1. Mình cũng đã từng tham gia vào một cuộc tranh luận. Khởi đầu là về một thứ không liên quan cho lắm, nhưng bằng cách nào đó đã dẫn đến chủ đề tương tự. Nội dung của nó chỉ ra một trong những nguyên nhân gây nên sự phân hóa giàu nghèo ngày càng mạnh mẽ và rõ rệt. Có thể tạm đúc kết lại như sau:
- Nước ta cũng có nhiều triệu phú, tỷ phú nhưng tổng thể đất nước vẫn nghèo, bởi vì đa số đều là triệu phú, tỷ phú bất động sản. Hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực này gọi là nội thương, đồng tiền chỉ chạy lòng vòng trong nước, từ túi người này nhảy sang túi người kia chứ không làm tăng lợi nhuận chung của đất nước. Và dễ thấy rằng dòng chảy của đồng tiền trong nước hiện tại đang hướng vào túi của những nhà kinh doanh bất động sản.
2. Từ những vụ lùm xùm xoay quanh những việc như tranh chấp đất đai ở miền Bắc, vấn đề môi trường biển ở miền Trung, đòi lại vỉa hè ở miền Nam. Mình đã tự hỏi rằng, đối với thế hệ mai sau, chúng sẽ phải tin vào điều gì và tin vào ai đây: Liệu rằng chính nghĩa đã chiến thắng, hay bởi gì chiến thắng nên đã trở thành chính nghĩa?
Số triệu phú và tỷ phú Việt Nam giàu lên nhờ BĐS khá nhiều nhưng thống kê không đầy đủ sẽ làm thiên lệch kết luận. Ngoài BĐS thì giới nhà giàu Việt xuất thân từ kinh doanh tiền và sản xuất khá nhiều.
Thứ 2, kinh doanh BĐS sẽ kéo theo rất nhiều cách ngành công nghiệp chế tạo VLXD chứ nó không đơn thuần là mua đất sang tay. Kiểu cò con như thế thì không thể tạo thành VinGroup hay Novaland lớn mạnh được
Bố học sinh là giám đốc chi nhánh sunhouse =))
Buổi nào cũng 2 tiếng đồng hồ. Học thì ít, còn nghe học sinh nói thì nhiều. Chính vì em nó quá giỏi, học những môn mình còn chưa biết kiểu như: bán hàng, web design, quản trị... Mình được mỗi cái biết H2+O2 ra cái gì thì hơn.
Người giàu học cũng khác, có một môn gọi là môn khoa học: hóa học, sinh học, vật học... thì thành chỉ có 1 môn.