Dùng nghèo để nuôi con trai, dùng giàu để nuôi con gái
-Không nên để con trai phụ thuộc vào mẹ
-Nuôi con trai tránh giàu
-Tránh con trai quá lôi thôi, lếch thếch
“gian nan khốn khổ, ngọc nhữ vu thành”, trải qua khó khăn gian khổ mài dũa mới thành ngọc, ý nói muốn thành nghiệp lớn thì phải vượt qua khó khăn gian khổ. Nam nhi muốn thành tài, thì không nên trốn tránh “khó khăn gian khổ” mài dũa, có như thế mới có thể “ngọc nhữ vu thành”.
Có thể có nhiều người hiểu rằng “nghèo” nuôi con trai, chính là cho con trai ít tiền để nghèo, không nên cho con hưởng thụ sung sướng. Kỳ thực, ý nghĩa quan trọng của “nghèo” nuôi con trai chính là thông qua cảm nhận sự nghèo khó và gian khổ của bản thân mà từ đó rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất, ý chí, tính cách, tạo nên những giá trị cho bản thân con trẻ.
Đối với mỗi bé trai, cho dù là trưởng thành hay thành thục chín chắn, đều cần phải tự lập, tự cường, cần đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn, cần phải có can đảm và dũng khí để đối diện khó khăn. Có thể nói rằng, quá trình trưởng thành và chín chắn của một nam nhi thành công là cả một quá trình không ngừng thử thách bản thân.
 phẩm chất cần kiệm
Một đóa hoa được trồng trong phòng kính sẽ không chịu được mưa to gió lớn bên ngoài. Nuôi dưỡng con trai theo kiểu nâng niu, trân quý “ngậm trong miệng sợ tan, nâng trên tay sợ đau”, như vậy sẽ làm cho đứa trẻ không rèn luyện được ý chí kiên cường, ngược lại dưỡng thành tâm lý yếu ớt, sức chịu đựng kém, chỉ cần gặp phải sự việc không như ý hoặc thất bại liền suy sụp tinh thần, dễ dẫn đến trạng thái cực đoan. Khó khăn trở ngại mới có thể kích phát tinh thần dũng cảm, dám đối mặt với thực tế. Khi trẻ gặp phải “thất bại”, cha mẹ nên cổ vũ để trẻ vượt qua sự thất bại, cũng là một cách để chiến thắng, lấy tâm thái tích cực để đối mặt với khó khăn gặp phải.
Dưỡng dục con cái theo kiểu “Áo đưa tận tay, cơm đưa tận miệng” là điều tối kỵ nhất. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều bạn đã là sinh viên đại học nhưng vẫn không biết nấu cơm, không biết giặt áo quần, không hề biết gấp chăn mền, áo quần, thật khiến cho người khác kinh ngạc. Một người nam nhân như vậy liệu có thể đối mặt với những thách thức trong xã hội này sao? Liệu có thể có năng lực sáng tạo được sao?
Làm cha mẹ, ngay từ khi con còn nhỏ, nên tập cho chúng tự mình làm những việc có thể làm được tùy theo sức lực và độ tuổi. Làm việc độc lập và tự lo liệu cho cuộc sống là quy luật của cuộc sống mà mọi người phải học được.
Người xưa có câu “đại trượng phu co được giãn được”, ở đời chuyện bất bình đếm không xuể, nên phải dũng cảm đối diện. Nam nhi cần phải học được kiên cường. Khi con trẻ có hành vi sai trái, cha mẹ cũng nên khiển trách, thậm chí là trừng phạt thích hợp. Trong cuộc sống khó tránh được những ủy khuất, chịu nhận một ít ủy khuất thích đáng, thì càng sẽ hiểu sâu thêm về cuộc sống. Cha mẹ có thể động viên, cổ vũ để con cái có thêm dũng khí đối mặt với mâu thuẫn.
Trẻ nhỏ trải nghiệm qua nhiều cảm xúc sẽ rèn luyện được tâm lý vững vàng mạnh mẽ, giảm được tình trạng tâm lý nổi loạn, kích động không chịu được áp lực.
Bởi vì có dũng khí, dám chịu trách nhiệm, càng không bao giờ trốn tránh trách nhiệm mới càng khiến cho người nam nhân thêm sức hấp dẫn. Trách nhiệm như là một “huy hiệu” được gắn liền trên vai của người nam nhi. Vậy nên ngay khi còn nhỏ các bé trai nên được bồi dưỡng lòng có trách nhiệm và chịu trách nhiệm, thì tương lai mới có thể gánh vác được trách nhiệm trụ cột cho gia đình và trọng trách đối với sự phát triển của xã hội, mới trở thành một người nam nhân ‘đầu đội trời chân đạp đất’.