nếu sinh ra là để chết vậy vì sao ta sống? Vì sao không chết đi để hoàn thành nhanh mục đích này?
Kỳ vọng.
Cha, mẹ bạn đặt niềm tin rằng một ngày nào đó bạn trở thành một vĩ nhân hoặc nếu không thành thì ít nhất cũng phải tài giỏi hơn người khác. Bạn học được gì ngoài mấy đống tài liệu sẵn có cùng với mấy lời nhạt nhẽo từ giáo viên chỉ xoay quanh thế này thế nọ để điểm cao, cần chú ý mấy điểm sau để không bị gài...Dù vậy, vẫn không phủ định niềm vui hân hoan khi bạn đem về tấm giấy học sinh giỏi mà khoe nhưng lại không thể biết được khi năm nào đó không có tấm giấy ấy - tất nhiên những gì bạn nhận cũng không ngoài vài lời thất vọng cho bạn - thứ bạn vốn phải đạt được giờ đây lại không đạt được, hẳn họ sẽ quên mất bao tờ giấy trước. Bạn sẽ buồn thôi, có thể bạn chỉ thực sự sống được vài khoảng khắc ngắn ngủi khi vui đùa cũng bạn bè và phần còn lại thì điểm số, thành tích sẽ sống thay cho bạn. Có phải bạn từng nghĩ rằng cân bằng sẽ cân bằng mọi thứ nhưng đó không là điều may mắn dễ có, bao nhiêu người cân bằng được giữa hai việc học tốt và có cuộc sống tốt. Cụ thể ở đây cuộc sống tốt là bạn có thời gian đọc sách, vui chơi bên lề, tận hưởng thú vui riêng và cha mẹ sẵn sàng cho bạn mọi điều kiện tốt nhất-họ yêu thương bạn, thấu hiểu bạn - Nếu bạn có được điều này thì việc đọc tới đây nên dừng lại vì bài viết này không phải vì mục đích hướng bạn tới con người tốt hơn hôm qua. Tiếp theo là việc học tốt, hãy hiểu theo nghĩa bạn đạt được điểm số tốt hết các môn, thầy cô công nhận bạn là xuất sắc nhưng thành tựu này không phải là cố sức để có, bạn đạt được nhẹ nhàng - cảm giác kiến thức chỉ là một thứ dễ hiểu, dễ liên kết với nhau, bạn có cách học như chẳng học. Vì nếu không như vậy thì dù bạn cố công thì bạn chỉ thuộc tuýp người chăm học- bạn cố bao nhiêu thời gian để có điểm số như mong đợi? Trong khi người khác tham gia các hoạt động giải trí một cách thường xuyên mà vẫn có được điểm số bạn mong ước? Bạn chẳng có những thứ đó thì bạn sẽ ghen tị? Tôi đoán nếu ghen tị thì bạn đang chỉ sống vì mấy con điểm vô nghĩa. Rồi một thời gian sau, thời điểm tốt nghiệp trung học phổ thông. Bạn có ước mơ gì? Bạn sẽ về nhà và hỏi cha mẹ rằng bạn học ngành này có được không? - Lúc này, bạn chẳng chắc chắn rằng con đường của bạn là đúng hay sai thậm chí còn chẳng còn quyền lựa chọn và việc này cũng tương tự như cha mẹ bạn quyết luôn ngành bạn học. Thất vọng nhất khi cha mẹ bạn hăm dọa bạn nếu không học theo ý muốn họ thì không có điều kiện để học nữa-lựa chọn của bạn có thể có nhiều hơn một nhưng bạn vẫn chọn lựa chọn đầu tiên vì nếu ngoài đầu tiên ra thì thực lực của bạn ở mức nào, mọi việc sẽ thuận lợi theo mong muốn chứ?. Vậy bạn sẽ sống nhưng không phải trong những tiết học nhàm chán kia, có thể sẽ đổi cho thời gian học bằng thời gian sống của bạn nhưng bạn vẫn cố gắng để không rớt môn-biết đâu trong con người bạn vẫn còn lòng tự tôn, vẫn còn tiếc thương cho mồ hôi của cha mẹ. Vậy cứ cho là sống nhưng quá nhạt nhẽo. Thời gian sau đại học. Bạn sẽ kiếm một việc làm mà nó phải "phù hợp" với tiêu chuẩn xã hội -"Bạn chẳng thể lấy nổi một cô ả thành thị đang mang trong đầu cái ám ảnh về lương 10 triệu một tháng của đối tác. Mọi chuyện có vẻ êm đẹp nếu công việc mang lại hơn 10 triệu một tháng nhưng liệu bạn có hài lòng về công việc, bạn hài lòng thực sự về nó chứ không phải cái thứ tự ám thị hay bất kì suy nghĩ vào về sự may mắn khi có được một công việc như vậy từ bất kì nguồn bên ngoài." Đừng huyễn hoặc bản thân nữa nếu muốn dừng lại, bạn cần nhận ra đâu là con đường bạn muốn đi và chỉ cần từ bỏ tất cả những giả tạo còn đó thì bạn đã sống. Nếu chỉ sống như hiện tại thì bạn chỉ là linh hồn khao khát tự do đang bị kẹt trong cỗ máy vô hồn-có thể bạn rất khao khát tự do ý chí, tự do sống cuộc đời của bạn nhưng bạn không thể thoát ra - Đấy là do bạn, bạn muốn thoát ra cái cỗ máy vô hồn kia? -Bạn chỉ cần bước ra thôi. .......... Bạn không cần phải lấy vợ/chồng theo yêu cầu của ai đó, bạn biết đấy tình yêu chân thành là nền tảng vững chắc nhất để bạn có thể sống trong đời sống hôn nhân thực sự còn không thì bạn sẽ chết dần chết mòn trong sự gượng ép của cả hai, dần dần nó không chỉ tiêu tốn thời gian mà còn sức khỏe của cả hai. Sau khi lấy vợ, đẻ con. Bạn sẽ tiếp tục xoay cái guồng quay vô tận của xã hội, bạn sẽ đặt áp lực lên con bạn-kì vọng con bạn như cái cách cha mẹ bạn đã làm với bạn. Bạn nên tự hỏi có cách nào thoát ra khỏi cái guồng quay đó khi mà "văn hóa" được nhấn sâu trong từng thớ óc của bạn? "Hi vọng khi tìm được. Bạn sẽ thoát khỏi cái guồng quay đó".