Chương 7. TIẾNG ĐỊCH ĐÊM TRĂNG (P4)
Tôi lao ra khỏi tòa thánh, Phong đứng phía bên kia tòa thánh bên trong khu rừng cao su. Phong nhìn tôi, mỉm cười.
- Kiệt đã giải mã xong.
- Phong rất hiểu Kiệt.
Phi vẫn còn nhăn mặt đầy khó chịu.
- Tôi vẫn chưa hiểu gì cả. Hai anh không giải thích cho tôi, tôi sẽ giận hai anh.
- Coi kìa Phi - tôi bật cười - tôi chưa bao giờ thấy anh nũng nịu như vậy.
- Tôi có cảm giác như không học cùng thầy với hai anh là một thiếu sót lớn trong đời mình vậy.
- Kìa Phi, anh thật sự đã giải mã câu đố của thầy tôi, khác chăng, anh không có công thức để chỉ ra nó nằm ở đâu thôi. Mà công thức đó chỉ có chúng tôi mới quen thuộc, vì chúng tôi đã quen với nó. Phong có mang theo thứ cần thiết chứ?
- Luôn luôn có, phòng khi cần thiết.
Phong chìa ra một cây thước hình tròn với đủ phân vạch đo độ và nó kết hợp ê-ke lẫn hình dáng kom-pa. Ở giữa thước có một chữ G. Đó là biểu tượng của hội chúng tôi, cây thước này là kỷ vậy mà Hải Nam làm tặng cho Phong, năm xưa hồi tiểu học, chúng tôi học môn lượng giác và Hải Nam đã chế tạo cây thước này dùng để tính toán chiều cao chiều rộng những tòa nhà với sự chính xác đáng kinh ngạc.
Nhanh chóng, Phong mở thước ra và hướng góc nhìn từ đầu tòa tháp đuôi, nhanh chóng có lời giải. Dài 97,5m. Nhanh chóng anh đo tiếp, rồi kết luận, rộng 22m. Rồi nhanh chóng nhận ra điểm bất hợp lý, anh nhăn mặt nói vô lý.
Tôi bật cười nói.
- Anh rời bỏ công nghệ quá lâu rồi, Phi, điện thoại Google cho nhanh. Anh tìm xem dùm tôi có phải tòa thánh này đã bị xây nhỏ hơn dự kiến không.
- Đúng vậy, - Phi ngạc nhiên khi nhìn vào điện thoại - Nó bị xây nhỏ lại vì thiếu tiền.
- Đơn giản, tôi thấy đất nền khá lớn so với diện tích tòa thánh. Còn về kiến trúc thực của nó có lẽ cần tìm bản đồ ban đầu của nó để biết chính xác diện tích.
- Không cần, có đầy đủ trên wiki nếu anh cần. Dài 135 mét, rộng 27 mét và nền cao 1,8m.
- À há, Phong thấy không, đây mới là con số chính xác và thông minh.
- Tôi chưa hiểu - Phi tỏ ra bực dọc.
- Anh hẳn còn dùng phép chia tốt. Anh chia cho tôi 135:27 và 27:1,8.
- 135:27 bằng 5, còn 27 chia 1,8 bằng 15.
- Rất tốt, anh có thấy mối quan hệ về bội số giữa 5 và 15 không?
- Bội của ba.
- Rất tốt, anh hiểu số 3 đầy ý nghĩa rồi. Giờ đến Phong, anh nói rằng thầy chúng ta bảo nơi đây chứa ý nghĩa về số 3 và số 12. Phi, anh nhận ra ngẫu nhiên gì không? 3 và 12 liên quan về bội của 4. Khi ngẫu nhiên quá nhiều thì hẳn nó phải có ý nghĩa. Chúng ta có bộ ba số 3, 4, 5. Nó gợi gì nào?
- Phythagore! - Cả Phong và Phi cùng kêu lên.
- Đúng vậy, tam giác vuông. Hai anh theo tôi đến đây, chúng ta chú ý số 5 xuất hiện làm bội số trong độ dài tòa thánh. Anh xem, từ phía Hiệp thiên đài đến bát quái đài có tổng cộng mười nếp ngói. Nếp ngói thứ năm xuất hiện Cửu Trùng Đài. Chú ý chữ cửu. Phi, anh mở Google map lên, nhanh. Đây, tòa thánh của chúng ta, đây là Cửu trùng đài, cùng trên một đường thẳng kéo dài đến đây, Đại đồng xã... anh thấy nó tên gì không?
- Cửu trùng thiên! - Phi nói.
- Chính xác, Cửu trùng đài và Cửu trùng thiên là hai điểm mốc quan trọng tạo nên một đường thẳng. Rất tốt. Nếu tôi muốn tạo một tam giác vuông từ đoạn thẳng này thì anh nghĩ đỉnh còn lại sẽ nằm ở đâu? Chắc chắn sẽ nằm trên đường tròn với đường kính là độ dài từ Cửu trùng đài đến Cửu trùng thiên, đúng không? Thử mường tượng xem, tôi vẽ một vòng tròn và... nó đi qua một nơi rất đặc biệt.
Phi nhanh chóng nhận ra "Cổng Hòa Thành" Nhanh chóng Phi đưa thướt đo độ vào đo, đúng quả thật chúng tạo thành một tam giác vuông.
- Phi, anh còn nhớ khi bước vào tòa thánh anh chú ý gì không? Rất nhiều cột. Hẳn trong wikipedia sẽ cho anh biết nó có bao nhiêu cột, tôi đoán là 155 cột.
- Anh đoán nhầm rồi, có đến 156 cột.
- Tôi nghĩ không nhầm đâu, có thể sự hăng say của kẻ đếm đã đếm một thứ không thuộc về cột.
- Tại sao anh đoán là 155?
- Vì chiều dài tòa thánh dự kiến là 135 mét. Số 35 và 55 chính là góc của tam giác này, đây, anh đo xem. Từ Cửu trùng thiên đến cổng Hòa Thành là đúng 35 độ, còn góc từ Cửu trùng đài đến cổng là 55 độ. Chính xác không sai một ly.
- Tuyệt vời! Phi reo lên.
- Và bộ ba số 3, 4, 5 cho chúng ta một tam giác vuông với hai góc tương ứng sẽ là 30 độ và 60 độ, nó lệch đi so với hai góc này là 5 độ. Anh thấy không, lại số 5. Vậy thì, đỉnh còn lại của tam giác có bộ số 3, 4, 5 sẽ nằm ở đâu? À há, nằm ở phía trước tòa nhà Nội chánh Cửu trùng đài. Và đây, nếu ở điểm này và kết nối với Cổng Hòa Thành sẽ tạo thành một đường thẳng. Phong, hẳn anh hiểu số bốn nằm giữa số 3 và 5, tam giác vuông ý nghĩa là trung trực ngay thẳng.
- Đường trung trực đi qua hai điểm. - Phong nhanh chóng có kết quả.
- Và thử dựng đường trung trực đó từ hai điểm này, ta sẽ được một đường thẳng đi qua...
Phong và Phi đều nhận ra, "Cây bồ đề!"
Tôi cười nói, "Cây bồ đề này gốc tích cũng oách lắm, nó có họ hàng với cây bồ đề Chùa Mahabodhi, nơi đức Phật đã thành đạo. Chúng ta đến đó nào."
(còn tiếp)
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất