Tôi dám cá rằng 10 người đọc bài này thì 9 người chơi game. Và nếu bạn chơi game thì chắt hẳn bạn sẻ nghe những lời nói này từ bố mẹ bạn đại loại như:
“Sao mày chơi game lắm thế”
“Mày muốn tương lai nát bét hay gì mà cứ chơi game thế”
Cứ y như rằng mỗi khi đang đánh con boss, chơi LOL đang sắp thoát kiếp đồng đoàn thì bạn đều nghe bố mẹ nói những điều này. Thế bố mẹ ơi, game có gì sai???
Trong tiềm thức của các bậc làm cha mẹ thì game là một điều cấm kỵ, chúng khiến con  trẻ đua đòi,bạo lực, nghiện ngập, bỏ ăn bỏ uống, lười vận động. Nhưng bản thân game không hề có lỗi. Ai kêu bạn cấm đầu chơi các tựa game đồi trụy, bạo lực, 18+ làm gì để mà bị nói. Chính tiêu chuẩn xã hội đã biến chất định nghĩa của nó. Vậy nó đã biến chất như thế nào.
Đây là hình ảnh khi bạn tìm kiếm trên mạng với keyword “con trẻ chơi game”:


Nhìn chung, ta có thể thấy rằng đa phần kết quả trả về thì đều cho rằng chơi game rất nguy hiểm, những thứ cặn bã xã hội như nghiện ngập, bạo lực được gán ghép cho đó. Nhưng thực tế game có cả 2 mặt tốt và xấu củng như mọi thứ khác trong cuộc sống. Và vì cha mẹ ta ít được tiếp xúc với game nên họ có xu hướng nhìn vào mặt xấu. Báo chí, truyền thông (vd như Vĩnh Dragon) đều đa phần đưa những thông tin về mặt có hại của game như là giết người cướp của lấy tiền chơi game, ngáo game, nghiện game trên mạng
Like this:


Và vì vậy bố mẹ chúng ta tin rằng thì mà là:nếu chúng ta chơi game chúng ta sẻ có xu hướng nghiện ngập, bạo lực.thế họ tin tưởng hoàn toàn vào những gì bào chí đăng à?
Thật vậy, theo như nghiên cứu trên tạp chí EJMSTE, chúng ta thường có xu hướng tin tưởng mọi điều bào chí nói. Báo chí đưa tin phiến diện một chiều, bố mẹ chúng ta đang bị thuyết phục rằng nếu để chúng ta chơi game thì chúng ta sẻ bị tha hóa. Hay báo chí thường đưa tên về những cụ án do người nghiện game gây ra giống như 2 ảnh ở trên. Họ nôm nốp lo sợ rằng nếu tình trạng chơi game của chúng ta còn tiếp diển thì chúng ta sẻ bị biến thành kẽ biến chất, nghiện ngập, đuôi mù. Tác hại lên cơ thể của game là có như là lười vận động, giảm thị lực, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý và hàng hà sa số các tác hại khác. Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi bạn thật sự nghiện game chú không phải cứ chơi game là sẻ mắc những điều trên. Vậy có còn hậu quả gì nữa? Chơi game nhiều khiến bạn chểnh mảng việc học tập, bỏ ăn uống để theo đuổi đam mê. Đối với phụ huynh Châu Á nói chung và phụ huynh Việt Nam nói riêng thì học thức quan trọng hơn tất cả. Niềm vui ảo nhưng hậu quả thật chắt chắn là là câu nói hợp lý nhất. Vì sao? Vì họ quan niệm rằng: “học hành là thứ quan trọng nhất, quan trọng hơn của cải và thành công ( trích trong bài viết học thuật Parenting in VietNam) . cha mẹ sẵng sàng đổ mồ hôi, sôi nước mắt, dành hết của của cải, tiền bạc, thậm chí bán cả nhà cửa, ruộng đất chỉ để cho con mình được học hành tử tế. Một slot giử chổ để con cái của mình học ở trường tốt có giá hàng chục triệu. Vd thực tế là cô của mình có một đứa con trai và chi phí để cho nó học ở một ngôi trường cấp 2 tốt ở khu vực đó (quận Gò Vấp) là vài chục triệu. có thể thấy rằng ba mẹ sẳng sàng hi sinh cuộc đời họ để được ăn học tử tế. Học thức tiêu chuẩn để tách biệt ta với những thành phần bất trị, vô học, lông bông. Học thức càng cao càng có được địa vị cao trong xã hội, được mọi người tôn trọng. Bạn muốn cha mẹ vui, bản phải đi học, bạn phải cốgắn chọn những ngành nghề có địa vị cao trong xả hội như bác sĩ, kỹ sư thay vì những ngành nghề bạn muốn, ngành nghề hợp với bạn, những ngành nghề là đam mê của bạn. Đả bào giờ bạn thấy những ai nói rằng:”con sẻ kiếm tiền từ game, con sẽ làm một nhà làm game hàng đầu, con sẻ tạo ra những tựa game hay nhất thế giới.” mà bố mẹ họ ủng hộ họ chưa, chưa bị vả vở mồm là may đấy.
Cái gì củng có 2 mặt của nó, một ly rượu vang đỏ có tác dụng tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng mấy ai hiểu được tác hại của nó. Chơi game giúp ta giải trí sau những giờ học, làm việc căn thẳng. Nhưng chơi nhiều thì có nghiện không? Hầu như là không. Theo như nghiên cứu trên tạp chí New York Time, nghiện game là triệu chứng của các bện tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Thực tế thì  trong tổng số game thủ chỉ có 8-10% game thủ thật sự nghiện game. Chìa khóa cho sự nghiện ngập chính là mối quan hệ. Trong bài viết “ lợi ích của việc ngừng quay tay” , những người nghiện ( cụ thể  trong bài viết trên là nghiện quay tay) là có vấn đề về quan hệ xả hội, ít giao lưu xả hội, ít bè bạn. Game được thiết kế để chúng ta đắm chìm vào đó. Ở trong game bạn được công nhận những gì bạn làm. Thế nên những người nghiện game là những người đang gặp vấn đề. Họ chơi game nhiều vì để họ níu kéo ý nghĩ rằng “cuộc sống của tôi vẩn ổn?”. chẳng ai rảnh tối ngày cắm mắt vào game cả. Thế chơi game có làm gia tăng khuynh hướng bạo lực. Có cả thẩy 88 thể loại game thì bạo lực là yếu tố xuất hiện rất nhiều. Cái này ảnh hưởng nhiều đến trẻ em vì vùng vỏ nào trước tráng(vùng đưa ra quyết định, hành vi) đều không hoàn thiện trước tuổi 20 (theo CBS news).  Mọi thứ đều có 2 mặt nhưng ta lại phân tích, xâu xé thì không công bằng. Theo 2 nhà nghiên cứu là Anderson và Warburton thì yếu tố gam bảo lực chỉ chiếm 10% quyết định gây án. Cái yếu tố còn lại như là gia đình vũ phu, bạo lực, dị giáo, bạn bè tồi tệ,lạm dụng chất kích thích. Đúng rằng game có thể làm con trẻ tệ đi, bị tha hóa do bản chất của chúng tò mò, hiếu kỳ. Nếu vậy bạn hãy giãi thích cho con rằng game này như thế nào và không niên chơi, nếu rảnh hãy hơi game cùng con, vừa tăng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Bạn sẻ thấy rằng chơi game cùng con vui như thế nào. Thực tế thì game có lợi ích bất ngờ ấy chứ. Theo như 2 nhà nghiên cứu trên  thì game có 5 lợi ích sau:
Giảm đau sau các cuộc phẫu thuật y tế
Tăng khả năng tư duy và làm việc nhóm
Gia tăng kỹ năng xã hội, hành vi giúp đỡ
Gia tăng nhu cầu vận động
Tiếp thu bài học tốt hơn.
Trên đây là bài viết của mình. Mong người lớn có thể hiểu ra và đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên game, hãy tôn trọng những suy sở thích cá nhân của chúng ta