the BIG ME note
14 Tháng 8 năm 1945, chính phủ Nhật Bản chấp nhận thất bại và đóng lại Đại Thế Chiến II. Ngày hôm sau đó, 15 Tháng 8 năm 1945 được...
old little me, and new the BIG ME
14 Tháng 8 năm 1945, chính phủ Nhật Bản chấp nhận thất bại và đóng lại Đại Thế Chiến II. Ngày hôm sau đó, 15 Tháng 8 năm 1945 được gọi là V-J Day(Victory over Japan Day), Command Performance, môt kênh radio chuyên phát cho những người lính Mỹ đang chiến đấu trực tiếp ngoài mặt trận, phát hành một tập đặc biệt kỉ niệm chiến tranh kết thúc (*1).
Dù đã phát sóng gần 80 năm về trước, có rất nhiều điểm tương đồng giữa chương trình ngày hôm đó với những TV show thời ngày nay: Có người nổi tiếng nhất bao gồm cả tổng thống Mỹ đương nhiệm, hát những bài hát thịnh hành. Nhưng có một điều ngày càng hiếm thấy trong cuộc sống hiện tại, đó là sự khiêm tốn và khiêm nhường (*2). Quân đồng minh vừa chiến thắng một chiến dịch quân sự lớn nhất trong lịch sử loài người, nhưng không ai trong đó vỗ ngực và tự tôn họ họ vĩ đại đến nhường nào. Khoảng phút thứ 7, đoạn hồi kí của phóng viên Ernie Pyle, chết chỉ trước ngày chiến thắng vài tháng, viết: "Chúng ta chiến thắng vì lòng dũng cảm, và cả nhiều thứ khác nữa. Vì Nga, Anh, và Trung Quốc, vì thời gian thuận lợi, vì tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Chúng ta thắng không phải vì số phận tạo chúng ta tốt hơn người khác. Tôi mong rằng trong chiến thắng, chúng ta cảm thấy biết ơn nhiều hơn là tự hào."(*3)
Sự khiêm tốn và khiêm nhường đó ngày càng hiếm hiện nay. Thứ mà chúng ta thấy nhiều hơn hằng ngày, đáng tiếc, là sự tự tôn cá nhân. the BIG ME. Mở bất kì cảnh ghi bàn của một trận bóng đá nào khoảng 20 năm gần đây và chúng ta sẽ thấy nhiều sự tự-ăn-mừng khi đưa một quả bóng vào gôn hơn cả khi quân đồng minh chiến thắng Đại Thế Chiến II.(*4)
từ little me, đến the BIG ME (*5)
Mọi người thường cho rằng sự thay đổi này là do sự thay đổi thế hệ. Bắt đầu từ Thế Hệ Vĩ Đại (the Greatest Generation) là thế hệ chịu hi sinh, khiêm tốn, và sống vì tập thể. Rồi dần dần đến thế hệ sau đó, Baby Boomers, là thê hệ quá chiều chuộng bản thân, ích kỷ, và thiếu chiều sâu đạo đức.
Thực tế, như mọi khi, luôn luôn phức tạp hơn rất nhiều. Trong một thời gian dài hàng ngàn năm lịch sử (*6), tuyệt đại đa số mọi người tin vào Chủ Nghĩa Đạo Đức Hiện Thực (*7). Chủ Nghĩa Đạo Đức Hiện Thực tin rằng có những chuẩn mực đạo đức bất kể niềm tin con người. Vì những chuẩn mực này áp dụng cho toàn thể nhân loại, chúng ta có thể tranh luận để quyết định một mệnh đề đạo đức là đúng hay sai. Ví dụ mệnh đề "Giết một người không có gì phòng thủ là sai" có thể được đem ra tranh luận tương tự như "2+2=4 là đúng". Đúng và sai, là tuyệt đối.
Chủ Nghĩa Đạo Đức Hiện Thực tập trung rất lớn vào tội lỗi và khuyết điểm cá nhân. Nó không tin sức mạnh lý trí của mỗi người, mà tập trung hơn vào giới hạn của họ. Một số giời hạn này là do khả năng nhận thức: Thế giới quá rộng lớn và phức tạp để bộ não con người có thể nắm bắt và hiểu rõ. Một số giới hạn khác mà Chủ Nghĩa Đạo Đức Hiện Thực tập trung vào là về đạo đức: Trong mỗi chúng ta đều có sự ích kỉ, đố kị, hay kiêu hãnh thái quá. Một số giới hạn khác là về mặt tâm lý, hay xã hội, vv. Chủ Nghĩa Đạo Đức Hiện Thực tin rằng để phát triển, mỗi con người cần đặt bản thân mình vào sự phụ thuộc với người khác, hay thể chế, hoặc là Chúa hay thần thánh. Sự hạn chế là một phần rất quan trọng không thể thay thế ở Chủ Nghĩa Đạo Đức Hiện Thực.
Vào thế kỉ 18, Chủ Nghĩa Lãng Mạn(*8) mạnh lên và cạnh tranh với Chủ Nghĩa Đạo Đức Hiện Thực. Trái với Chủ Nghĩa Đạo Đức Hiện Thực khi nó tập trung vào những điều yếu hay điểm tối bên trong mỗi người, Chủ Nghĩa Lãng Mạn tập trung vào điểm sáng và mạng bên trong chúng ta. Chủ Nghĩa Lãng Mạn đề cao mộng tưởng, tình cảm, và sự tự do cá nhân. Một cách ngắn gọn. Chủ Nghĩa Đạo Đức Hiện Thực tin rằng bên trong chúng ta là những con thú cần được thuần hóa. Chủ Nghĩa Lãng Mạn thấy bên trong mỗi người là một thiên thần dần được hoàn thiện. Mệnh đề "Giết một người không có gì phòng thủ là sai" có thể đúng hoặc sai tùy vào mỗi người, thậm chí là cùng một người với tùy thời điểm. Đúng và sai trở nên tương đối.
Từ còn thất thế đến suốt những năm 1940, dễ dàng nhận thấy hiện nay Chủ Nghĩa Lãng Mạn gần như lấn át hoàn toàn Chủ Nghĩa Đạo Đức Hiện Thực trong suy nghĩ và cuộc sống thường ngày. Bất ngờ thay, thế hệ đầu tiên từ bỏ Chủ Nghĩa Đạo Đức Hiện Thực không phải là Baby Boomers, mà chính là Thế Hệ Vĩ Đại (the Greatest Generation). Mùa thu năm 1945, phương tây đã trải qua 16 năm dài cực khổ, bắt đầu từ cuộc Đại Khủng Hoảng (the Great Depression) và kết thúc bởi cuộc Đại Thế Chiến II, con người muốn sống nhẹ nhàng, thư thái hơn. Quảng cáo và tiêu dùng đều phát triển chóng mặt. Mọi người sau chiến tranh mua và mua để cuộc sống đơn giản và nhiều niềm vui hơn. Họ đã sẵn sàng bỏ lại Cuộc Diệt Chủng(the Holocaust) và chiến tranh lại phía sau.
Dần dần, Chủ Nghĩa Lãng Mạn góp phần đến rất nhiều thay đổi tích cực trong xã hội vào thế kỉ 20. Điển hình là giải phòng phụ nữ hay các nhóm thiểu số khỏi kìm kẹp xã hội. Thiếu đi Chủ Nghĩa Lãng Mạn, rất nhiều cái tên đại diện cho thế kỉ 20 sẽ không xuất hiện. Tuy nghiên, khi Chủ Nghĩa Lãng Mạn phát triển và thay đổi qua thời gian, có thể nó đã đi quá xa và đẩy xã hội mất khỏi sự cân bằng cần thiết. Sự mất cân bằng đó có thể quan sát được trực tiếp ở khắp thể giới hiện nay: Chúng ta sống một cuộc sống dư giả về vật chất hơn bao giờ hết, nhưng bên trong là một đống hỗn độn khổng lồ.
Một người theo Chủ Nghĩa Lãng Mạn sẽ lắng nghe và tin vào cảm nhận bên trong con người(*9) của họ. Từ đó, dần dần họ sẽ đánh giá tình hình và hành động dựa vào cảm xúc bên trên. Từ đó, đúng và sai trở nên tương đối. Từ đó, họ dần dần tin và sống theo Chủ Nghĩa Cá Nhân, dù họ có nhận ra được hay không. Từ đó ngôn từ và nền tảng cần thiết để đặt những câu hỏi đạo đức khó bị thui chột. Từ đó cuộc sống nội tâm của con người trở nên đơn giản, thiếu đi những đỉnh cao và những tuyệt vọng: Thay vì phải bận tâm về những quyết định liên quan đến đạo đức, cứ lắng nghe cảm xúc và con tim là được. Và từ đó, the BIG ME.
---------------------------------------------------------------
Bài viết được dựa chính vào cuốn The Road To Character của tác giả David Brooks
---------------------------------------------------------------
*1. https://www.youtube.com/watch?v=r_zHmD4h_TE&t=7s
*2. Sự khiêm tốn và khiêm nhường từ bên trong, không chỉ qua hành động bên ngoài.
*3. “We won this war because our men are brave and because of many other things—because of Russia, England, and China and the passage of time and the gift of nature’s materials. We did not win it because destiny created us better than all other people. I hope that in victory we are more grateful than proud.”
*4. Một so sánh khác trực tiếp hơn là cách cầu thủ ăn mừng trong bóng đá ngày xưa và ngày nay: https://www.youtube.com/watch?v=0PK-CpbypIw&t=101s. Cho ai lười xem: Họ không-tự ăn-mứng (quá lố?) như vậy ngày xưa.
*5. Đoạn này được xây dựng chính dựa trên cuốn The Road To Character, chương 10 và đã được (bị?) lược bỏ nhiều phần để dễ hiểu. Nó được việt dựa trên bối cảnh của thế giới phương Tây. Việc quy nó ra Việt Nam là khá khập khiễng nhưng có lẽ chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều điểm tương đồng và hữu ích. Dù đã cố gắng, đoạn này đã bị đơn giản hóa, và có những điểm sai, nhưng hi vọng nó đã chuyền tải được lược sử sự thay đổi văn hóa. Thực tế, như mọi khi, luôn luôn phức tạp hơn rất nhiều.
*6. "Starting in biblical times"
*7. Moral realism: https://en.wikipedia.org/wiki/Moral_realism
*8. Moral romanticism: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_l%C3%A3ng_m%E1%BA%A1n
*9. Nguyên gốc: "the True Self inside". "Cảm nhận bên trong con người" rõ ràng không là một cách dùng từ tốt.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất