-lần mò vào facebook của các bạn hồi cấp 1 cấp 2 rồi cấp 3 rồi tự hỏi cái gì đã định hình nên tính cách 1 con người. tại sao có người đã thành công còn người kia lại thất bại, đâu mới là con người mình muốn trở thành trong tương lai, con người hiện tại có làm mình hạnh phúc không nếu không thì bắt buộc phải thay đổi dù có thoải mái hay ko, tính cách nào cần thay đổi cái nào cần giữ lại, ruốt cuộc để trở thành người ta muốn tính cách của chúng ta phải thay đổi như thế nào đó mới là điều quan trọng nhất, nếu bây giờ cứ là be yourself rồi cuộc sống mình sẽ đi đến đâu bởi vì những con người ngoài kia quá tài giỏi còn bản thân quá yếu kém sao.
Điều gì khiến bạn trở thành bạn của ngày hôm nay? Đó là một sự kết hợp của di truyền và giáo dục phải không? Có lẽ giáo dục là cách chủ yếu mà cha mẹ và thầy cô giáo đã áp dụng để dạy bạn cách cư xử. Một vài sự kiện quan trọng trong cuộc sống cũng giúp bạn hình thành các chính kiến và cá tính của bạn.
Vai thứ trong gia đình: Vô số nghiên cứu đã chứng minh rằng thứ tự sinh có thể ảnh hưởng đến tính cách của bạn. Đứa trẻ được sinh ra đầu tiên có nhiều khả năng hách dịch nhưng có trách nhiệm, trong khi trẻ em cuối cùng sinh ra có nhiều khả năng bốc đồng. Một nghiên cứu thậm chí đã cho thấy rằng sự lựa chọn của chúng ta về vợ/chồng có thể bị ảnh hưởng bởi thứ tự sinh - và chúng ta có khả năng chọn những người sinh ra trong cùng một 'vị trí'.
Tuổi: tuổi của bạn có thể ảnh hưởng đến tính cách của bạn theo cách bạn không mong đợi. Trong khi phần lớn tính cách của chúng ta tương đối ổn định trong suốt cuộc đời của chúng ta, nhưng có xu hướng thay đổi khi chúng ta về già. Cảm xúc và ý thức trách nhiệm của chúng ta có xu hướng ổn định ở mức cao nhất khi chúng ta đang ở độ tuổi 40-60, sự háo hức cho những trải nghiệm mới lạ có xu hướng giảm dần khi chúng ta trở nên già hơn.
Những sự kiện trong cuộc sống: Một sự kiện trong cuộc sống như đột ngột mất mát người thân hay thậm chí là một sự thay đổi trong sự nghiệp thường có tác động sâu sắc đến tâm lý của chúng ta và thậm chí khiến tính cách của chúng ta thay đổi. Trải qua một chấn thương nghiêm trọng có thể làm cho mọi người gặp khó khăn hơn và lo lắng nhiều hơn khi đối mặt với rủi ro, thậm chí có thể dẫn đến rối loạn nhân cách và các bệnh tâm lý khác



Sự thông minh: Sự thông minh không được xem là một đặc điểm cá tính, nhưng được liên kết chặt chẽ với tính cách. Những người thông minh thường có khả năng thích ứng tốt với môi trường và vượt trội trong học tập.
Mặt khác, những người có chỉ số IQ cao thường có nhiều khả năng mắc một số loại trầm cảm, mang tính cách bốc đồng và dễ gặp rủi ro trong cách ứng xử. Những người có chỉ số IQ cao đặc biệt cũng cảm thấy 'kỳ lạ' so với các đồng nghiệp của họ và cô đơn khi lớn lên.
Chế độ ăn uống: Trong số những điều khiến chúng ta hành xử như thế nào tất nhiên là do hormone của chúng ta. Nếu bạn sản xuất nhiều testosterone thì bạn có nhiều khả năng trở thành một nhân vật ưa tức giận và quyết tâm làm cho bằng được điều bạn muốn, trong khi bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nếu bạn tạo ra rất nhiều dopamine và serotonin (hormone hạnh phúc).
Dáng vẻ bên ngoài: Không có gì bất ngờ nếu nói dáng vẻ bên ngoài có thể định hình nhân cách của chúng ta. Cái nhìn tích cực của người khác đối với dáng vẻ của chúng ta khiến chúng ta tự tin hơn và có cái nhìn lạc quan về cuộc sống.
tính cách tốt
  • Khiêm tốn
  • Vị tha, khoan dung
  • Kiên nhẫn, chịu khó
  • Hòa đồng, cởi mở, vui vẻ, hoạt bát
  • Lễ phép, chừng mực, biết kính trên nhường dưới
  • Biết nghĩ đến người khác và nhiệt tình giúp đỡ mọi người
bạn phóng khoáng, vui vẻ, nhiệt tình thì từ những mối quan hệ đó bạn kết nối chặt chẽ hơn hoặc được người khác giới thiệu thêm nhiều mối quan hệ nữa, nguồn lực lại mở rộng ra.
Bạn có nguồn lực quan hệ tốt nhưng tính cách lại hay cáu giận, hay nói lời khó nghe, rồi keo kiệt, bủn xỉn thì dần những mối quan hệ đó cũng mất đi. Ngược lại, Bạn có tố chất, năng khiếu nhưng tính cách lại lười biếng, hay chán nản, kêu ca, lại thụ động thì các tố chất sẽ ngày càng bị vùi lấp. Ngược lại, nếu bạn năng động, chăm chỉ, chịu khó trải nghiệm thì tố chất sẽ biến thành NĂNG LỰC để bạn có thể sử dụng, khai thác, kiếm tiền từ đó.
Nguồn lực bẩm sinh mỗi người được SỐ PHẬN cho khác nhau (giống như VỐN để khởi nghiệp). Có người sinh ra đã được thừa kế hàng trăm triệu, bố mẹ làm to quan hệ rộng, nhà cửa có sẵn. Có người sinh ra đã ôm một cục nợ, có người sinh ra đúng là con số 0 tròn trình. Nhưng điều đó KHÔNG THỂ thay đổi được. Chúng ta không thể sinh lại lần thứ 2, không được lựa chọn nguồn gốc xuất thân, nhưng chúng ta sẽ lựa chọn được cách sống cho mình. Người có vốn nhiều mà không biết vận hành thì “miệng ăn núi lở”, kiểu gì cũng hết. Còn người có vốn ít nhưng lại quản trị, vận hành tốt thì dần dần sẽ tích lũy được nhiều hơn, có thể thay đổi số phận của mình. Tất cả đều phụ thuộc vào TÍNH CÁCH.
TÍNH CÁCH TỐT LÀM NGUỒN LỰC TĂNG LÊN VÀ NGƯỢC LẠI, TÍNH CÁCH XẤU LÀM NGUỒN LỰC GIẢM ĐI!
Cho nên nói thay đổi tính cách, thay đổi số phận là như vậy. Suy cho cùng là làm thế nào để chúng ta KHÔNG CÒN tính cách xấu.
Phật giáo có câu: Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình (thực ra chính xác phải là: Kẻ thù lớn nhất của đời người là những TÍNH CÁCH XẤU của chính mình).
Nhưng dân gian cũng có câu: Giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời.
Thay đổi tính cách là vấn đề vô cùng nan giải và khó khăn, nó đòi hỏi Ý CHÍ quyết tâm và NỖ LỰC rất lớn của mỗi người và buộc phải có ĐỘNG LỰC mạnh mẽ thúc đẩy. có thể là nhận thức thay đổi...
Tính cách được định nghĩa là những yếu tố TÂM LÝ TƯƠNG ĐỐI ỔN ĐỊNH của con người, ảnh hưởng tới XU HƯỚNG suy nghĩ, hành động của chúng ta.
Biết được TÍNH CÁCH của bản thân hay của người khác, ta có thể DỰ ĐOÁN được trước suy nghĩ, hành động của một người trong tương lai.
Có 3 loại tính cách:
LOẠI 1: TÍNH CÁCH BẨM SINH
Mỗi chúng ta sinh ra đều đã có những nét tính cách rất riêng. Thử quan sát những đứa trẻ: có đứa năng động hoạt bát, nói nhiều, nghịch ngợm nhưng có nhiều đứa lại trầm lặng, hướng nội, chỉ thích quan sát, thụ động. Nguyên nhân thì có nhiều: do gien, do thời tiết (sinh mùa nào), do phong thủy (yếu đố về khí của đất, nước)…
Để phát hiện và GỌI TÊN những tính cách bẩm sinh, người ta thường dùng các công cụ chiêm tinh học phương Đông (tử vi, tứ trụ) hoặc phương Tây (Astrology) hoặc quan sát hành vi của những đứa trẻ.
Tính cách bẩm sinh sẽ ảnh hưởng tới thói quen suy nghĩ, hành động của mỗi đứa trẻ. Đương nhiên tính cách bẩm sinh có những tính cách tốt và tính xấu. Vì vậy mới cần đến cha mẹ để GIÁO DỤC con những TÍNH TỐT (lễ phép, ngoan ngoãn, chăm chỉ, trách nhiệm) và HẠN CHẾ TÍNH XẤU (ích kỷ, hẹp hòi, vòi vĩnh…).
 
LOẠI 2: TÍNH CÁCH DO MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG
Chính là loại tính cách được hình thành do thói quen. Nhưng thói quen này được hình thành thụ động, do môi trường tác động (chúng ta nhìn người khác làm theo).
Ví dụ: sinh viên thường LƯỜI BIẾNG hơn học phổ thông do thay đổi môi trường. Người Việt Nam thường TÙY TIỆN hơn người nước ngoài.
Loại tính cách này được hình thành do đặc thù XÃ HỘI. Chúng ta thường nói: Tính cách người Việt chăm chỉ, cần cù, sáng tạo nhưng tùy tiện, tủn mủn. Tính cách người Mỹ thì năng động, chủ động, tham vọng nhưng chủ nghĩa cá nhân, thích thể hiện. Tính cách nguwofi Nhật thì kỷ luật, khoa học, chi tiết, tỉ mỉ nhưng cứng nhắc, bảo thủ.
 
Số phận của mỗi chúng ta đa phần lại phụ thuộc vào 2 loại tính cách này. Nếu bạn may mắn, môi trường sẽ hỗ trợ phát triển những tính cách BẨM SINH TỐT của bạn. Còn không may thì nó lại dung túng cho những tính cách XẤU được dịp phát triển.
Còn sống theo tính cách XÃ HỘI thì rất MỆT MỎI, vì nhiều khi bạn sẽ thấy mình không phải là mình nữa! Xã hội buộc ta phải THÍCH NGHI và HÒA NHẬP, nhưng đừng biến nó thành tính cách của bản thân.
3. TÍNH CÁCH DO CHÚNG TA TỰ XÂY DỰNG NÊN
“Khi bạn tự xây dựng nên tính cách cho chính bản thân mình, bạn mới thực sự đang sống cuộc đời của chính bạn” – Hải Sunsea
Con người đều hướng đến sự TỰ DO. Tự do đơn giản là ta có quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình. Nhưng tính cách của ta một phần do số phận định đoạt, một phần do xã hội ảnh hưởng, ta có thực sự TỰ DO chưa?
Câu trả lời là CHƯA đối với những người chưa tự xây dựng tính cách cho bản thân. Loại tính cách này được gọi dưới một cái tên rất hay, đó là GIÁ TRỊ CỐT LÕI. (đây chính là từ khóa để bạn tìm hiểu về cách xây dựng giá trị cốt lõi cho cá nhân – cũng giống như xây giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp).
 
Giá trị cốt lõi là thuật ngữ thường được dùng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Nhưng giá trị cốt lõi cũng nên được dùng trong việc xây dựng văn hóa của cá nhân.
Giá trị cốt lõi là những TÍNH CÁCH mà doanh nghiệp LỰA CHỌN cho mình. VD như Facebook chọn tính cách: gây ảnh hưởng, mạo hiểm, chuyển động nhanh, cởi mở. Sony chọn tính cách tiên phong, sáng tạo, cá nhân. VNPT Epay chọn tính cách: yêu thương con người, chuyên nghiệp, sáng tạo, chất lượng…
Giá trị cốt lõi cũng chính là những TÍNH CÁCH mà cá nhân LỰA CHỌN cho mình. VD Hải Sunsea chọn: sáng tạo, tạo giá trị, học hỏi liên tục, khác biệt, tôn trọng.
 
Quá trình xây dựng giá trị cốt lõi cho cá nhân hay doanh nghiệp đều bắt đầu từ  những việc sau:
1.Tìm hiểu tính cách bẩm sinh, tính cách do môi trường ảnh hưởng của cá nhân/doanh nghiệp đó.
2. Tìm hiểu MONG MUỐN tính cách trong tương lai của chúng ta
3. LỰA CHỌN tính cách để làm giá trị cốt lõi
4. Làm rõ những giá trị cốt lõi đó (sáng tạo theo chúng ta là gì? Tôn trọng là gì?). Đưa ra nhận thức và phương châm hành động tương ứng.
5. Kiểm soát mọi lời nói, hành động, suy nghĩ của chúng ta tuân theo những giá trị đó.
6. Nhận phản hồi và điều chỉnh.
 
Định hình được những tính cách của bản thân, bạn sẽ thực sự sống cuộc sống của chính bạn!
Đương nhiên việc này không hề dễ dàng. Thậm chí rất khó (đâu có mấy doanh nghiệp xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp).
Nhưng gì cũng có cái GIÁ của nó!