Đã khá nhiều tháng trôi qua kể từ lần cuối củng tôi đặt bút viết một điều gì đó dài dài. Khoàng thời gian đó tôi bắt đầu bước chân vào một môi trường mới, làm những công việc mới và thử sức với những điều tôi mong muốn làm bấy lâu nay, nhưng vì sợ hãi một điều gì đó vô hình và chưa dám dấn thân. Nhưng có lẽ cũng vì ép buộc bản thân hòa hợp vào môi trường đó quá nhiều, tôi đã rơi vào một khoảng “lost” – không hiểu bản thân mình rốt cuộc muốn gì. Đó là những sáng thức giấc ảm đạm và trống rỗng, tự hỏi “Mình là ai và mình làm gì ở nơi này vậy”, đó là những ngày triền miên với deadlines và bài vở đến tối mắt tối mũi, đó là những chuỗi ngày tôi luôn ép buộc mình phải là một “ai đó” mỗi lần đỉ ra ngoài … Chính những điều đó đã thôi thúc tôi tìm kiếm một nút bấm để refresh lại bản thân, sắp xếp lại những suy nghĩ và cảm xúc, định nghĩa bản thân mình để phát triển giá trị cốt lõi của mình tốt hơn, thay vì cố gắng trở thành một ai đó.

1. Chấp nhận khoảng thời gian “messy” này và chờ đợi giai đoạn này trôi qua.

Thường thì những đợt “khủng hoảng” thường sẽ gắn với một khoảng xảy ra của một hoặc những sự kiện nào đấy, mà ai cũng chẳng phải trải qua những giai đoạn này, vì chính những khó khăn sẽ giúp chúng ta bất ngờ với giới hạn của bản thân mình. Ví dụ thời gian “messy” vừa qua của tôi là giai đoạn ôn thi cuối kì, song song với lúc một dự án của câu lạc bộ tôi đang tham gia vào đang đi đến thời kì chạy nước rút, và cùng lúc đó tôi nhận được những công việc mới ở công ty mà tôi đang thực tập, và cũng là thời gian tôi mới bước chân vào một mối quan hệ mới và muốn dành phần lớn thời gian của mình vào đây. Và khi giai đoạn đó trôi qua, tức là thi xong tất cả các môn, dự án câu lạc bộ kết thúc, công việc mới ở công ty đã được đưa vào hệ thống vận hành trơn tru, tôi bỗng nhiên khựng lại. Thở phào. Trận chiến kết thúc rồi. Oh, you make it. Đến lúc phải refresh bản thân rồi.

2. Trả lời câu hỏi “Tôi là ai?”

Khi có cảm giác bị mất phương hướng, hãy liệt kê những từ ngữ bạn dùng để định nghĩa bản thân mình. Cứ coi đây là một cuộc phỏng vấn chính mình. Hãy trả lời cho chính bản thân mình biết, mình là ai, giá trị cốt lõi của mình là gì.

3. Cân bằng.

Những triết gia từ xưa luôn đề cao sự cân bằng, coi đó là một trạng thái hoàn hảo nhất trong cuộc sống, là cách để vận động và phát triển theo hướng tuyệt mĩ nhất. Vậy nên, hãy cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc, cân bằng trong chế độ ăn, trong mối quan hệ xã hội, và quan trọng nhất là cân bằng quãng thời gian 24h ít ỏi mà mình có. Thời gian luôn là cái gốc của mọi vật. Và điều đặc biệt, đó là sự cân bằng trong tâm hồn, trong suy nghĩ. Trong một tài liệu phân tích về Lý tính học, tác giả có nhấn mạnh sức ảnh hưởng của suy nghĩ đến vạn vận xung quanh. Cụ thể là, mỗi suy nghĩ đều có một khối lượng riêng, có lực hút riêng. Những suy nghĩ tích cực thì tác động và thu hút những điều tích cực, những suy nghĩ tiêu cực sẽ có sức hút những điều tiêu cực. “Your life is the reflexion of your mind” (Cuộc sống là cái gương phản chiếu của cách suy nghĩ).
Ngày xưa, thầy tôi có dặn một câu, đó là mình không thể thay đổi cuộc sống xung quanh, không thể thay đổi người khác theo ý mình muốn, nhưng mình có thể thay đổi bản thân mình, và mọi thứ sẽ thay đổi theo từ đó. Vậy nên, đừng đặt quá nặng sự ảnh hưởng của hoàn cảnh, hãy thay đổi bản thân mình để hòa hợp và chống chọi với nó.
Inhale. Exhale. Refresh. Everything starts from within.
Đọc thêm các bài viết khác tại: https://dandelilla.wordpress.com