nếu bạn đọc 1 cuốn sách mà không thể tóm gọn lại trong 2 đến 3 câu thì bạn chưa đọc cuốn sách đó

đọc sách chuyển chữ thành hình, chuyển hình thành chữ

-đọc 1 bài phải tóm gọn thành 1 dòng

-tưởng tượng->thực tế

-chuyển ngôn ngữ của sách thành ngôn ngữ của mình. tóm tắt tóm gọn lại, tìm cái mấu chốt logic nó ở đâu


-api cũng thể coi như là 1 giao diện để kết nối với các lệnh lập trình để tạo nên 1 ứng dụng
1. Hãy yêu những cuốn sách
– Khi còn đi học điều khiến tôi háo hức nhất đó là nhận được bộ sách giáo khoa mới. Việc đầu tiên mà tôi làm đó là bọc báo những cuốn sách đó thật cẩn thận, dán nhãn thật đẹp nữa và đọc qua tất cả. Những cuốn sách ấy cho đến tận cuối năm học vẫn đều mới nguyên và tôi có một nguyên tắc đó là không bao giờ được viết hay vẽ bậy vào sách. Mỗi lần chuyển chỗ mới tôi đều nói với những người ngồi cạnh và những người xung quanh như vậy. Cho đến ngày hôm nay thì nguyên tắc ấy vẫn còn, những cuốn sách mà tôi có đều được giữ gìn rất cẩn thận. Tôi làm vậy chỉ vì một lý do rất đơn giản là tôi yêu sách. Bạn biết quy luật của cuộc sống chứ, cho đi chính là nhận lại, hãy yêu những cuốn sách và chúng sẽ cho bạn cả thế giới.
2.Học kỹ năng đọc nhanh
– Bạn đọc được bao nhiêu từ một phút?  Bạn đọc một cuốn sách mất bao lâu? Bạn đọc bao nhiêu cuốn sách mỗi tháng? Và quan trọng hơn là sau khi đọc xong một cuốn sách bạn hiểu được bao nhiêu nội dung của cuốn sách ấy? Nếu bạn mất một tháng để đọc xong một cuốn sách thì mỗi năm bạn chỉ đọc được 12 cuốn sách. Liệu 12 cuốn đó có đáng để đọc hay không? Và nếu thói quen đó được duy trì đều đặn suốt 10 năm thì số sách bạn đọc được chỉ là 120 cuốn. Một con số quá tệ hại. Kỹ năng đọc nhanh là vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp bạn đọc được nhiều hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Bạn nghĩ rằng đọc nhanh sẽ làm giảm khả năng cảm nhận. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ sau: Khi bạn lái xe ở tốc độ 20km/h bạn không hoàn toàn tập trung vào việc lái xe, bạn có thể vừa lái xe vừa nhìn ngắm quang cảnh hai bên đường, suy nghĩ những chuyện vẩn vơ. Sẽ ra sao nếu bạn tăng tốc lên 80km/h, tôi chắc chắn khi ấy bạn sẽ tập trung hoàn toàn vào việc lái xe và chẳng thể nhìn được xung quanh. Đọc nhanh không những giúp bạn đọc nhanh hơn mà còn giúp bạn tập trung và hiểu nội dung tốt hơn. Có rất nhiều cuốn sách về đọc nhanh, trên mạng cũng có nhiều bài viết, bạn có thể làm theo những chỉ dẫn trên đó và tin tôi đi, bạn sẽ bất ngờ về khả năng của mình đấy.
3. Phân loại sách cần đọc
– Sách cũng như nhiều thứ khác, chúng có nhiều loại khác nhau và bạn phải biết phân loại chúng. Có ai lại đi đọc từ đầu đến cuối một cuốn từ điển Anh  – Việt bao giờ không? Những cuốn sách như vậy dùng để tra cứu khi cần mà thôi. Một giáo viên dạy tiếng anh mà đi đọc sách về ngôn ngữ lập trình thì có hiểu gì hay không? Có những cuốn sách bạn chỉ cần đọc lướt qua, có những cuốn cần đọc chậm, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ liên hệ thực tế, có những cuốn cần vừa đọc vừa làm theo mới có thể hiểu được, có những cuốn cần đọc đi đọc lại, sách gối đầu giường, có những cuốn chỉ cần đọc khi tìm hiểu thông tin về lĩnh vực đó, có những cuốn đọc xong là có thể vứt ngay vào sọt rác mà không cần suy nghĩ, có những cuốn đọc đi đọc lại vẫn không hiểu thì hãy để đấy đợi sau này đọc lại. Sách có nhiều loại hãy biết phân loại chúng để đọc sách hiệu quả hơn, đừng đọc lướt qua cuốn Kinh thánh, và đừng nghiền ngẫm truyện ngôn tình.
4. Đừng đọc sách dựa vào danh tiếng hay giá tiền
– Cách đây một vài năm tôi thường chọn những cuốn sách kinh điển, những cuốn đạt giải Nobel hay những cuốn Best Seller để đọc vì nghĩ rằng chúng là những cuốn sách hay. Nhưng tôi đã sai.! Những cuốn sách được nhiều người đọc nhất là những cuốn bình thường nhất.  Một sai lầm lớn nữa đó là mỗi khi có đợt giảm giá là tôi sẽ mua rất nhiều mà đôi khi quên mất một điều quan trọn đó là mua nó để làm gì.
Khi chọn một cuốn sách để đọc, hãy nghĩ đến điều bạn quan tâm, đừng nghĩ đến những thứ khác. Những tiêu chí trên có thể giúp bạn chọn được những cuốn sách hay nhưng chưa hẳn là đã phù hợp với bạn. Hơn nữa khi lựa chọn những cuốn sách kinh điển có thể bạn đã đặt kỳ vọng quá cao vào nó nên khi nội dung không được như ý bạn sẽ dễ thất vọng, hoặc chúng quá khó để có thể cảm nhận được. Nếu sau này được hỏi về cuốn sách hay nhất mà bạn từng đọc thì liệu trong những tiêu chí trên bạn có dựa vào tiêu chí nào hay không? Hãy đưa ra những lựa chọn của riêng mình và đừng chọn sách theo lời quảng cáo. Và giá trị của một cuốn sách thực sự nằm ở nội dung của nó chứ không phải cái khác. Bạn đừng đặt giá cả lên hàng đầu với những thứ đặc biệt giá trị như sách. Vì nếu những kiến thức ấy mà chuyển thành tiền thì khó mà biết giá cả của nó là bao nhiêu.
5. Đừng đánh giá sách qua số trang
– Một cuốn sách dài nghìn trang chưa chắc đã dở và một cuốn sách ngắn chưa chắc đã hay. Tôi lấy làm ngạc nhiên với một số người khi họ đưa ra lý do để không đọc cuốn sách đó là vì chúng quá dài? Vậy những cuốn sách mà họ đọc đều rất ngắn ư? Không, không phải vậy, họ là những người ít đọc sách, lười đọc sách và thiếu tính kiên nhẫn. Tôi đã từng đọc những cuốn sách cả nghìn trang mà vẫn thấy chúng quá ngắn, có những cuốn chỉ vài trăm trang thôi nhưng lại dài lê thê. Vậy sự khác biệt ở đây là gì? Rất đơn giản đó chính là nội dung của cuốn sách. Khi viết các tác giả cũng đã cố gắng giảm số lượng câu chữ xuống mức thấp nhất để diễn đạt được nhiều nội dung nhất có thể, thế nên hãy quan tâm đến nội dung thay vì số trang của cuốn sách. Sẽ có rất nhiều cuốn sách có nội dung giống nhau,  hãy chọn những cuốn sách có văn phong hay hơn, có lối trình bày ngắn gọn, sâu sắc hay chỉ đơn giản là có một tấm bìa và chất lượng giấy tốt hơn, đẹp hơn, tất cả tuỳ thuộc hoàn toàn vào quyết định của bạn.
6. Những trang sách đầu tiên
– Khi cầm một cuốn sách trên tay, việc đầu tiên tôi làm là hít thật sâu mùi thơm toả ra từ những trang giấy của cuốn sách ấy, đó là mùi hương tuyệt vời nhất mà tôi từng biết. Ngay sau đó, tôi sẽ tìm đến mục lục của cuốn sách xem chúng có được sắp xếp có khoa học và hợp lý hay không? Tiếp theo là đọc những trang đầu tiên, nếu sau khi đọc xong 10 trang đầu tiên mà bạn vẫn không  biết đó là một cuốn sách như thế nào thì bạn cần cải thiện kỹ năng này ngay lập tức. Nếu không có kỹ năng này sẽ rất khó để bạn có thể mua được một cuốn sách hay, một cuốn sách phù hợp với mình. Bạn sẽ phải đọc đến cả nửa cuốn sách, hay toàn bộ mới biết đó là một cuốn sách như thế nào ư? Thật là đáng tiếc khi lãng phí thời gian khủng khiếp đến vậy. Sau khi đọc xong 10 trang đầu tiên, thậm chí chỉ cần đọc 1 trang, hoặc một vài dòng chữ đầu đầu tiên thôi tôi cũng có thể biết đây là một cuốn sách như thế nào?. Bạn có thể tin hay không tuỳ bạn nhưng để có được kỹ năng này, tôi khuyên bạn nên đọc nhiều, cứ đọc đi rồi kỹ năng ấy sẽ đến.  Khi biết đó là một cuốn sách hay thì việc bạn cần làm tiếp theo đó là xem giá tiền ở phía sau, đó là một công việc chẳng mấy dễ chịu vì đôi khi có những sách quá đắt để có thể mua, mặc dù biết đó là một cuốn sách hay cũng đành ngậm ngùi lặng lẽ bước đi xem những cuốn sách khác.
7.  Hãy để sách dẫn dắt tư duy. Hãy tưởng tượng. Hãy đắm chìm trong thế giới ấy.
– Sách không chỉ đơn giản là những dòng chữ được in trên giấy rồi đóng bìa cho đẹp, chúng là cả một thế giới. Khi đọc những cuốn sách của Dan Brown bạn sẽ được đi khắp thế giới để ngắm nhìn những di tích lịch sử kỳ vĩ nhất. Khi đọc Harry Potter, bạn sẽ được đắm mình trong thế giới phép thuật. Khi đọc The Lord of the Ring bạn sẽ biết về người Hobbit. Khi đọc Sherlock Holmes bạn sẽ được dõi theo những vụ án ly kỳ. Khi đọc ngôn tình bạn sẽ đắm chìm trong thế giới của tình cảm lãng mạn. Khi đọc Rừng Na Uy, bạn sẽ say sưa nghĩ về tuổi thanh xuân của mình. Sách sẽ dẫn chúng ta đến những nơi mà chúng muốn, hãy đắm chìm trong nó bởi vì sách là một thế giới riêng. Nhưng đắm chìm không có nghĩa là ngủ quên và không bao giờ thức giấc, mọi cuốn sách đều đến từ cuộc sống và hãy mang nó ra thực tế. Vì suy cho cùng thì tất cả những điều trong sách cũng đến từ cuộc sống này, và sách chỉ đóng vai trò cầu nối mà thôi.
8. Đừng tin tất cả mọi thứ từ sách
– Có một câu nói rất vui của nhà văn Mark Twain như thế này:
Hãy cẩn thận khi đọc những cuốn sách về sức khoẻ. Bạn có thể chết vì một lỗi in ấn.
Không biết đã có ai chết vì việc này hay chưa nhưng dù sao đó cũng là một lời cảnh báo cho tất cả mọi người. Đọc sách nếu đạt đến trình độ thật sự là phải đưa ra nhận định, phải đóng vai trò vừa là bạn vừa là một người thầy đang chấm điểm cuốn sách mà người học trò của mình vừa mới hoàn thành. Nó có hay không? Nó hay ở chỗ nào? Nó đúng hay sai? Nó tốt hay xấu? Nó phù hợp với những ai?
Đọc để học hỏi, để đánh giá, để khám phá thêm những kiến thức mới, để so sánh với thực tế chứ không phải đọc để nghe theo nó, hoàn toàn tin tuyệt đối vào nó.
9. Tạo thói quen đọc sách hằng ngày
– Tôi thường đọc sách vào buổi tối và mỗi sáng sau khi thức dậy, bất cứ khi nào rảnh rỗi, cả ngày cuối tuần nếu không còn công việc nào phải làm. Bạn nên để sách ở mọi nơi trong nhà để dễ dàng vớ lấy và đọc bất cứ khi nào, nếu không bạn có thể mang theo chúng mọi lúc mọi nơi. Ban đầu sẽ rất khó nhưng thói quen là thứ có thể rèn luyện được và chính những thói quen tạo nên tính cách của một người. Hãy nói cho tôi biết thói quen của bạn là gì, tôi sẽ biết bạn là ai. Tất cả chỉ có vậy.
10. Bắt đầu công việc viết lách
– Khi đã đọc đủ nhiều, hãy viết thứ gì đó. Một truyện ngắn, một bài review sách, một bài viết về cuộc sống, một bài cảm nhận dựa trên quan điểm cá nhân, hay một cuốn tiểu thuyết, gì cũng được hãy viết những gì bạn thích hãy trở thành một nhà văn hãy viết để khi nhìn thấy những cái tên như: Dan Brown, Haruki Murakami, J.K. Rowling, Toilken, Napoleon Hill, Dale Canergie….hay những nhà văn nổi tiếng khác chúng ta chỉ thốt lên một câu nhẹ nhàng:
– À đây là cuốn sách của một người đồng nghiệp.
11. Đọc sách có chiến lược
– Sách tác động trực tiếp đến tư duy và suy nghĩ của người đọc, vậy nên đọc sách phải chọn lựa thật kỹ càng. Đọc sách hay thì tốt cho tư duy, đọc sách dở thì dẫn đến tư duy sai lệch, tư duy sai lệch thì hành động và lời nói sai lệch theo. Không những chẳng làm được việc mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng, lãng phí thời gian và tài nguyên của con người. Vậy nên đọc sách không cần nhiều nhưng phải thật tốt, thật đáng giá. Khi còn trẻ bạn có thể đọc bất cứ cuốn sách nào bạn thích, đọc bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào. Vậy đã có khi nào bạn đề ra cho mình một chiến lược đọc sách cụ thể hay chưa? Để trở thành một người như bạn mong muốn thì cần đọc những cuốn sách nào? Đã bao giờ bạn cầm một cuốn sách trên tay và tự hỏi: Mình đọc cuốn sách này để đạt được những gì, cuốn sách này có cung cấp thông tin hữu ích hay không? Nếu chưa thì bạn hãy làm ngay đi vì có hàng triệu cuốn sách ở ngoài kia, bạn sẽ chẳng thể nào đọc được hết những cuốn sách ấy, hãy đọc những cuốn sách thực sự giúp ích cho bạn để hoàn thành mục tiêu hay mục đích cụ thể, như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều.
12. Bạn sẽ không thể nào trở nên thông thái được nếu chỉ đọc những gì mình thích
– Bạn thích đọc sách về văn học. Bạn đọc rất nhiều rất nhiều, nhưng cuối cùng thì sao? Bạn vẫn chẳng biết gì về kinh tế? Bạn thích đọc sách về ngôn tình, thế là bạn đọc rất rất nhiều. Nhưng sau khi đọc xong tất cả những cuốn ấy, bạn vẫn chẳng biết gì về triết học. Nhà văn Haruki Murakami, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng từng nói:
– Nếu bạn đọc những cuốn sách mà tất cả mọi người đều đọc thì bạn chỉ có thể suy nghĩ giống như tất cả mọi người mà thôi.
Hãy đa dạng loại sách, dĩ nhiên là chỉ chyên sâu vào những mục tiêu của bạn, song bên cạnh đó biết thêm những lĩnh vực khác cũng là một điều rất tốt. Bạn có thể tìm hiểu về những người thành công, họ đọc sách về nhiều lĩnh vực khác nhau, không ai chỉ đọc một loại sách mà trở nên thông thái đâu, đó là điều không thể.
13. Đọc sách ít nhưng nói quá nhiều
– Bạn đã từng gặp ai sau khi đọc được 3 đến 4 cuốn sách rồi sau đó bắt đầu lên mặt dạy đời hay chưa? Tôi từng gặp kha khá người như vậy. Dĩ nhiên là tôi cũng đã từng có thời gian như thế khi đọc hơn 300 cuốn sách nhưng thật may mắn tôi đã chẳng dạy đời ai hết mà chỉ tự nhủ trong lòng rằng: Cái gì mình cũng biết, sau đó tự hào về mình lắm. Đó cũng là tâm lý của tuổi trẻ, kiêu ngạo và nông nổi. Nhưng càng đọc nhiều thì lại càng thấy mình biết ít, càng học mà lại càng thấy mình ngu đi nghĩa là bạn đang tiến bộ đấy. Nếu sau này bạn có gặp phải một số người như vậy thì hãy cứ cười thôi, và tiếp tục bước đi. Cá nhân tôi, tôi thường gọi những người như vậy là: booker.
14. Đọc nhiều không có nghĩ là biết nhiều
– Ai nói đọc nhiều sách nghĩa là có kiến thức uyên bác thì người đó đã nhầm to. Tôi xin nói với bạn thế này:
Nếu bạn muốn mình già đi thì bạn chẳng cần phải làm gì cả, nhưng nếu muốn có kiến thức thì bạn phải học. Đừng bao giờ đánh giá trình độ của ai đó qua tuổi tác vì đó là hai chuyện chẳng liên quan gì đến nhau.
Đọc sách cũng vậy. Tôi chia những người đọc sách thành những nhóm sau:
Đọc nhưng không hiểu gì hết.Đọc nhưng lại hiểu sai lệch nội dung cuốn sáchĐọc nhưng chỉ hiểu một phần kiến thức của cuốn sáchĐọc, hiểu hết nhưng chỉ có vậyĐọc hiểu hết và lấy đó làm nền tảng để xây dựng hệ thống lý luận, tư tưởng cho riêng mình.
Một người đọc cả trăm cuốn sách về ngôn tình thì biết gì về kinh tế.? Một kẻ đọc cả trăm cuốn  văn học kinh điển thì biết bao nhiêu về lập trình? Đọc nhiều, nhưng quan trọng là bạn đọc cái gì? Đọc nhiều mà lại có thói khoe khoang thì chứng tỏ đọc nhiều mà hiểu ít, người như vậy làm sao có thể tiến bộ được?
15. Đừng bao giờ cho người khác mượn sách
– Tôi đã từng cho một vài người bạn mượn sách và hầu hết là bọn họ đều không trả lại. Tôi bỏ tiền ra mua cuốn sách đó, nâng niu giữ gìn chúng để rồi chúng một đi không trở lại, thật tệ. Và hơn nữa những người có thói quen mượn sách thường là những người chỉ xem đó là một thú vui nhất thời, họ sẽ đọc hời hợt hoặc mượn về chỉ để khoe với người khác . Tất nhiên vẫn sẽ có những người yêu sách thật sự và không có tiền để mua những cuốn sách đó, nhưng biết sao được đây là nguyên tắc rồi, tôi xin lỗi, tôi không thể thay đổi nó được, nếu bạn thích bạn hãy đi mua cho mình một cuốn, trên mạng có rất nhiều, vậy nhé.
16. Sách là người thầy vĩ đại
– Trong số những người thầy vĩ đại của loài người thì Sách luôn có một trị trí đặc biệt. Trải dài suốt hàng ngàn lịch sử chưa bao giờ giá trị ấy bị lung lay, thay đổi phút giây nào.
– Đọc sách là cưỡi lên vai người khổng lồ.
Tại sao chỉ là cưỡi lên vai mà không phải là cưỡi lên đầu? Có bao giờ bạn hỏi vậy không? Đây là một câu nói hay, vì cưỡi lên vai ta có thể nhìn xa hơn, rộng hơn, có thể lựa vào sức của họ mà di chuyển chứ không quyết định được phương hướng họ. Người ta đi đúng hướng thì không sao, đi sai đường, lạc lối thì ta cũng vậy. Thế nên bạn cũng đừng vội vàng cho rằng cứ mua thật nhiều sách thì sẽ có thật nhiều kiến thức. Hai điều đó không đồng nghĩa với nhau đâu. Đọc một cuốn sách mà không hiểu gì còn đỡ hơn là đọc những cuốn sách làm cho nhận thức bị lệch lạc, sai lầm dẫn đến những hậu quả tệ hại về sau.  Hãy chọn lựa thật kỹ những cuốn sách tốt để đọc vì mua một cuốn sách thì mất tiền mà chỉ thu về một đống giấy vụn. Đọc nó thì cũng chỉ thêm mất thời gian. Hiểu những điều sách nói cũng coi như biết thêm một vài điều mới lạ. Áp dụng nó vào cuộc sống, biến nó thành kiến thức của mình, phù hợp với hoàn cảnh cũng coi là có đôi chút thành công. Quan sát sự vận động của cuộc sống, dựa trên nền tảng kiến thức từ sách, biến nó thành những kiến thức mới lạ của riêng mình , tự viết ra những kiến thức ấy rồi dạy lại cho đời và được công nhận, đó mới là đọc sách. Và khi đó sách mới chính là một người thầy thật sự.
17. Đọc sách phải suy nghĩ và áp dụng vào thực tế
– Bạn đắm chìm trong thế giới của sách nhưng xin hãy nhớ cho, người viết ra cuốn sách ấy cũng chỉ là một con người bình thường và nội dung của sách cũng được lấy từ cuộc sống.. Bạn đọc sách kinh dị và tin là trên đời này có ma. Nếu bạn tin trên đời này có ma quỷ thì bạn cũng hãy tin là có thần thánh. Bạn đọc truyện ngôn tình và cho rằng tình yêu phải lãng mạn như thế, đẹp đẽ như thế thì xin hãy nhớ cho, tình yêu cũng có đau khổ, chia lìa. Nếu bạn đọc sách về phép thuật và tin có phù thuỷ thật ở ngoài đời, thì xin hãy nhớ cho, phù thuỷ có phép thuật giỏi giang đến mấy rồi cũng bị đánh bại. Bạn đọc truyện kiếm hiệp và tin vào võ công, vào cao thủ võ lâm. Vậy thì hãy nhớ, cao thủ đến mấy rồi cũng chết, không hơn không kém. Nếu bạn đọc sách về thành công, rồi ngưỡng mộ rồi tự tin nói rằng mình cũng sẽ thành công như thế, bạn quên mất một điều, hãy xem để thành công như ngày hôm nay họ đã trải qua chặng đường gian khó như thế nào, bạn đã từng trải qua những khó khăn chồng chất, những thất bại cay đắng như vậy chưa mà đòi thành công như họ. Thực tế đi, đừng có mơ mộng nữa.
18. Nếu không có điều kiện đi tập gym hãy đọc sách để tập thể dục trí não
– Để có được một thân hình đẹp không phải ngẫu nhiên mà có, phải tập luyện và tập luyện mỗi ngày. Để có được một trí tuệ thông thái thì phải đọc, phải đọc sách mỗi ngày. Bộ não của con người là cỗ máy phức tạp nhất hành tinh. Người thành công nhất cũng chỉ dùng đến 5% – 10% năng lực của bộ não, vậy 95% còn lại đã đi đâu? Nó vẫn ở đây chỉ là sau bao nhiêu năm nghiên cứu các nhà khoa học vẫn không thể nào tìm ra cách để vận dụng hết khả năng của bộ não. Và có lẽ sẽ còn rất rất lâu nữa mới có thể làm được điều này, hoặc cũng có thể là chẳng bao giờ. Hãy cùng chờ xem, trong tương lai sẽ có những vĩ nhân xuất hiện.
19. Đọc sách không đảm bảo sẽ thành công, nhưng thành công nhất định phải đọc sách
– Những người thành công thường đọc rất nhiều sách. Thomas Edison từng đọc hơn 10.000 cuốn sách. Elon Musk đọc 2 cuốn sách mỗi ngày.  Abraham Lincoln cũng mê sách phi hư cấu kinh điển. Tổng thống Herbert Hoover đặc biệt thích tác phẩm về luyện kim. Nhà vô địch về đọc sách ở Nhà Trắng chính là ông Theodore Roosevelt. Ông từng đọc mỗi ngày một cuốn dù bận rộn. Những ngày rảnh, ông đọc hai tới ba tác phẩm. Tổng thống Jimmy Carter từng tham gia các khóa học nâng cao tốc độ đọc sách. Tổng thống Mỹ Barrack Obama đang đặt mục tiêu bắt kịp lượng sách đọc so với Franklin D. Roosevelt (Tổng thống thứ 32 nước Mỹ) – người từng đọc 22.000 cuốn sách cho tới khi qua đời năm 1945.
Bạn thấy đó, những người thành công nhất là những người đọc sách nhiều nhất.
20. Mỗi người xung quanh là một cuốn sách, hãy đọc nó. Và cuốn sách lớn nhất, vĩ đại nhất mang tên Cuộc sống.
– Khi đọc tự truyện của Jack Ma ông ấy nói rằng ông ấy đọc rất ít sách và chủ yếu là đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung, vậy thì tại sao ông ấy lại thành công đến vậy.? Phải chăng, đây là một trường hợp đặc biệt. Thật ra là không phải vậy. Mã Vân cho rằng mỗi người là một cuốn sách và nếu biết cách đọc nó thì cũng đáng giá như việc đọc sách vậy. Cách đọc của Mã Vân độc đáo như vậy đấy. Cuốn sách đáng giá nhất mang tên cuộc sống, hãy đọc nó thật kỹ.
21. Kẻ biết chữ mà không chịu đọc sách so với người mù chữ cũng chẳng khá hơn là bao
– Nỗi khổ của người mù chữ đó là có muốn đọc sách cũng không thể nào đọc được. Còn niềm bất hạnh của những người biết chữ là không dùng khả năng của mình vào việc đọc. Đọc sách không phải là tất cả, nhưng nếu bớt chút thời gian đi buôn chuyện, chơi game, mua sắm, xem tivi để đọc sách thì sẽ tốt hơn rất nhiều.. Người Việt Nam rất lười đọc sách, ai cũng biết. Việt Nam là nước nghèo nàn, lạc hậu điều này thì cả thế giới đều biết. Người Do Thái là người thông minh nhất thế giới. Tôi biết điều này từ rất lâu và luôn muốn tìm hiểu tại sao? Lý do lại đơn giản đến bất ngờ: Họ đọc rất nhiều sách.
22. Hội chứng đói sách
– Có người nghiện rượu, có người nghiện ma tuý, có người nghiện game, có người nghiện smart phone, có người nghiện tình dục, và cũng có những người nghiện sách. Vậy khi đói sách thì phải làm sao. Lôi những cuốn sách cũ ra đọc. Đọc những thứ vớ vẩn khác tạm thời. Đọc trên mạng. Viết một cái gì đó. Ra hiệu sách và đọc luôn ở đó. Mua sách mới về đọc. Đi mượn sách của ai đó. Có khá nhiều cách giải quyết đấy chứ. Tôi thường lôi sách cũ ra đọc? Còn bạn, bạn chọn cách nào?
23. Sách điện tử sẽ không bao giờ thay thế được sách giấy
– Đây không phải chỉ là cảm nhận của riêng cá nhân tôi mà đã được chứng minh bởi các nhà khoa học vì khi đọc trên các thiết bị điện tử sẽ không thể nào tập trung tốt khi bạn đọc sách giấy được. Vả lại, cảm giác được sở hữu một cuốn sách là một điều tuyệt vời, cầm cuốn sách trên tay và hít cái mùi hương của trang giấy, lật qua lật lại từng trang, sách điện tử sẽ chẳng bao giờ làm được điều này. Đừng so sánh hoa giả với hoa thật, chúng chỉ bền hơn thôi chứ chẳng bao giờ đẹp hơn.
24. Đừng bắt ép người khác đọc sách

– Tôi từng mang hai cuốn Đắc Nhân Tâm và Quảng gánh lo đi mà vui sống của Dale Carnegie rồi bảo bố mẹ đọc, mấy tháng liền để đó mà bố mẹ chẳng đọc. Khi chị gái tôi sinh con, tôi mua mấy cuốn về làm cha mẹ để hai anh chị đọc, vậy mà chỉ lướt qua vài trang rồi vứt đấy. Tôi thì chẳng có con nhưng đọc liền 3 cuốn trong 1 ngày. Hay tuyệt. Sau này khi nào có con nhất định phải đi mua thêm vài cuốn để đọc. Bạn chưa có con cũng nên đọc vì những nguyên tắc ứng xử, dạy dỗ trẻ con cũng sẽ giúp ích rất nhiều vào cuộc sống.
25. Sách là món đồ trường tồn cùng năm tháng, là trang sức đẹp nhất của trí tuệ
– Một chiếc điện thoại mới sắp ra mắt và bạn rất muốn mua nó? Bạn phải mua bằng được. Bạn mua được chiếc điện thoại ấy. Rồi sao nữa? Năm sau sẽ lại có một mẫu mới và bạn lại muốn mua chúng? Bạn phải mua bằng được? Bạn mua. Rồi sao nữa? Bạn nghèo kiết xác.  Những sản phẩm công nghệ bị thay thế liên tục vậy còn những cuốn sách thì sao? Sherlock Holmes được xuất bản lần đầu năm 1891. Những tác phẩm như Thuỷ hử, Tây du ký, Hồng lâu mộng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, được viết cách đây hàng trăm năm.  Cuốn theo chiều gió xuất bản năm 1936, Những người khốn khổ xuất bản năm 1862 và còn hàng trăm cuốn sách khác nữa…. Tại sao những chiếc điện thoại bị thay thế liên tục thì được tung hô còn những cuốn sách trường tồn cùng thời gian lại không? Tại sao bạn lại chạy theo một vài món đồ công nghệ, chạy theo một vài mẫu thời trang mà quên đi những thứ giá trị như sách. Bởi vì bạn là một người bình thường. Những người phi họ chạy theo sách, chứ không chạy theo những thứ phù phiếm nay nổi mai tàn. Bạn cứ chạy theo những món đồ công nghệ, những mẫu quần áo mới đi, tôi sẽ chạy theo sách. Để rồi xem ai sẽ hơn ai. Muốn nhảy xa thì phải lấy đà. Tôi lấy đà, tôi sẽ nhảy sau bạn, nhưng nhất định sẽ nhảy xa hơn bạn.
26. Có nên đọc lại một cuốn sách hay không?
– Có nên đọc lại hay không phụ thuộc vào đó là cuốn sách như thế nào và mục đích đọc lại cuốn sách đó của bạn là gì. Tôi rất ít khi đọc lại những tác phẩm văn học vì chúng là một câu chuyện có thể tóm tắt được. Tôi thường đọc lại cuốn Đắc Nhân Tâm và Quẳng gánh lo đi mà vui sống của Dale Canergie, khi đọc lại tôi thường chỉ lướt qua mục lục và tự hiểu nó theo cách của riêng mình, đọc lướt qua những phần nào bị lãng quên. Với một vài cuốn sách về kinh tế cũng vậy. Dù sao thì đây cũng là sở thích riêng của mỗi người, nếu thích thì cứ đọc thôi.
27. Đọc sách ở đâu là thích hợp nhất?
– Khi đọc sách cần một sự tập trung rất cao. Bạn sẽ không thể có được điều đó nếu như đọc sách ở một nơi quá ồn ào, quá nóng hay quá lạnh… Hãy chọn một địa điểm thích hợp, một nơi yên tĩnh để thưởng thức một cuốn sách. Một tư thế ngồi thoải mái cũng rất quan trọng, bạn có thể ngồi trên bàn, hay một góc nhỏ nào đó nhưng phải có chỗ tựa lưng rồi đọc rất say sưa. Một tư thế thoải mái nhất, trong điều kiện thíc hợp nhất sẽ giúp bạn đọc sách hiệu quả nhất.
28. Dù trong hoàn cảnh nào sách luôn trung thành.
– Nếu một ngày nào đó bạn thành công, hãy nên cảm ơn những cuốn sách mà bạn từng đọc. Nếu thất bại, thì những cuốn sách vẫn luôn còn ở đó, chúng không thay đổi nội dung, cũng không rời bỏ bạn trừ khi bạn vứt bỏ chúng. Lòng trung thành là một thứ xa xỉ mà đôi khi dùng rất nhiều tiền cũng không thể mua được. Sách mang đến cho bạn tri thức và sách luôn trung thành với bạn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa.
29. Đọc sách với hai luồng suy nghĩ song song
–  Khi bắt đầu đọc sách, là bộ não bước vào một trạng thái hoàn toàn khác. Một mặt chúng ta tiếp thu quan điểm của tác giả, mặt khác phải đưa ra những quan điểm của riêng mình. Để đạt được điều này tôi sử dụng kỹ thuật chạy hai luồng suy nghĩ song và một tấm màng lọc để xử lý thông tin tức thời.
Luồng suy nghĩ thứ nhất có nhiệm vụ tiếp nhận những quan điểm của tác giả thông qua việc đọc hiểu nội dung câu chữ và hình ảnh và tôi gọi đó là thông tin tạm thời.
Sau đó những thông tin tạm thời này đi qua một tấm màng lọc thông tin để sắp xếp và loại bỏ những thông tin không cần thiết.
Luồng suy nghĩ thứ 2 sau khi tiếp nhận thông tin từ tấm màng lọc thì bắt đầu tìm kiếm thông tin liên quan, đánh giá những thông tin ấy từ nhiều khía cạnh khác nhau dựa trên những nguyên tắc của chính mình và đưa ra những giả thiết khác nhằm phản biện lại thông tin vừa tiếp nhận. Quá trình này diễn ra liên tục. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác chứ không chỉ riêng việc đọc sách. Đây một kỹ thuật rất khó và đòi hỏi quá trình luyện tập lâu dài, cần kiên trì luyện tập mới mong đạt được kết quả như ý muốn. Chúc bạn thành công.
30. Những điều nên tránh khi đọc sách
– Khi biết rằng những vĩ nhân đọc đến hàng nghìn cuốn sách tôi đã rất ngưỡng mộ và cũng đặt mục tiêu mình phải đọc được số lượng sách như thế. Tôi lập ra một danh sách những cuốn sách đã đọc và thấy rất tự hào vì điều đó. Tôi đọc mọi lúc, mọi nơi đọc lướt qua rất nhiều cuốn sách chỉ để tăng số lượng của danh sách ấy. Sau một thời gian tôi thấy rằng đó quả là một sai lầm khủng khiếp. Chạy theo số lượng mà tôi quên mất rằng hiểu thấu một cuốn sách giá trị hơn nhiều đọc lướt qua cả trăm cuốn mà chẳng hiểu gì, hy vọng bạn sẽ không đi theo vết xe đổ ấy một lần nữa.
– Đừng có chỉ mua sách khi thấy nó đắt hay rẻ. Giá trị thật sự của một cuốn sách nằm ở những kiến thức bên trong nó chứ không nằm ở giá tiền phía sau.
– Đừng cố gắng ghi nhớ từng câu chữ của cuốn sách, đó là điều không thể và cũng không nên làm. Hiểu nội dung tổng thể, tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt của cuốn sách mới là điều quan trọng. Và cách đọc sách tốt nhất đó là quên những gì đã đọc đi và hãy nhớ lại theo cách của riêng mình..
– Tôi từng thử xem mình đọc nhanh đến đâu bằng cách vừa đọc sách vừa bấm thời gian. Thế nhưng việc này khiến tôi không thể nào tập trung được, tôi xem điện thoại liên tục và cảm thấy hơi bị áp lực khi đọc. Có lẽ không chỉ bản thân tôi mà nhiều người đọc sách cũng bị điều này, chúng ta thường để ý vào số trang mà quên mất nội dung của cuốn sách, cảm thấy hơi khó chịu với tốc độ đọc của chính mình “Sao đọc mãi mà vẫn còn nhiều trang thế”. Cách giải quyết tốt nhất là hãy tập trung vào nội dung của cuốn sách và đừng để ý đến số trang, hoặc bạn có thể đặt riêng những cuốn sách không có trang.
– Một con ếch sống trong đáy giếng dù đọc bao nhiêu cuốn sách thì bầu trời cũng chẳng rộng lớn hơn. Ngồi đọc sách mà không chịu làm gì sẽ chẳng giúp được bạn nhiều đâu., bạn sẽ mãi chỉ là một kẻ mọt sách, nói những lời sáo rỗng mà thôi. Sách chỉ cung cấp cho chúng ta phương pháp, kinh nghiệm, những lý lẽ dẫn chứng còn việc thực hiện những phương pháp ấy ra sao thì phụ thuộc vào chính bạn
– Khi đọc đến những trang gần cuối chúng ta thường vội vàng, đọc nhanh để kết thúc cuốn sách vô tình bỏ qua mất những tư tưởng quan trọng mà tác giả muốn truyền đạt. Khi đọc đến những dòng chữ cuối cùng thì lại thấy tiếc nuối, vội vàng đọc lại, nhưng  lại thấy rất lộn xộn và khó hiểu. Hãy đọc kỹ từng chữ, đừng vội vàng, đó là lý do đọc sách giúp chúng ta rèn luyện chúng ta tính kiên nhẫn.


31. Những điều nên làm khi đọc sách
– Tóm tắt lại kiến thức mà mình nhận được sau khi đọc xong một cuốn sách là điều rất quan trọng. Trong qua trình đọc bạn cần kỹ năng phân tích, sau khi đọc xong thì cần đến kĩ năng tổng hợp lại những kiến thức. Hãy so sánh nội dung trong cuốn sách ấy với thực tế, với ý kiến của chính bạn hay của cuốn sác đó với những cuốn sách khác. Khi hiểu được nội dung và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải bạn nên mở rộng những ví dụ khác nhau để biến kiến thức trong cuốn sách ấy thành của riêng mình, như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn rất nhiều. Khi đọc xong một cuốn sách, tôi thường xem lại phần mục lục, nhìn vào cách ý chính và tự phân tích những ý chính theo cách của hiểu của mình, nếu có chương nào chưa hiểu thì lại giở ra đọc lại và phân tích tiếp, làm như cho đến khi hiểu hết được tất cả các ý chính thì kết thúc việc đọc sách.
– Chia sẻ cảm nhận về một cuốn sách là một điều rất quan trọng. Tại sao cùng là một cuốn sách với nội dung như vậy, nhưng mỗi người lại có cách hiểu, cách nhìn nhận vấn đề theo những cách khác nhau? Sự chia sẻ giúp bạn tìm ra được những điểm mới trong cuốn sách mà vô tình bạn chưa thể cảm nhận hết được. Đó là quan điểm của người khác, bạn có thể thấy đúng hoặc sai tuỳ vào suy nghĩ của chính bạn nhưng việc học hỏi như vậy rất quan trọng. Chia sẻ hoặc dạy cho người khác những điều chúng ta đã biết cũng chính là một cách để chúng ta học lại những kiến thức ấy thêm một lần nữa.
Không có chuyện hai người cùng đọc một cuốn sách giống nhau.
Edmund Wilson
– Đọc một mạch hết luôn một cuốn sách hay đọc mỗi ngày một ít để hiểu và cảm nhận dần dần? Đây là một câu hỏi khó và bạn hãy quyết định khi đọc được nội dung của cuốn sách. Nếu cảm thấy quá khó hiểu bạn nên dừng lại ngẫm nghĩ rồi để đó, qua một vài ngày lại lấy ra đọc tiếp. Nếu sách chỉ là kể lại một câu chuyện thì hãy cứ đọc hết luôn cũng được rồi tóm tắt lại theo những ý chính, theo ý kiến cá nhân của chính bạn là được.
– Đọc sách thực chất là trò chuyện cùng tác giả, hãy biến cuộc trò chuyện ấy thành một cuộc tranh luận vui vẻ nhất nếu có thể, vì nếu như gặp mặt tác giả ngoài đời thật, họ sẽ chẳng nói chuyện thú vị đến thế đâu.
– Việc đọc sách có thể tóm gọn lại trong mấy câu sau: Đọc thật nhiều, hiểu thật kỹ, nhớ thật lâu và áp dụng thật tốt.
Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho những người yêu sách.
Một trong các mục đích chính của một API là cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng — ví dụ, hàm để vẽ các cửa sổ hay các icon trên màn hình. Các API, cũng như hầu hết các interfaces, là trừu tượng (abstract). Phần mềm mà muốn cung cấp truy xuất đến chính nó thông qua các API cho sẵn, phải hiện thực API đó. Trong nhiều tình huống, một API thường là một phần của bộ SDK, hay software development kit. Một bộ SDK có thể bao gồm một API cũng như các công cụ/phần cứng, vì thế hai thuật ngữ này không thay thế cho nhau được.
Có nhiều mô hình thiết kế khác nhau cho các APIs. Interfaces nhằm là cách thực thi nhanh nhất thường gồm các tập các hàm, thủ tục, biến và các cấu trúc dữ liệu. Tuy nhiên, các mô hình khác vẫn tồn tại, như bộ thông dịch dùng để ước giá biểu thức trong ECMAScript/JavaScript. Một API tốt thường cung cấp một "hộp đen" hay là một lớp trừu tượng (abstraction layer) bao bọc nó, nhằm đảm bảo là nhà lập trình không thể biết cách hiện thực cụ thể bên trong của mỗi hàm trong API. Điều này làm cho việc thiết kế lại hay cải tiến hàm của API đó trở nên dễ dàng hơn vì nó không làm đổ ỗ các đoạn mã khác mà có sử dụng các hàm đó.
Có hai dòng chính sách đối với việc công bố các APIs:
Một số công ty bảo vệ APIs của họ một cách mạnh mẽ. Ví dụ, Sony thường chỉ cung cấp API chính thức của PlayStation 2 cho các nhà phát triển PlayStation có đăng ký. Điều này là vì Sony muốn giới hạn những người có thể viết trò chơi trên PlayStation 2, và muốn thu lợi nhuận từ những người này càng nhiều càng tốt. Đây thường là chính sách đối với các công ty mà họ không thu lợi từ việc bán các hiện thực API của họ. Tuy nhiên, PlayStation 3 là công bố hoàn toàn APIs.Một số công ty thì cung cấp miễn phí APIs. Ví dụ, Microsoft công bố hầu như hoàn toàn thông tin về các API, để cho các phần mềm có thể được viết chạy trên nền Windows. Việc bán của các phần mềm hãng thứ 3 đồng thời với việc phải mua Hệ điều hành Microsoft Windows. Đây thường là các công ty thu lợi nhuận từ việc bán các hiện thực API.
Một số APIs, chẳng hạn các API là chuẩn cho một hệ điều hành, được hiện thực dưới dạng các thư viện mã độc lập được phân phối kèm theo hệ điều hành. Một số khác thì đòi hỏi nhà sản xuất phần mềm phải tích hợp API trực tiếp vào trong chương trình. Microsoft Windows APIs đi kèm theo hệ điều hành cho phép mọi người có thể sử dụng chúng. Phần mềm cho các hệ thống nhúng như thiết bị chơi trò chơi thường thuộc vào loại tích hợp vào trong ứng dụng. Trong khi các tài liệu API chính thức của PlayStation là nên đọc, nhưng nó chẳng giúp ích gì nếu ta chẳng có các hiện thực của nó, dưới dạng một thư viện độc lập hay bộ phát triển phần mềm.
Một API mà cho phép truy xuất và sử dụng tự do được gọi là "mở." Các APIs được cung cấp bởi phần mềm mở (như mọi phần mềm được phân phối theo giấy phép đăng ký GNU), là mở theo đúng nghĩa, vì mọi người có thể xem mã nguồn của phần mềm và tìm ra API. Mặc dù việc tham khảo hiện thực vẫn tồn tại cho một API (như với Microsoft Windows cho Win32 API), thì việc tạo thêm các hiện thực bổ sung vẫn có thể diễn ra. Ví dụ, hầu hết các Win32 API có thể được cung cấp từ hệ thống UNIX dùng phần mềm tên là Wine.