Mình. Chẳng biết từ bao giờ mà trở nên căm ghét người ta đến như vậy.
Nếu ghen tuông như Haruki nói là nhà lao tuyệt vọng nhất trên thế gian này bởi đó là nơi mà người tù tự nhốt mình vào thì căm ghét cũng tương tự như vậy. Ta không phải bị đày ải bởi sức mạnh của ai khác mà tự mình chui vào, khóa cửa từ bên trong rồi tự mình ném chìa khóa ra ngoài song sắt. Và chẳng ai trên thế gian này biết mình đang bị giam cầm trong đó. Tất nhiên, chỉ cần quyết tâm là có thể tự thoát ra khỏi nó. Bởi nhà lao ở ngay trong lòng mình, nhưng mình lại không có cái quyết tâm đó. Người thế hệ trước thường hay chê trách thế hệ ngày nay thật yếu đuối, có lẽ thế thật. Nhưng mà ấy, hoàn cảnh bắt ta phải thích nghi. nếu ta so sánh người thế hệ trước với thế hệ xa hơn nữa thì sao, phải chăng người xưa cũng phê phán rằng người thế hệ sau cũng thật yếu đuối ? Nếu người ở thế hệ trước, họ cũng có smart phone, các thiết bị hiện đại khác như thời nay, liệu họ có giống chúng ta ? Chắc chắn. Mình tin là họ hiểu rõ cái gọi là khoảng cách thế hệ, nhưng hiểu nó và ứng xử với nó thế nào là 2 câu chuyện khác nhau. Chính vì điều đó làm mình đâm ra căm ghét. 
Con người bị tước đi tự do tất yếu sẽ trở nên căm ghét ai đó, dù đó là thành viên trong gia đình. Mình luôn muốn tránh mặt người ta hết mức có thể, đến độ mà khi phơi quần áo mình cũng không bao giờ để gần quần áo mình cạnh người ta, tách biệt ra 1 chỗ nhất định. Nghe trẻ con nhỉ, nhưng mình hoàn toàn nghiêm túc về việc đó, gần đối tượng ấy, đồ vật hay thứ gì cũng làm mình khó chịu. Mình không bao giờ tỏ thái độ gì với người ta, đến một ngày còn "được" hỏi: " chẳng bao giờ thấy con cười nhỉ ?". Mình không muốn cười, cũng không muốn bộc lộ 1 cảm xúc gì khác khi gần đối tượng đấy. Như 1 kẻ bị ám ảnh, mình sống qua ngày như thế. Nhưng ít nhất, mình vẫn còn bạn bè, và đống sách yêu quý của mình. Nói ra cũng đỡ phần nào...