việc, ít nhất bạn phải thể hiện bạn có gì đáng giá. Tôi ko cần kinh nghiệm, bởi tôi biết 23t thì làm gì có kinh nghiệm gì, mà có cũng chưa chắc phù hợp với chỗ làm của tôi. Thứ tôi cần là bạn có thứ gì đó có ích cho công ty tôi. Ko phải lời hứa hay bảng điểm, mà là cái bạn tự rút ra được sau khi học, trải đời, tìm hiểu bản thân.
---
2. Hãy đọc nhiều và nói nhiều lên. Bạn ít nói thế rất khó để giao tiếp trong công việc. Đừng đổ lỗi cho tính cách. Hãy luyện tập cái mồm của bạn đi.
-
Tôi có thể đào tạo bạn, nhưng tôi có ít thời gian cho việc này. Nên tôi sẽ ko theo sát bạn được. Lúc đó lấy gì đảm bảo bạn tiếp tục tự học? Tôi cần bạn chủ động hỏi, chủ động giao tiếp, chia sẻ.
Ko phải ai cũng hoạt ngôn và giỏi giao tiếp. 10 người ở tuổi 23 thì 9,5 người tự nhận ít nói khi tìm việc làm. Bởi họ ko có gì để nói nên ko biết nói gì. Sự tìm hiểu về công việc dự định làm hời hợt, ko có mục tiêu tài chính, kiến thức lý thuyết nắm chưa vững, chưa tự tin, chẳng biết bản thân muốn gì...
Hãy tự trả lời những vấn đề trên trước khi bạn tìm tới tôi. Bởi nếu bạn ko trả lời được, tôi sẽ ko rảnh dạy cho 1 kẻ chẳng biết mình nên đi đâu, nên làm gì, thậm chí bản thân thế nào cũng k biết.
---
3. Hãy nhận 30k từ bố mẹ cho 1 ngày và ra khỏi nhà trong vòng 8h liền. Bạn sẽ sống sao với số tiền đó? Nếu bạn thấy đói thì chúc mừng, bạn có lý do để làm việc rồi. Nhớ cơn đói, cơn khát đó mà bớt mơ mộng, bớt ảo tưởng, bớt suy nghĩ. Tôi muốn bạn vào làm việc là để bạn giúp tôi bớt đói. Bởi tôi cũng sợ đói. Đừng bắt tôi chịu đói giống bạn.
...
Đừng tìm việc với tâm thế của 1 kẻ đi xin. Hãy tìm việc với tâm thế của 1 kẻ đi cướp. Hãy giành lấy nó khỏi đối thủ, bởi ko giành lấy thì bạn sẽ chết đói trong vài ngày nữa.
Đứng trên quan điểm của 1 người đàn ông đã có vợ thì mình thấy những điều bạn nói ra trong bài viết lại thiên về hướng "vô tâm" nhiều hơn.
Khi yêu 1 người, bạn có quyền lợi là... (tự biết nhé), thì đi kèm là có nghĩa vụ dành thời gian cho họ, chăm sóc họ.
Bạn có thể coi công việc là trọng tâm, nhưng việc ko sắp xếp thời gian để dành cho họ, không chú ý tới cảm xúc của họ thì đúng là vô tâm.
Bạn chưa cân bằng được quyền lợi và trách nhiệm, nên họ trách bạn vô tâm vì chỉ biết hưởng mà k biết cho đi.
1 ví dụ cụ thể: Có thể bạn coi đi với ny thì ko vui bằng đi với bạn bè, nhưng ko vui đó là do đâu? Chưa thấy sự cố gắng chia sẻ với cô ấy rằng 2 người chưa cảm thấy vui, rằng 2 người cần làm gì để đưa mối qhe tốt đẹp hơn, mà thay vào đó là đi tìm niềm vui bên anh em chiến hữu. Thế còn cảm xúc của cô ấy thì sao? cô ấy tìm niềm vui ở đâu?
Mình thấy chính bạn mới đang ảo tưởng về thứ gọi là tình yêu.
Trong tình yêu, đàn ông phải mang trách nhiệm lớn hơn mới đúng. Nếu ko dám nhận trách nhiệm thì đừng nên yêu. Quan điểm của mình là đàn ông mà ko ý thức được (và phải hành động được) trách nhiệm lớn hơn trong tình yêu thì là kẻ vô tâm.
Ảo tưởng của cô gái kia, có chăng là ảo tưởng về 1 người có sự nghiệp, có ngoại hình thì cũng có tinh thần trách nhiệm.
Vì bài này ở mục quan điểm - tranh luận nên mình comment dưới quan điểm mang tính cá nhân (có ý bổ sung góc nhìn thôi, ko phải vấn đề đúng/sai).
Để làm rõ hơn ý "trong tình yêu, đàn ông phải mang trách nhiệm lớn hơn" thì như thế này:
1. Đúng là trong ty thì cần bình đẳng về trách nhiệm thì tốt. Nhưng trong giai đoạn yêu nhau, phần thiệt thòi THƯỜNG lớn hơn ở nữ giới (ví dụ bạn chơi xong phủi tay thì ai thiệt hơn?), nên để "thể hiện" mình nghiêm túc với mối quan hệ, người đàn ông nên chấp nhận phần trách nhiệm lớn hơn. Quan điểm này đúng là có định kiến giới tính, định kiến xã hội trong đó.
-
2. Trong tình yêu, nữ giới có XU HƯỚNG dành thời gian cho người yêu nhiều hơn nam giới. Nên góc nhìn của họ là muốn bạn cũng phải giành thời gian cho họ.
Việc đàn ông có thêm 1 mối quan hệ, họ có XU HƯỚNG chỉ thêm mà không bớt. Tức là không bớt thời gian làm việc, không bớt thời gian đi chơi, đi nhậu, ko bớt việc quan hệ bồ bịch...
Tất nhiên đó là xu hướng chung, ko phải tất cả. Nhưng qua đây thể hiện sự lệch pha trong quan điểm 2 bên. Nếu bạn muốn 1 mối qhe tốt đẹp và bình đẳng, bạn cần chia sẻ với ny về xu hướng này, và 2 người cùng đưa ra 1 giải pháp để cân bằng, giúp mối qhe tốt lên, thay vì giữ khoảng cách và ko có động thái gì giải quyết vấn đề này.
-
3. Việc dành thời gian, hạn chế mối qhe để có thời gian cho người yêu có xứng đáng hay ko?
Cái này phụ thuộc vào mức độ yêu và sự "chín" trong nhận thức của mỗi người.
Bạn xác định họ sẽ là vợ bạn, người đi cùng bạn suốt quãng đời còn lại, sẽ là người cùng bạn chăm sóc con cái, chia sẻ thu nhập, quan tâm lúc ốm đau... những điều mà Anh em chiến hữu , khách hàng, tiền bạc không làm được. Vậy dành thời gian cho người đó có đáng hay ko? Những điều kia (cuộc nhậu, kiếm thêm chút tiền...) có còn quan trọng khi bạn đang đau khổ vì tình?
Và rất có thể, khi bạn thấy người mà bạn đã vô tâm hạnh phúc trong vòng tay người khác, còn bạn thì triền miên trong các cuộc vui, bận tối mắt để kiếm tiền, mở rộng mối qhe, trong khi ko có được hạnh phúc trong tình yêu thì bạn sẽ thấy nó đắng thế nào.
---
Bản thân mình, khi giận nhau với ny cũng từng nói lời chia tay. Và cô ấy có nói 1 câu "anh sẽ ko tìm được ai tốt như em", thì lúc đó mình đã suy nghĩ lại rất nhiều. 1 cô gái thực sự tốt với mình hay ko, ko phải đo đếm bằng tiền, bằng số lần qhtd, mà bằng tổng số thời gian trong ngày cô ấy quan tâm tới bạn. Hãy chú ý tới điều đó nếu bạn muốn tìm 1 cô gái tốt và yêu bạn thực sự.
---
Còn các cô gái, muốn biết ng đàn ông của bạn có yêu bạn thực sự hay ko, hãy xem anh ta đã cắt bao nhiêu thời gian bạn bè, nhậu nhẹt, làm việc, kiếm tiền... chỉ để ngồi bên bạn mà nghe bạn nói xàm.
Còn việc kỳ vọng quá cao tới mức ảo tưởng, phần nhiều nó ở hướng:
- Kỳ vọng 1 người đàn ông thành đạt sẽ cho nhiều tiền.
- Kỳ vọng 1 người đàn ông đẹp trai sẽ chung tình.
- Kỳ vọng 1 người đàn ông hư hỏng sẽ tốt lên.
- Kỳ vọng 1 kẻ ăn bám biết bản lĩnh, đứng mũi chịu sào.
Đại loại thế.
Cả đàn ông và phụ nữ khi yêu nhau đều kỳ vọng và ảo tưởng về nhau.
Nhưng để thực sự biết điều gì là kỳ vọng, điều gì là ảo tưởng, hãy chia sẻ với nhau những điều trông đợi ở nhau, và suy nghĩ xem đó là kỳ vọng xứng đáng hay ảo tưởng. Bởi chỉ người trong cuộc mới biết điều này. Người ngoài như mình đánh giá sẽ rất phiến diện và sai lệch.
Trích dẫn lời của 1 vị nào đó quên mất danh tính:
1. Nếu họ (phụ nữ) thích bình đẳng, hãy đối xử với họ như thể họ bình đẳng với bạn.
2. Nếu họ coi việc nào đó đương nhiên là của đàn ông, hãy coi đó là việc đương nhiên của đàn ông. Đừng phản kháng bởi có những việc bạn coi là đương nhiên của đàn bà. Mà dù bình đẳng cỡ nào cũng không thay đổi được.
3. Nếu một ngày họ ko thích bình đẳng nữa, hãy cẩn thận vì nó có thể đi theo 1 hướng rất xấu: họ tự làm mọi việc. Bạn muốn bình đẳng hay muốn không còn giá trị gì?
4. Với đàn ông, hãy cư xử 3 điều trên với người con gái mà bạn yêu thương.
Còn ko có tình cảm thì kêu gọi bình đẳng để làm gì? Vốn dĩ chẳng liên quan gì tới nhau.
---
Chăm sóc người phụ nữ mình yêu, thì ko tranh giành với họ, ko phân thiệt hơn với họ. Vậy bình đẳng để làm gì?
Muốn lấy lòng 1 người khác, muốn thể hiện 1 thứ gì đó, thì phải "giành" lấy quyền "làm việc nặng, trả tiền bill...". Không muốn thì giành làm gì. Vậy bình đẳng để làm gì khi bạn còn muốn?
Bình đẳng, đó là cân bằng giữa quyền lợi và trách nhiệm, cân bằng giữa người với người. Bình đẳng là người vô gia cư hay 1 đại gia vào quán cafe nào đó được đối xử như nhau, mất tiền như nhau và được phục vụ như nhau.
Bình đẳng thực sự rất thiệt thòi cho nữ giới, khi họ tự bỏ đi "quyền lợi" được nhận mình là phái yếu, mà phải cố gắng mạnh mẽ như 1 số người phụ nữ nào đó.
Những điều này mình không được cha mình nói, nhưng được 1 người đàn ông khác nói. Nội dung khá tương đồng với những điều trong nội dung bức thư. Và mình (khi đó 27t) đã bắt đầu thay đổi quan điểm sống theo những điều này.
Với mình, lời dạy bảo như 1 kim chỉ nam để dẫn lối. Nó dẫn tới 1 cánh cửa. Khi mở cánh cửa đó bạn sẽ ko bao giờ đóng lại được nữa.
Bởi vậy khi quyết định làm theo 1 điều gì đó, cần 3 yếu tố:
- bạn có tin không?
- bạn đủ dũng cảm tự làm theo được không?
- bạn đủ kiên trì không?
Bản thân mình thì mình đã chọn và thấy nó đúng với mình.
Phê phán cũng có lý đúng, nhưng mình cũng rất sợ những bạn nam nào ko biết xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Thân mình lo ko xong sao lo được cho người yêu. Lúc đó chia tay có khi còn là điều tốt
Trong những ví dụ trong bài viết nêu ra, phần nhiều thất bại là do họ chưa biết cách yêu. Họ (những người trong ví dụ) đề cao quyền lợi cá nhân (dục vọng, vật chất) hơn là sự yêu thương thực sự.
Giống như cha mẹ nhìn đứa con mình tươi cười khi chơi đùa, niềm hạnh phúc đó đâu liên quan gì tới vật chất.
Hay khi chăm sóc người yêu ốm và được ngắm họ ngủ ngon, thứ hạnh phúc đó cũng đâu liên quan tới tiền bạc hay tình dục.
Họ đặt cái đích là việc qhtd, cái đích là sự nghiệp thành công, nhưng họ không nhận ra cái hạnh phúc bình dị trong t.y, vậy mà họ cứ đòi hỏi hay tìm kiếm tình yêu. Vậy có vô lý ko?
T.y lãng mạn hay ko là do cách mỗi người nhìn nhận nó, thể hiện nó. Đó là t.y của họ, họ phải tự nuôi dưỡng lấy. Ko nên nhìn t.y của người khác tươi tốt rồi cho rằng họ may mắn. Đâu có cái gì tự nhiên mà đến đâu, nhất là những thứ ko mua được bằng tiền
dù đọc rất buồn cười đoạn đầu, nhưng phải nói quan điểm "đàn ông coi trọng sự nghiệp hơn tình yêu" không đúng với mình.
Suy nghĩ "thành công trong sự nghiệp sẽ có được tình yêu đích thực" là 1 điều ảo tưởng, ko riêng ở đàn ông.
Làm gì có thứ tình yêu nào mua bán được, dù bằng tiền hay bằng rất nhiều tiền. Có chăng chỉ là "yêu tiền".
Cá nhân tôi (ở góc nhìn 1 nam giới) cho rằng:
- tình yêu và sự nghiệp về bản chất là giống nhau, như 2 cánh tay vậy. Chúng độc lập và hỗ trợ nhau. Nhưng khi không biết kiểm soát, chúng sẽ trói lẫn nhau và trói cả bản thân vào đó.
- cả 2 thứ đều phải nuôi dưỡng từng ngày và không có gì là chắc chắn cả. Sự nghiệp có thể tan tành bất cứ lúc nào, dù mọi thứ đang thuận lợi, và ty cũng ko khác gì. Vấn đề là cần liên tục cập nhật thông tin hàng ngày.
- điều hạnh phúc thực ra là tôi còn sống và còn được hưởng thụ kết quả của ty và sự nghiệp. Cả 3 thứ cùng tồn tại thì mới thấy hạnh phúc. Ty và sự nghiệp mất rồi còn có thể làm lại, nhưng mất mạng thì khỏi làm gì nữa.
Phê phán cũng có lý đúng, nhưng mình cũng rất sợ những bạn nam nào ko biết xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Thân mình lo ko xong sao lo được cho người yêu. Lúc đó chia tay có khi còn là điều tốt.
Trong những ví dụ trong bài viết nêu ra, phần nhiều thất bại là do họ chưa biết cách yêu. Họ (những người trong ví dụ) đề cao quyền lợi cá nhân (dục vọng, vật chất) hơn là sự yêu thương thực sự.
Giống như cha mẹ nhìn đứa con mình tươi cười khi chơi đùa, niềm hạnh phúc đó đâu liên quan gì tới vật chất.
Hay khi chăm sóc người yêu ốm và được ngắm họ ngủ ngon, thứ hạnh phúc đó cũng đâu liên quan tới tiền bạc hay tình dục.
Họ đặt cái đích là việc qhtd, cái đích là sự nghiệp thành công, nhưng họ không nhận ra cái hạnh phúc bình dị trong t.y, vậy mà họ cứ đòi hỏi hay tìm kiếm tình yêu. Vậy có vô lý ko?
T.y lãng mạn hay ko là do cách mỗi người nhìn nhận nó, thể hiện nó. Đó là t.y của họ, họ phải tự nuôi dưỡng lấy. Ko nên nhìn t.y của người khác tươi tốt rồi cho rằng họ may mắn. Đâu có cái gì tự nhiên mà đến đâu, nhất là những thứ ko mua được bằng tiền.
Bản thân mình cũng không đồng tình với quan điểm "Đánh giá 1 người qua FB", nó còn ảo hơn cả việc "đánh giá 1 người qua 10s đầu tiên gặp mặt".
Tuy nhiên cái mình muốn nói là: lý do tại sao lại xuất hiện quan điểm trên. Bởi không phải tự nhiên mà nó lại xuất hiện và được truyền bá rộng đến vậy:
1. Thời kỳ mình cũng phải vác mông đi nộp CV, mình cũng đã từng được nghe về điều này (cũng 8-9 năm trước), rằng nhà tuyển dụng sẽ đánh giá qua những gì xuất hiện trên fb cá nhân của mình.
Cảm giác lúc đó cũng không khác gì trong bài bạn nêu ra, rằng nó vô lý, vớ vẩn và thiếu chính xác. Mình cũng không thèm quan tâm đến điểm này.
2. Khi đã va vào yêu đương, mình nhận ra 1 điều: Yêu 1 cô gái dám để mặt mộc là tốt nhất, nhưng người ta lại hay tán những cô nàng đang được trang điểm. Lý do là đẹp, phù hợp với mục tiêu thì bao giờ cũng dễ đạt mục đích hơn. Mục tiêu ở đây là tìm người yêu, nên tiêu chuẩn của nó là đẹp.
3. Khi đưa vào vấn đề tuyển dụng, mục tiêu là tìm người có kinh nghiệm, có mục tiêu sống, ham học, ít than vãn... Những người như thế hẳn sẽ tốt hơn những người không mục tiêu, hay than vãn, hay post/share những thứ mông lung vô định. => Không đâu tốt bằng việc xem FB họ viết gì, làm gì.
4. Bạn thấy điểm 2 và 3 có gì giống nhau ko? Rằng họ biết là giả dối nhưng họ vẫn làm thế. Họ chấp nhận lọc trong số giả dối đó để đem lên giường (văn phòng), lột trần người ta ra (phỏng vấn trực tiếp) để xem lớp mặt thật sau cái vỏ đẹp đẽ kia. Như thế đỡ mất thời gian hơn so với việc cố gắng tìm 1 cô mặt mộc có sẵn.
Tất nhiên phương pháp này ko tốt 1 chút nào, tỷ lệ thất bại cũng nhiều không kém. Nhưng thời gian có hạn, chi phí có hạn, không biết phương pháp nào tốt hơn... nên họ vẫn làm thế.
5. Bạn chê trách họ ưa giả dối, bạn thích để mặt mộc ra đường, bạn muốn tìm 1 người mà yêu bạn qua khuôn mặt mộc ấy? Nếu bạn đủ tự tin thì điều này tốt. Nhưng mặt mộc của bạn không thật sự nổi bật, không khiến họ chú ý thì chẳng ai ngó đến bạn. Họ vẫn mải mê theo những cô nàng trang điểm lộng lẫy ngoài kia.
6. Có sự nghiệp với có người yêu nó không khác gì nhau. Muốn thu hút đối phương, bạn "nên" tạo 1 vỏ bọc đẹp. Ít nhất là khiến họ "muốn" bạn, thay vì chờ "duyên" tự đến. Khi đó bạn mới có cơ hội thể hiện con người thật của mình.
"tốt gỗ hơn tốt nước sơn", nhưng sẽ chẳng ai thèm quan tâm tới chất gỗ nếu "nước sơn" xấu hơn những thứ khác.
7. Còn 1 vấn đề nữa, là "những người đã đi làm, đã có mục tiêu sống..." họ rất ít khi chăm chút FB. Họ sẽ lên các nơi có chất lượng hơn, ít xàm hơn, nơi họ được đàm đạo với các cao thủ, với những người nhiều kinh nghiệm khác (ví dụ như spiderum chẳng hạn).
Những người có nhiều bài viết "hot" trên này hẳn được nhiều người chú ý và muốn tán tỉnh, chứ đâu ai muốn tán 1 người "viết toàn thứ xàm và không hay".
Đấy, chính chúng ta còn như thế, trách sao được người tuyển dụng họ dòm ngó FB.
Đấy là do họ không biết FB ngày càng giảm chất lượng rồi. Thay vì thế, sao họ không hỏi trang cá nhân spiderum của bạn, rồi đọc những điều bạn viết, bạn comment, bạn upvote trên này? Thực sự mà nói, những gì bạn thể hiện trên đây hoàn toàn có thể giúp họ hiểu về con người bạn trên 1 hướng tích cực, thay thế cho phương pháp dò xét trên FB.
-kiến thức đi hoc kiến thức là quan trọng nhất(kiến thức xã hội, cũng như kiến thức chuyên môn, kĩ năng mềm)
-trãi nghiệm là quan trọng thứ 2, nó về cãi thiện tâm lý, sức khỏe
-tiền bạc
-mối quan hệ với bạn bè tốt để sưỡi ấm cuộc đời
Tiêu đề có vẻ ko sát lắm. Nội điều thứ 5 đã bao hàm cả đống điều trong đó rồi.
Theo mình thì đây là 5 luận điểm mà ta phải luôn suy ngẫm về nó, như 1 cái la bàn vậy. Còn hành động ra sao, tới đâu là tuỳ.
---
Quan điểm của mình là:
Việc thứ 1, nói rộng ra là biết đọc và biết cái gì là hay. Thời gian và sức lực có hạn, nên phải biết chọn lọc, đừng mò sách dưới đáy thư viện rồi than đọc mãi chẳng cuốn nào hay. Phải biết cái gì là hay với mình, rồi mới tìm sách trong chủ đề đó, trong vài cuốn cùng chủ đề đó may lắm có 1 cuốn hay.
Việc thứ 2 là kiên trì với thứ mình chọn. Giỏi 1 nghề k có nghĩa là bạn chỉ biết nghề đó, mà kiên trì làm nó, kiên trì bứt phá giới hạn về sự "giỏi" khi làm nó. Đã chọn cái gì thì phải làm cho giỏi, đã giỏi phải giỏi hơn nữa. Do thời gian và sức lực có hạn nên ko giỏi được nhiều thứ, ít nhất phải được 1 thứ.
Việc thứ 3 là tu thân. Rõ ràng thứ tự bắt đầu bằng tu thân, bác lại nói có gia đình. Là sao ta? Bản thân chưa tốt sao có gia đình được? Nếu có cũng làm khổ người ta.
Việc thứ 4 và thứ 5 thì nghĩa rộng và khái quát quá, mà nó cũng nằm cả trong cái nghĩa "tu thân" rồi. Nên thực ra chỉ có 3 việc.
Môi trường đại học ấy hả anh? theo e thì nó đúng là có quan trọng nhưng cũng chẳng quan trọng lắm.
Nếu 1 tân sinh viên đang có nhiều lựa chọn và phân vân xem chọn môi trường học như thế nào. lúc này chọn vào 1 ngôi trường top sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong thời gian học tập ban đầu. Thay vì lo lắng, hay cảm giác không vừa ý vì nghĩ rằng mình vừa chọn phải một ngôi trường có môi trường không tốt.
Nó chẳng quan trọng lắm vì khi đã lựa chọn rồi, hoặc cả những bạn sinh viên không có nhiều lựa chọn mà bắt buộc phải chọn. Con người luôn học được cách thích nghi với sự thay đổi môi trường mình đang sống. Dù là môi trường như thế nào chăng nữa, chúng ta sẽ luôn học cách thích nghi phù hợp để sống với nó. Nếu không thích nghi được thì đây là vấn đề tâm lý nhiều hơn là môi trường. Lúc này chuyện môi trường như thế nào có vẻ khá quan trọng với bạn. Nên bạn có thể quay lại bước đầu tiên là chọn lựa. Nhưng chẳng có gì dám chắc rằng bạn có thể lựa chọn đúng được môi trường phù hợp.
Nó cũng chẳng quan trọng lắm. Vì môi trường giữa các trường đại học bạn đang lựa chọn không có khác biệt quá lớn ( chắc không có ai phân vân xem nên học trường đại học hay trường cao đằng vì vấn đề môi trường nhỉ ), và vì thế nó không tác động quá nhiều đến 1 sinh viên. 1 ngày học nhiều lắm thì sinh viên cũng chỉ ở trong lớp 5 tiếng không tính thời gian ngoại khóa. Như vậy, bạn không ở trường những 19 tiếng. Phòng trọ bạn như thế nào, bạn ở với ai, bạn chơi với ai, gặp gỡ ai, bạn làm những gì ở nhà... là những thứ tác động đến sinh viên nhiều nhất. Có thể trước khi vào trường, các bạn nghĩ môi trường này sẽ giúp mình có động lực để học hỏi, có thể dễ dàng kết bạn với những người chăm chỉ, hay ho. Sẽ có giảng viên thú vị... khiến tinh thần bạn lên cao. Nhưng rõ ràng khi vào đại học, sẽ chẳng có gì lên tinh thần cho bạn ngoài chính bạn. Ngay cả những trường top cũng đều có những giáo viên dạy chán ngắt, cũng có đầy những sinh viên chẳng hay ho. Mặc dù tỉ lệ của ngôi trường top khác với ngôi trường khác. Nhưng điều đó chẳng ảnh hưởng nhiều lắm đến bạn, bởi vì bạn mới là người quyết định mình sẽ chơi với nhóm nào.
Nếu bạn chuẩn bị là tân sinh viên và chưa biết chọn lựa thế nào phù hợp, hãy cứ lựa chọn cái môi trường mà bạn cho là tốt nhất. Nhưng cũng đừng kỳ vọng điều đó có thể giúp bạn chăm chỉ hơn. Còn nếu bạn không có nhiều lựa chọn thì đừng lo. Chuyện đó cũng không quan trọng lắm.