Hôm bữa, tôi đang ngồi học trong lớp, ngồi ở phía sau sau ấy, đang chơi chơi không chuyên tâm nghe giảng, bâng quơ ngước lên thì thấy mấy cái lỗ thông gió. Phòng học như cái hộp hình chữ nhật, có trần hơi cao. Hai bên phòng có cầu thang đi lên, chính giữa 2 cái cầu thang là dãy ghế, phía dưới là bục giảng (nhìn như khán đài ấy, ở dưới là hình minh hoạ cho cái cầu thang). Do vậy, nên ngồi phía sau mới có cơ hội quan sát toàn phòng bao gồm luôn mấy cái trên trần nhà. Cái lỗ tôi nhìn thấy trên trần nhà gồm nhiều cái ô vuông chồng lên nhau, nhỏ trong lớn, nhỏ nhỏ trong nhỏ (hình minh họa phía dưới). 
Sau đó, tôi có đi xem mấy cái lỗ khác trên hành lang, phòng bếp, phòng ngủ, nhà tắm, vân vân và mây mây thì mọi thứ đều said yes cả. Như hành lang dài và hẹp thì cái lỗ trên vách tường/trần nhà cũng dài và hẹp nốt. Tất nhiên là vị trí đặt của nó cũng quan trọng không kém, nằm trên bề mặt nào thì thể hiện bề mặt đó. Tôi nghĩ hình dáng của cái lỗ có liên quan đến cách ventilate cái phòng một cách efficient nhất có thể (suy đoán thôi, không chắc lắm).

Thú vị thật, bởi trong một quyển sách tôi đọc, tác giả có nhắc đến hình dáng quai cầm của ly là mô phỏng theo cách con người cầm nắm một vật. Hôm đó, tôi như được chứng kiến một ví dụ khác nữa vậy. Không ngờ rằng đằng sau hình dáng của mọi vật đều có ý nghĩa. Dù là những vật nhỏ bé, chúng sở hữu nét đẹp đặc trưng và được tạo ra để ta sử dụng một cách tiện lợi nhất có thể. Hình dáng được lấy cảm hứng từ thiên nhiên và sự chuyển động của con người. Để rồi thông qua nó, ta thấy bản chất của môi trường xung quanh, đặc điểm mỗi giai đoạn của lịch sử, và sự tinh tế của con người trong việc thiết kế chúng. 

Hình dáng thay đổi theo thời đại. Thời nay càng ngày càng có nhiều mẫu mã để lựa chọn hơn. Hồi đó, chỉ có vài kiểu truyền thống và đơn giản như sự tròn tròn của ly, tách thôi. Ta vì thế cũng vô thức thích nghi với từng hình dáng. Như ly tròn tròn thì ta cầm như bao lấy, ly vuông thì ta giữ khéo léo tránh cho các góc cạnh làm đau tay. Sự liên kết giữa vật và người qua hình dạng luôn tồn tại đâu đó sự cân bằng. 

Có lẽ ta luôn nhìn thấy được mối liên quan giữa mọi thứ, nhưng con người là một loài sinh vật luôn nghi ngờ những thứ mình cảm nhận, đặc biệt là trong xã hội hiện nay. Thì ra, thứ tôi cần chỉ là một người đứng ra đập thẳng vào mặt ý nghĩa của mọi vật, như thể một lời xác nhận vậy. Câu chuyện về cái ly khiến tôi chú ý những chi tiết nhỏ nhặt và cái lỗ thông gió khiến tôi appreciate mọi thứ xung quanh hơn. 

Phía trên có màu của sự hoà hợp làm tôi chợt nhớ đến cuộc trò chuyện dưới đây. 

Một hôm nọ, bạn của tôi nghe xong một quyển sách, đã hỏi rằng: "Tại sao chúng ta lại bị bệnh đau lưng và nhức mỏi tay chân? Có phải chăng là do ta không quen với những việc như khom lưng, vận động tay chân nên mới bị như thế không? Nếu cơ thể chúng ta vốn dĩ không sinh ra để làm mấy việc đó, vậy có nghĩa là ta đang làm trái với tự nhiên à? Vậy sự sống của ta có ý nghĩa gì?"

Tụi tôi đều nghĩ sự sống (tiến hoá) của ta là cái gì đó sai sai rồi, như một việc không ngờ có thể xảy ra vậy. Trả lời câu hỏi trên thì là không thuận theo tự nhiên đấy. Nghe thì có vẻ hơi tệ thật, vì ta hay nghe câu "thuận theo tự nhiên" mà. Nhưng, 'trái với tự nhiên' = sự mâu thuẫn, mà mâu thuẫn theo tôi là tiền đề cho sự đột phá và phát triển. Sự tồn tại của ta thay đổi môi trường và cơ thể ta thích nghi với sự thay đổi đó. Tôi nghĩ trong quá trình chúng ta thích nghi sẽ không tránh khỏi những bệnh lặt vặt này nọ. Bởi thế, ta tạo ra những vật có-những-đặc-điểm-của-tự-nhiên để cải thiện cuộc sống của mình, như ghế ngồi, ghế dựa, tùm lum loại ghế,... 

Sau quá trình thích nghi mà vẫn bị nhức mỏi thì có lẽ ta đã làm quá liều lượng mà cơ thể cho phép. Đây là lúc nên nhìn lại và điều chỉnh cuộc sống cho hợp lí (như xem điện thoại lâu quá sẽ bị nhức mắt ấy, nên điều chỉnh lại để mắt có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn chẳng hạn). Quay lại vấn đề đau lưng, trái vẫn là trái, về già vẫn có khả năng bị loãng xương thôi mặc dù có thể giảm bớt khả năng này bằng cách sinh hoạt hợp lí  ¯\_(ツ)_/¯.

Hãy khai sáng mình nếu bạn có cái nhìn khác.