cảm nhận của tôi về tác giả rằng ông là một người rất mạnh mẽ khi chống chọi với căn bệnh ung thư của mình với một thái độ rất bình thản và thay vì dành thời gian để đau buồn thì ông đã dành thời gian để làm những điều ý nghĩa bên gia đình và người thân , những chia sẻ của ông trong cuốn sách phần nào đó làm tôi xúc động và thán phục người đàn ông này .
về những bài học mà tác giả chia sẻ thì có một vài bài học làm tôi ấn tượng nhất :
bài học thứ nhất là về sự học nền tảng , khi viết bài viết này thì tôi cũng giở lại trang sách và đọc lại về nó và càng đọc càng thấm và tôi xin chia sẻ lại nó cho các bạn : hôm đó tác giả đi học chơi bóng bầu dục cùng các bạn và huấn luyện viên và học sinh đã thắc mắc về việc huấn luyện viên không đem theo bóng và ông đã hỏi lũ trẻ '' trên sân có bao nhiêu người tất cả " ; " 11 người mỗi đội " một học sinh trả lời ; " vậy mỗi thời điểm trên sân có bao nhiêu người giữ bóng " ; " chỉ 1 ạ " học sinh đáp ; " tốt và chúng ta sẽ học cách 21 người còn lại di chuyển " . Càng đọc lại đoạn này tôi càng thấm , ngày nay càng nhiều người khi học bỏ qua những điều nền tảng khô khan để chạy theo những thứ hào nhoáng của kiến thức bề mặt và cuối cùng thì họ chỉ là những người rỗng tuếch và sẽ chả làm được gì nên hồn cả . Tôi thiết nghĩ là có khi mình chỉ cần học những thứ nền tảng căn bản là đủ để thành công chăng ?
Bài học thứ 2 là khi tác giả bị ông thầy giáo dạy bóng bầu dục hành cho ra bã vì đã phạm sai lầm và người trợ lý đã nói với tác giả như sau : " Đó là một điều tốt , khi em làm sai mà không còn ai nói với em một điều nào nữa thì có nghĩa là họ đã bỏ em '' , tôi xin trích nguyên văn đúc kết của tác giả như sau " khi bạn thấy bạn làm điều gì đó xấu xa mà không ai thèm nói với bạn nữa , thì đó chắc chắn là chỗ không tốt cho bạn . Có thể bạn không muốn nghe , nhưng những lời phê bình thường cho bạn biết mọi người vẫn còn yêu mến bạn , quan tâm tới bạn và muốn giúp bạn tiến bộ . Ngày nay , chúng ta nói rất nhiều về việc tạo cho trẻ em lòng tự trọng . Nhưng , đó không phải là thứ có thể ban phát , mà là thứ phải tự rèn luyện và phát triển " càng đọc càng thấm :))
Bài học thứ 3 tôi thấy rất hay về việc phát triển bản thân mà tác giả học được từ ông thầy dạy chơi bóng đó là : "Hãy đưa cho các em một việc mà các em không làm nổi ngay , các em sẽ phải phấn đấu cật lực cho tới khi làm được việc đó và liên tục lặp lại quy trình này " hy vọng mọi người tự rút ra được cái gì đó cho bản thân mình :))
Bài học cuối cùng tôi thấy giá trị mà tác giả chia sẻ là bài học về giả đầu , hiểu đơn giản là khi ta học một cái gì đó và ta vô tình học thêm được cái gì đó khác thì cái ta vô tình học được gọi là giả đầu ( muốn biết tại sao gọi là giả đầu thì đọc sách nhé :) ) . Lấy ví dụ khi ta học đá bóng thì ta không đơn giản học đá bóng mà ta còn vô tình học được tinh thần đồng đội nữa , cái học tinh thần đồng đội này gọi là giả đầu . Đọc đến khái niệm giả đầu này thì làm tôi suy nghĩ về việc chúng ta nên trải nghiệm thật nhiều , hãy học và làm cả những điều tưởng chừng như không liên quan đến công việc và cuộc sống của ta thì biết đâu ta lại học được nhiều điều hữu ích . Điều này làm tôi liên tưởng đến nhiều người làm những việc mà người khác không hiểu được và luôn bị chê cười tuy nhiên sau đó họ lại rất thành công trong lĩnh vực nào đó . Tôi sẽ học theo bài học này và hy vọng một ngày tôi sẽ trở thành một phiên bản tốt đẹp hơn của bản thân hiện tại :))