phải là người giỏi nhất lĩnh vực của mình và hòa đồng
bạn làm cùng 1 việc cùng 1 suy nghĩ về 1 vấn đề rồi bạn mong kết quả khác đi là điều không, nếu bạn muốn thay đổi 1 vấn đề nào đó thử...
bạn làm cùng 1 việc cùng 1 suy nghĩ về 1 vấn đề rồi bạn mong kết quả khác đi là điều không, nếu bạn muốn thay đổi 1 vấn đề nào đó thử thay đổi cách suy nghĩ về vấn đề đó bạn sẽ thấy khác đi
1. Thái độ sống: Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng nhất đối với tất cả mọi người nói chung và các bạn trẻ nói riêng, là thái độ sống. Nếu như chúng ta có một thái độ sống tích cực, mở rộng lòng, sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh cũng như hoàn thiện bản thân thì chắc chắn, chúng ta sẽ có một cuộc sống có ý nghĩa và có ích.
2. Xác định được mục đích của cuộc đời: việc xác định được mục đích của đời sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn khi phải có những quyết định quan trọng, đảm bảo rằng mọi việc mình làm đều hướng tới một mục tiêu mà mình đã xác định. Mỗi khi thực hiện công việc nào đó, dù nỏ bé, chúng ta đều biết rằng mình đang làm vì điều gì, cho ai và kết quả mình sẽ nhận lại là gì
Nhóm tích cực: là những bạn trẻ có thái độ sống tích cực, cởi mở, sáng tạo, sẵn sàng học hỏi và chấp nhận thách thức. Họ không chỉ làm tốt công việc chuyên môn mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. Ưu thế của họ là được mọi người yêu mến và có điều kiện để được bổ nhiệm vào vị trí cao hơn. Khuyết điểm của họ là đa mang nên đôi khi thiếu tập trung.
-ra đời phải biết mình nhỏ bé không là gì để học những người giỏi. chăm chỉ đọc sách và nâng cao trình độ chuyên môn
-con người mình như thế nào do môi trường của nó, thứ 2 sách mà nó đọc được
-Sống có mục đích và sống có ích
1. Thái độ chia sẻ 2. Lòng nhiệt tình 3. Khả năng ra quyết định 4. Tinh thần đồng đội. 5. Khả năng giao tiếp. 6. Tự tin. 7. Các kỹ năng làm việc độc lập.
-Các mối quan hệ trong cuộc sống rất có giá trị cho con đường tìm việc của bạn. Nhờ các mối quan hệ, bạn sẽ gia tăng cơ hội biết thêm nhiều thông tin công việc. Vậy, ở bước đầu tiên, trong thời gian chuẩn bị này, bạn cần tạo dựng các mối quan hệ ý nghĩa. Tiếp theo, bạn cần tham khảo nhiều thông tin tuyển dụng để tìm thấy các cơ hội việc làm cho mình – qua các phương tiện truyền thông, cả online và offline: báo đài, website, tờ rơi, bảng đăng tuyển…
-Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...
-Bạn thể hiện các kỹ năng ấy chính qua thái độ sống tích cực với từng giây từng phút trong cuộc sống; qua những đam mê, khát khao và mơ ước cháy bỏng mà bạn hằng nuôi dưỡng và theo đuổi mỗi ngày; qua các kinh nghiệm - dù ít hay nhiều - xoay quanh chuyên môn, sở trường của bạn; qua các mối quan hệ với những người trong lĩnh vực bạn muốn dấn thân vào
-Kết quả là, không có tiền trong tay, phải thực sự vận dụng trí tuệ, sự nhanh nhạy và ý chí cũng như cơ bắp, các học viên trong bài tập thứ hai lại kiếm được nhiều tiền hơn, hiệu quả hơn bài tập đầu tiên. Qua đó, các bạn học viên đã nhận thức được một điều rất cơ bản: vốn rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Để kinh doanh thành công thì khát vọng, ý chí, trí tuệ và sự năng động chính là những yếu tố cần thiết. May mắn thay, tôi nhận thấy điều này hiện diện rất rõ trong thế hệ trẻ ngày nay
-. Họ không nhận ra rằng, con đường để trở nên giàu có đòi hỏi thời gian, sự nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện bản thân cũng như trở thành người giỏi nhất, chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.
-Hãy luôn phấn đấu trở thành một trong những người giỏi nhất, chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình, thì giàu có sẽ đến với bạn
-ngành kỹ thuật là 1 trong những ngành dễ xin việc nhất hiện nay
1. Xây dựng định hướng cuộc đời: Bạn phải suy nghĩ nghiêm túc xem mình muốn trở thành người như thế nào? 5 năm, 10 năm nữa, bạn sẽ là ai? Có như vậy, bạn mới vẽ được bản đồ cuộc đời của mình. Tuy nhiên, định hướng này cũng chỉ mang tính định hướng và không cứng nhắc. Rất có thể bạn sẽ phải thay đổi nó khi hoàn cảnh đổi thay. Quan trọng là bạn luôn chủ động “điều khiển” cuộc đời mình
2. Kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh) và tin học: Trong thời đại này, tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc. Bạn có thể lơ là học vài thứ nhưng phải cố gắng học tốt tiếng Anh, đây là phương tiện tiếp cận với thế giới. Hãy lên kế hoạch học tiếng Anh ngay từ hôm nay. Tin học, theo tôi, dẫu không quan trọng bằng ngoại ngữ nhưng nó là một kỹ năng cần có trong kỷ nguyên “công nghệ số” này.
3. Hãy làm tốt những công việc bình thường nhất: 20 năm trước, tôi tốt nghiệp đại học với thành tích xuất sắc và được nhận vào một công ty dầu khí lớn. Bản thân đang mang trong mình những dự định to tát nhưng những công việc đầu tiên tôi được giao là photocopy tài liệu, đánh máy văn bản, giao nhận hồ sơ, dịch tài liệu… đó thật sự là những công việc nhàm chán. Tuy nhiên, tôi đã rất vui vẻ và tập trung để làm tốt. Điều này giúp tôi tự tin vì nhiều lần sau này, trong những hoàn cảnh đặc biệt, một mình tôi có thể “độc lập tác chiến” từ photo, fax tài liệu, phiên dịch… Ngoài ra, các bạn nhân viên của tôi cũng ”ngưỡng mộ” sếp hơn khi biết rằng sếp có thể làm tốt những công việc «tầm thường» nhất. Triết lý ở đây là “Nếu không thể làm tốt những chuyện nhỏ, ai sẽ dám giao cho bạn những chuyện lớn hơn?”
4. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ: Bạn nên chú trọng đến việc này. Xây dựng các mối quan hệ với các bạn đồng nghiệp, bạn đồng môn, cùng ngành… sẽ làm phong phú thêm cuộc sống và là cơ hội tốt để bạn học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Hãy chủ động, hãy tích cực tham gia các câu lạc bộ, hội, nhóm… ngành nghề, cộng đồng. Tuy nhiên, triết lý của xây dựng mối quan hệ không phải ở kỹ thuật tạo quan hệ mà chính là quá trình hoàn thiện bản thân. Hãy phấn đấu trở thành một người “thú vị” mà nhiều người muốn kết bạn!
5. Hãy sống chân thành và đạo đức: Năm nay tôi đã 42 tuổi, có vẻ vẫn còn hơi sớm để nói đến chuyện sống có đạo đức. Sống chân thành thì dễ hiểu, vậy sống có đạo đức là như thế nào? Tôi tin vào hai quy luật của cuộc đời: nhân quả và bù trừ. Vào đời từ những năm 20 tuổi, tôi đã sống và tuân thủ nó và đã nhận được từ cuộc đời rất nhiều. Hãy mở lòng ra, mọi người sẽ yêu thương và chia sẻ với bạn!
6. Phấn đấu trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình: Chắc chắn trong cuộc đời, bạn sẽ phải làm nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, cho dù làm việc gì, bạn phải luôn phấn đấu trở thành người giỏi nhất. Có thể bạn sẽ không đạt danh hiệu người giỏi nhất nhưng tôi tin những cố gắng, nỗ lực của mình, bạn sẽ được đồng nghiệp, lãnh đạo hoặc cộng đồng nhìn nhận và nhờ đó, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội tốt để chọn lựa. Trên hết, ai cũng muốn được kết bạn, làm việc hoặc hợp tác cùng những chuyên gia giỏi nhất!
7. Sống cân bằng: Đây có vẻ là một yêu cầu khó trong xã hội bận rộn và nhiều mối lo lắng như hiện nay. Tuy nhiên, bạn nên tập cho mình những thú vui riêng để cân bằng cuộc sống và giữ cho tâm trí được sáng suốt, vui vẻ. Hãy chơi một môn thể thao nào đó, hoặc đi du lịch, câu cá, đọc sách…. sẽ giúp bạn không bị áp lực công việc đè nặng suốt 24 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, cũng đừng quên chú ý đến sức khỏe của mình.
8. Châm ngôn sống của tôi: “Hãy sống ở thể chủ động, ở cách khách quan, ở thì hiện tại và ở ngôi thứ nhất. Hãy sử dụng động từ: Yêu Thương!”
-bắt buộc phải là 1 người hòa đồng
-à các bạn trẻ khi bắt đầu đi làm cần chuẩn bị cho mình tính kiên nhẫn, sự khiêm tốn, óc cầu tiến, khả năng làm việc tập thể. Đừng đòi hỏi quyền lợi cho mình hoặc tị nạnh so sánh với người khác mà hãy thể hiện giá trị bản thân, khả năng chia sẻ và sự đóng góp của mình. Tôi tin chắc là những nỗ lực và cố gắng của bạn sẽ được ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng
-Bạn giỏi, bạn còn trẻ, bạn có quyền kiêu hãnh nhưng đừng ảo tưởng và nhiễm bệnh ngôi sao. Hãy trở thành ngôi sao lấp lánh trong dải ngân hà, chứ đừng biến mình thành những “ngôi sao cô đơn”
“People don’t care how much you know until they know how much you care!”
-quan hệ nào cũng phải dựa trên sự chân tình thật sự đó mới là người khôn
+khi tạo lập mối quan hệ với ai đừng nghĩ là họ mang đến được gì cho mình mà mình có thể mang đến được gì cho họ
(1) Luôn sẵn lòng nếu thấy mình có thể giúp đỡchuyện gì. Khi cần giúp đỡ, hỗ trợ cũng luôn tự tin mở miệng “nhờ vả”. (2) Dành thời gian ăn sáng, ăn trưa để gặp gỡ bạn bè. Có những buổi chiều hoặc tối vẫn thường ngồi “bù khú” với anh em.
Về lợi ích của networking và việc đầu tư vào networking mang lại cho cá nhân tôi là làm cho cuộc sống thêm phong phú, có nhiều bạn, những người thầy chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn khi gặp khó khăn. Những thành quả nho nhỏ trong công việc có được ngày hôm nay, phần lớn đến từ các mối quan hệ của mình
4. Làm sao giữ được mối quan hệ với người thành công hơn mình? Gìn giữ một mối quan hệ thật sự tức là bạn có “giao tiếp” với người đó. Với những người thành công hơn, bạn vẫn có thể mang lại giá trị cho họ về mặt tình cảm hoặc tinh thần, sự quan tâm và lắng nghe. Cách tốt nhất là tôn trọng, mong muốn được học hỏi từ họ, không ngại đặt câu hỏi một cách lịch sự và khéo léo mà người đó có thể trả lời, tư vấn. Ngoài ra, cho dù thành công hơn, họ vẫn cần sự quan tâm, giúp đỡ, động viên. Bạn có thể thể hiện sự quan tâm bằng cách tặng những món quà nhỏ như một quyển sách hay, hoặc đơn giản là email, comment, messages trên Facebook, trang blog cá nhân...
5. Làm sao chuyển mối quan hệ thành nguồn vốn? Mối quan hệ được chuyển thành nguồn vốn khi nhờ nó mà chúng ta tạo được giá trị về vật chất và/hoặc tinh thần cho bản thân và người xung quanh. Để được như vậy thì mối quan hệ phải đủ thân và tin tưởng lẫn nhau. Bạn có thể sử dụng mối quan hệ mình đang có để làm những việc có ích, tức là đã chuyển nó thành tài sản. Cụ thể là bạn sẽ hoàn thiện bản thân hơn, trưởng thành hơn, làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn nhờ những người bạn, người thầy mình có. Ngoài ra, nhờ có mối quan hệ, bạn trở nên sống có ích, có giá trị hơn và có thể giúp đỡ những người xung quanh.
6. Kiến thức rộng có phải là điều kiện tiên quyết để trở thành người giỏi tạo dựng các mối quan hệ? Kiến thức rộng không phải yếu tố quyết định. Yếu tố quyết định bạn có phải người giao tiếp giỏi nằm ở thái độ sống, cách cư xử, sự cởi mở, vui vẻ. Những điều này sẽ quyết định xem người ta có quý mến bạn không. Rồi sau đó mới tới kiến thức và kinh nghiệm sống phù hợp với mối quan hệ.
8. Em là sinh viên mới tốt nghiệp và không có nhiều mối quan hệ. Vậy em cần làm gì để được tuyển dụng? Trên thực tế, chỉ những vị trí quản lý mới yêu cầu kinh nghiệm. Khi tuyển dụng các bạn trẻ ở vị trí nhân viên hay tập sự, các công ty sẽ không yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Hiện nay, đa số các công ty xem mối quan hệ quen biết là một ưu thế chứ không phải là điều kiện quan trọng nhất khi tuyển nhân viên. Vì vây, bạn nên tự tin và chuẩn bị tốt cho “chiến dịch” tìm việc của mình. Các vấn đề cần lưu ý là: thái độ sống và làm việc, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cần thiết. Bạn nên chuẩn bị cho mình câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi: Bạn có phù hợp với văn hóa công ty này? Bạn có thể đóng góp gì cho công ty?
9. Có nên tiếp tục cho đi không nếu như phần nhận lại của mình quá ít và không tương xứng? Hiện nay, “Givers Gain” (tạm dịch: Cho là nhận) đang là triết lý sống được nhiều người tán đồng. Trong mối quan hệ, cho đi quá nhiều mà không nhận lại được gì, thì mối quan hệ đó đúng là không win – win nhưng bạn cũng không là người “thua”. Tôi tin ông trời rất công bằng, tổng những gì mình cho đi sẽ bằng tổng những gì mình nhận lại. Có thể sự cho đi và nhận lại đó không đến từ cùng một người. Nhưng tôi vẫn tin là nếu bạn cho đi một cách chân thành, không vụ lợi thì trong tương lai, bạn sẽ nhận lại những điều tương tự từ người khác!
10. Em làm nhân viên mới. Làm cách nào để em xây dựng được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp? Bạn là một nhân viên mới trong một tập thể, bạn có thể: - Phấn đấu tốt nhất và chuyên nghiệp nhất công việc của mình. - Thái độ sống tích cực, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ người khác trong công việc và cuộc sống. - Sẵn sàng lắng nghe, học hỏi từ đồng nghiệp của mình. Có ý thức xây dựng văn hóa tổ chức, tạo môi trường làm việc thân thiện, tích cực.
Tôi muốn gửi đi thông điệp: Hãy sống tốt, tích cực, lạc quan, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh một cách vô tư. Hãy mang lại giá trị, niềm vui cho người khác và trở thành một người thú vị để người khác muốn kết bạn với mình.
12. Điều nên và không nên khi xây dựng mối quan hệ? - Không nên: lợi dụng và thiếu chân thành. - Nên: đặt mình vào vị trí của người khác để hướng đến một mối quan hệ win - win. Hãy trở thành người có giá trị, có sức hút, biết quan tâm đến người khác và thú vị để người khác muốn kết bạn với mình
13. Có phải networking giỏi phải là người hướng ngoại? Đặc tính của một người networking giỏi, được nhiều người nghĩ là sự quảng giao, dễ kết bạn. Tôi nghĩ rằng điều đó không đúng. Theo tôi, người networking giỏi không phụ thuộc vào việc người đó hướng nội hay hướng ngoại, mà phụ thuộc vào tính cách, thái độ sống và khả năng tạo giá trị của họ. Chỉ có thể nói, người hướng ngoại sẽ dễ dàng hơn trong việc mở đầu câu chuyện nhưng nó không quyết định chất lượng của networking. Tôi biết một vài anh chị đang làm networking tốt là tuýp người hướng nội nhưng họ mang cho mình sứ mạng kết nối mọi người với nhau và tạo ra giá trị cho nhau. Họ đã và đang rất thành công với hoạt động networking của mình
-bạn coi khó khăn của bạn bè cũng là khó khăn của mình
15. Em là một doanh nhân trẻ, mới bước vào thương trường. Anh có thể chia sẻ với em cách thức xác định những mối quan hệ cần xây dựng để giúp công việc kinh doanh hiệu quả? Tôi xin có vài dòng chia sẻ với bạn về việc xác định những mối quan hệ cần xây dựng để giúp công việc kinh doanh có hiệu quả như sau: 1. Xây dựng mối quan hệ với vài chuyên gia giỏi trong lĩnh vực của bạn, những người mà tôi vẫn hay gọi là sư phụ. Họ là người có thể giúp ta định hướng và chỉ ra những điều mà chúng ta chưa hoàn thiện. Nhân đây, tôi đưa ra một công thức để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, cần hội đủ ba yếu tố: lòng đam mê; những người Thầy giỏi, đóng vai trò chỉ ra và hướng dẫn để giúp mình hoàn thiện thêm kiến thức, kinh nghiệm và thái độ sống; khổ luyện, người ta ước tính cần luyện tập có định hướng từ 8.000 giờ đến 10.000 giờ
Tôi xin có vài dòng chia sẻ với bạn về việc xác định những mối quan hệ cần xây dựng để giúp công việc kinh doanh có hiệu quả như sau: 1. Xây dựng mối quan hệ với vài chuyên gia giỏi trong lĩnh vực của bạn, những người mà tôi vẫn hay gọi là sư phụ. Họ là người có thể giúp ta định hướng và chỉ ra những điều mà chúng ta chưa hoàn thiện. Nhân đây, tôi đưa ra một công thức để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, cần hội đủ ba yếu tố: lòng đam mê; những người Thầy giỏi, đóng vai trò chỉ ra và hướng dẫn để giúp mình hoàn thiện thêm kiến thức, kinh nghiệm và thái độ sống; khổ luyện, người ta ước tính cần luyện tập có định hướng từ 8.000 giờ đến 10.000 giờ. 2. Cộng đồng doanh nhân kinh doanh cùng ngành nghề trên tinh thần hợp tác, chân thành và cùng phát triển. Bởi, trong nền kinh tế hiện nay, nếu hợp tác với những đơn vị lẽ ra là đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn hạn chế mất mát, tổn thất. Chú ý điều quan trọng trong mối quan hệ này win-win. 3. Cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực hoạt động của mình, đặc biệt là chính quyền địa phương, thuế, đầu tư, công an... 4. Cộng đồng doanh nhân: đây là nơi có thể tìm kiếm sự tư vấn cũng như giới thiệu khách hàng cho bạn. Đồng thời, bạn cũng sẽ có cơ hội học hỏi và có thêm những người bạn thân thiết, giúp cân bằng cuộc sống. 5, Nhà đầu tư và tổ chức tín dụng, vì trong quan hệ kinh doanh không thể thiếu yếu tố gọi vốn đầu tư hoặc vay vốn ngân hàng. 6, Đội ngũ nhân viên: vì đây là đội ngũ mà bạn cùng chia sẻ giá trị, hợp tác tốt để phát triển công ty. 7. Mối quan hệ gia đình. 8. Vài người bạn thân, có thể là bạn học phổ thông, hay đại học, đồng nghiệp hoặc bạn bè cùng kinh doanh. Đây là những người luôn ủng hộ và sẵn sàng chia sẻ với bạn những khó khăn trong cuộc sống. Bởi một trong những đặc tính của người làm kinh doanh, đặc biệt ở những vị trí lãnh đạo cao cấp, đó là sự cô đơn. Họ rất cần những người để chia sẻ trong những giai đoạn khó khăn.
Tiếp theo, cần phải làm thế nào hay tập trung vào điều gì? 1. Quan hệ bền vững khi có thể mang lại giá trị cho mối quan hệ đó. Muốn như thế, bạn phải trở thành người thú vị, hấp dẫn, sẵn sàng chia sẻ và mang lại giá trị cho người khác. 2. Sự chân thành và bất vụ lợi trong việc xây dựng mối quan hệ. 3. Thời gian và công sức. Tích cực và mang lại giá trị, tôn trọng, đánh giá cao mối quan hệ bạn có thì mới có thể duy trì được lâu dài.
-làm gì cũng vậy ở đâu cũng vậy phải luôn trong tâm thế mình sẽ giúp được gì cho người ta
-chân thành yêu thương mọi người
-của cho không bằng cách cho
Thành công = Đam mê + thầy giỏi + sự khổ luyện

Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất