[REVIEW BOOK] Tam thể - Khoa học và sự kì diệu
Tam thể ( The Three-Body Problem) là một tiểu thuyết khoa học vien tưởng Trung Hoa của tác giả Lưu Từ Hân và là một thành công...
Tam thể ( The Three-Body Problem) là một tiểu thuyết khoa học vien tưởng Trung Hoa của tác giả Lưu Từ Hân và là một thành công lớn của nền văn học tại đất nước khi mà được tìm đọc bởi Barack Obama và Mark Zuckerberg, được báo The New York Times hết lời ca ngợi và đã dược chuyển thể thành phim vào năm 2016.
Và yup, chỉ với dòng chữ nhỏ trên trang bìa sách ở trên đã là đủ để khiến mình tò mò và quyết định mua về đọc.
Cuốn tiểu thuyết xoay quanh câu truyện về hai nhân vật chính là Uông Diểu - một giáo sư nghiên cứu vật liệu nano và Diệp Văn Khiết - nhà vật lý thiên văn từng làm việc tại một căn cứ nghiên cứu bí mật của quân sự trong thời kì cực bùng nổ của Cách mạng văn hóa nay đã về hưu, và cuộc hành trình tìm kiếm và giải mã một nền văn minh ngoài trái đất chỉ cách chúng ta bốn năm ánh sáng.
Thực sự đấy mọi người, những câu truyện được kể trong đó rất diệu kì và nó đã khiến một đứa khá là thù ghét khoa học như mình tự động lên mạng sớt và bắt đầu công cuộc tìm hiểu khoa học cực kì hại não nhưng cũng thật thú vị.
1. Lối kể truyện lôi cuốn, tự nhiên
Theo mình, điều quan trọng nhất để làm nên một tuyệt tác văn học ấn tượng, một câu truyện hay không phải là nội dung hay nghệ thuật, mặc dù tất nhiên nó cũng không thể thiếu được đấy nhưng một tác giả xuất chúng sẽ biết cách biến cái nội dung ấy trở nên hấp dẫn với người đọc bằng lối kể của riêng họ.
Những chương truyện mở đầu đã đặt ra vô số những bí ẩn và câu hỏi mà Uông Diểu thắc mắc sau một hội nghị khoa học nối tiếp sau đó là cuộc gặp mặt với Diepj Văn Khiết và từ đây câu truyện được viết xen kẽ giữa thực tại và quá khứ của Diệp Văn Khiết tưởng không liên quan mà liên quan không tưởng, những sự móc nối mang đầy tính liên hệ mà không khiến cho mạch truyện rời rạc. Đến gần cuối câu truyện, những thắc mắc ở đầu truyện dần được hé mở trong sự bất ngờ và vỡ òa của bản thân mình. Cái kết và những tình tiết trong truyện không hề đoán như một số bộ phim truyền hình Việt Nam nào đấy.
Tác giả rất biết cách khơi dậy trí tò mò nơi độc giả khiến mình càng đọc càng cuốn và càng muốn đọc nữa.
2. Những kiến thức khoa học phong phú, không quá khó hiểu
Thưc ra đây là một cái nhan đề hơi giật típ vì sự thật là những thông tin khoa học được đề cập đến trong tác phẩm đều cao siêu và không phải một ai cũng có thể hiểu được toàn bộ 1 cách sâu sắc đc. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân, chỉ cần hiểu nôm na đại ý bao quát từng khái niêm khoa học này cũng đủ để hiểu được những gì đang diễn ra trong truyện rồi.
Và mình chắc là nó sẽ không làm giảm trải nghiệm của mọi người với bộ truyện đâu vì đến như một đứa ngu khoa học như mình cũng còn cảm thấy trầm trồ cái cách mà tác giả áp dụng công nghệ khoa học trong bộ truyện. Nó vi diệu như một phép màu vậy. v í như là (spoil chút nha) dùng vật liệu nano làm vũ khí chẳng hạn.
3. Những triết lý và chiêm nghiệm sau tác phẩm
Đây là điểm chung của hầu hết của những tác phẩm văn học đỉnh cao khi ản sâu bên trong những sự kiện xảy ra trong câu truyện luôn là những suy ngẫm về cuộc sống và xã hội quanh ta nối tiếp sau đó. Còn đối với Tam thể thì sao? Đó là cách loài người đã đối xử với chính mình.
Con người đang ngày càng tiến hóa, khoa học đang ngày càng phát triển đồng nghĩa với sự đi lên của trí tuệ và nhận thức về xã hội tinh thần. Tuy nhiên, sự đi lên của khoa học và trí tuệ lại không đồng điệu với sự nhận thức về xã hội tinh thần, hay nói cách khác là những thứ tạo nên phần người trong mỗi chúng ta. Chúng ta cũng có thể tìm thấy trí tuệ ở các loài vật khác giúp chúng thích nghi, ứng biến để sinh tồn. Nhưng con người, cảm xúc, đức tin và khả năng thấu cảm khiến cho loài người khác biệt với các loài vật khác, cộng vowis trí tuệ vượt bậc đã kiến tạo ra một nền văn minh như hiện giờ. Nhưng thử nhìn lại xem, vì cớ gì mà sự phát triển của khoa học công nghệ và xã hội lại khiến ta vô cảm như vậy. Loài người cuối cùng vẫn không thể thoát rak được những thứ tràn tục xấu xa nhất như lòng tham, sự ích kỉ và đố kị. Phải chăng là do sự phát triển qua nhanh của xa hội và công nghệ khiến con người hiện đang sống quá vồ vập vì bản tính luôn muốn bắt kịp giống loài mà quên đi những giá trị về cuộc sống hạnh phúc, bình yên mà đã được chỉ dạy từ hàng thế kỷ hay là do chúng ta quá mải mê để sinh tồn trong thế gian khắc nghiệt này như con người trên hành tinh Tam thể khắc nghiệt kia tiến hóa để không có cảm xúc, tiến hóa để không có nghệ thuật. Đẻ rồi vô hình chung, chúng ta đang tạo ra những sự thù ghét lấn nhau trong chính nội bộ loài người và gián tiếp giết chết chính mình trước khi người ngoài hành tinh kịp xâm lăng.
Nhưng tia sáng vận luôn hiện diện ở đâu đó, con người không phải là kẻ mạnh nhất trong cuộc chiến với thế lực ngoại tinh kia nhưng mầm mống loài người sẽ không bao giờ bị tiêu diệt nếu ta thay đổi thái độ và bền bỉ đấu tranh như những loài sâu bọ nhỏ bé, tồn tại trước con người cả nghìn năm mà ta coi là hạ đẳng vận tồn tại cho đến ngày nay, tiếp tục phá hoại hoa mầu dù cho laoif người đã dùng mọi biện pháp tiêu diệt.
Trên đây là những cảm nhận và phân tích về những phần mình cảm thấy hay nhất ở tác phẩm này, mình rất mong các bạn sẽ tìm đọc và tiếp tục ủng hộ mình.
Thanks
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất