Trong truyện Tam Quốc, đám hủ nho Giang Đông hỏi Gia Cát Lượng đã đọc những sách nào mà dám khua môi múa mép? Gia Cát Lượng trả lời đại ý rằng : Anh hùng không hỏi xuất xứ, người giỏi không hỏi đã đọc những sách gì.Sách, chỉ là quan điểm của 1 người hoặc một nhóm người, dù người đó là danh nhân vĩ đại thì vẫn mắc sai lầm chủ quan, giới hạn của thời cuộc, trí tuệ thời đại. Chuyện này rất phổ biến, có ở tất cả các triết gia vĩ đại trên thế giới. Những cuốn sách của họ có nhiều giá trị nhưng không phải cái gì cũng đúng!Vì thế đọc sách không phải là đọc chữ, đọc ý mà cốt lõi là SUY NGHĨ. Khi đọc hãy "quan sát" xem quan điểm của tác giả có gì hay, có gì dở. Đọc theo kiểu đó là để rèn luyện kỹ năng tư duy, đồng thời cũng gia tăng kiến thức cho bản thân. Cái khó khi đọc sách là phải giữ cho mình góc nhìn khách quan, tôn trọng sự thật. Chứ đọc theo kiểu fan và anti-fan thì có khi có hại nhiều hơn là lợi.Người ta sinh ra là không biết gì, muốn biết thì phải hỏi, phải đọc. Đọc trước tiên để lấy thông tin. Còn kiến thức có được là từ suy nghĩ trên những gì đã đọc.
"Trên đời không có gì đúng hay sai, chỉ có lòng người là hay thay đổi". "Thắng làm vua, thua làm giặc". Đế quốc La Mã rộng lớn cỡ nào? Trung Quốc ngày nay có được là do thống nhất, lấn chiếm đất đai của các bộ tộc, nước nhỏ. Mỹ thực chất thành lập trên đất của người da đỏ.Đúng hay sai trong lịch sử cũng chỉ là "nói cho vui thôi"! Khơ me đỏ đánh Việt Nam thì là xâm lược. Việt Nam thấy nếu chỉ tự vệ trên lãnh thổ thì không thể trị dứt "căn bệnh" Khơ me đỏ. Phải mang quân vào Campuchia để trị tận gốc, nên bị lên án là xâm lược. Trung Quốc vì ủng hộ Campuchia, kéo quân đánh miền Bắc Việt Nam cũng là xâm lược. Liên Xô vì ủng hộ Việt Nam kéo quân dàn trận trên biên giới Xô - Trung, đánh nhau thì cũng là xâm lược?Theo tôi thì không quan trọng chữ xâm lược, hay đúng hay sai, mà quan trọng là mục đích của hành động đó là để làm gì. Mỹ ngày xưa theo học thuyết Domino, lo sợ chủ nghĩa cộng sản lan rộng nên ủng hộ, bỏ tiền, thậm chí trực tiếp tham chiến để chống cộng. Nhưng sau này thấy được một nước cộng sản như Việt Nam lại yêu hòa bình, muốn làm bạn với tất cả các nước thì Mỹ lại làm bạn với Việt Nam.Ngày nay "ý thức hệ" của tư bản và vô sản đã rõ ràng hơn. Hai bên đều cần nhau, không còn một mất một còn như xưa nữa.
Đa số người bỏ đại học mà thành công là vì họ đã biết nên làm gì trước khi bỏ đại học! Người có khát vọng thành công thì thường giữ cho bản thân phải làm việc. Ở tuổi đi học thì nên đi học, chỉ đơn giản vậy thôi.  Còn lỡ vì lý do nào đó như nhà nghèo, học lực không đủ, không hứng thú  vào hoặc theo đại học thì lại là việc khác. Cốt lõi vẫn là việc học, không học ở trường thì học ở đời. À không, cốt lõi vẫn là tự học! Ở đại học ít nhiều bạn được dạy theo chương trình. Còn ở đời bạn phải tự vạch ra "chương trình" cho bản thân và phải tự lực hành động.Trả lời cho câu hỏi: Làm gì nếu như bỏ đại học? - Hãy đi tìm lẽ sống cho đời mình. Khi đó có khi bạn sẽ lại quay về trường đại học, dù đang ở tuổi 70 hay 90!!
Bạn cần phân biệt đại học với kỹ năng lập trình. Bill Gates bỏ đại học để làm ra hệ điều hành MS-DOS và sau đó là Windows. Ngày nay lập trình có thể học ở  mọi nơi trên mạng. Điều quan trọng là bạn phải theo dõi được "level" của bạn. Ví dụ như trình độ ngoại ngữ, bạn đang cấp độ Beginner hay Advanced (giao tiếp được với người nước ngoài trên mọi chủ đề).Lập trình cũng vậy, tất cả các ngôn ngữ lập trình chỉ mất...vài ngày để học nhưng cái cơ bản như: khai báo, vòng lặp, class. Nhưng để tới cấp độ Solution Architect thì có khi phải mất hàng chục năm, thậm chí cả đời cũng không đạt được.Nếu bạn học nghiêm túc các môn ở đại học. Cái bạn có được không chỉ là kiến thức mà còn là khả năng tư duy, thói quen, cách làm việc. Những cái đó giúp bạn "dễ" lên cấp độ Architect hơn người không học đại học, chỉ chuyên về lập trình. Tất nhiên, cốt lõi ở đây vẫn là việc học. Học lướt để ra trường vẫn có bằng đại học nhưng có khi chẳng làm được việc gì! Và thất nghiệp!
Xin nói hơi ngoài lề một chút. Có rất nhiều người đóng tiền học...khiêu vũ ở trung tâm và sinh hoạt rất nhiều năm nhưng cứ nhớ nhớ quên quên, và không tự nhảy trên sàn được! Vì sao? Là vì học vẹt, học gạo, học mà không suy nghĩ sâu, không vận dụng vào thực tế.Học Coding là phải làm thực tế. Dân code giỏi là họ thường xuyên gặp bugs, issues, vấn đề ở tốc độ thực thi, bảo mật. Lúc đấy phải có kỹ năng phân tích, dựa trên những hiểu biết kỹ thuật và cả kỹ năng...Google. Tôi là người trong ngành, và tôi đánh giá Coder dựa trên cách làm việc và tầm nhìn trong thiết kế của coder.
Dự định thì dễ lắm. Nhưng bạn đã tự phản biện chính mình chưa? Muốn làm cái gì thì có lập kế hoạch chi tiết những việc cần làm, phải làm, nghĩ coi mình làm những cái đó như thế nào, có khả năng làm được không? Và bạn đã cố gắng hết sức chưa?Nếu không quyết tâm, không cố gắng thì ...cầm cọng lông cũng thấy nặng!"Có công mài sắt, có ngày nên kim". Đây là câu dành cho bạn. Dù làm việc gì tưởng chừng ít ý nghĩa, không hứng thú nhưng kiên trì vẫn có thành tích.Muốn vào đại học thì trễ vài tháng, thậm chí vài năm cũng đâu thành vấn đề. Rất nhiều người phải mất vài năm để thi vào đại học. Rất nhiều người vào mà cả chục năm không ra trường :D "Không quan trọng bạn chạy nhanh hay chậm. Quan trọng là bạn có đến đích không và cái đích ấy có đáng không?".
Như mình đã nói ở trên. Bootcamp cũng giống như sàn dạy khiêu vũ. Mọi người đều học một bài giống nhau nhưng số người giỏi luôn ít hơn mong đợi.Điểm khác ở đây là Bootcamp hay vài trang dạy coding mà mình biết thì có môi trường tương tác giữa lý thuyết và thực hành khá tốt. Có thể nói là tạo điều kiện hết sức thuận lợi để học. Tuy nhiên giữa học và làm việc có một khoảng cách nhất định, tự debug code của mình nó rất đau đầu. Nếu bạn đã từng code chắc cũng hiểu.Những vấn đề thực tế đòi hỏi tốc độ, khối lượng và chất lượng nhiều hơn.Tóm lại, học ở Bootcamp là khởi đầu dễ dàng nhất để tiếp cận lập trình. Đến nỗi dân ngoài nghề vẫn học tốt không thua trong nghề. Nhưng nên chuẩn bị tinh thần cho những dự án thực tế đầu tiên. Tránh bị ...sốc vi thấy sao học thì dễ mà làm thì khó quá :)---P/s: nếu chỉ code đơn thuần thì gọi là "lao động chân tay". Rất mệt, nhưng vẫn bị gọi là...công nhân (worker). Tầm Architect đòi hỏi kỹ năng phân tích, thiết kế hệ thống.À, còn một điều nữa. Đừng quá trông đợi vào những khóa miễn phí trên Bootscamp hoặc các trang có những khóa có phí khác. Đa số chỉ có tính chất giới thiệu và marketing thôi. 
Nếu bạn học CNTT, hay các ngành kỹ thuật, thì nên tránh nói chung chung, suy nghĩ lan man.
Ngành này ra trường buộc phải làm được việc! Vì thế bằng là cần nhưng bạn phải định hướng từ đầu cho mình: lập trình, tester, quản trị mạng - hệ thống, phân tích.... rồi rèn luyện kỹ năng cho mình.
Đa số tuyển dụng còn không thèm nhìn đến cái bằng của bạn (chỗ nào kêu bạn nộp bảng điểm thì bỏ đi, đừng nộp đơn). Họ chỉ xem kinh nghiệm, test kỹ năng và cách làm việc là chính.
Như đã nói, bạn có thể tự học lập trình, không cần bằng đại học. Tuy nhiên sẽ rất khó để lên cấp độ Architect (nếu lên được thì tôi ngưỡng mộ bạn), muốn lên bạn phải có kiến thức sâu về Giải thuật, Trình biên dịch, phân tích thiết kế, databases.... Và bạn không học xong đại học thì không thể học master (thạc sĩ) :D
À, còn học CNTT để về một cơ quan mà người ta...không quan tâm mình giỏi thế nào?! Thì chúc mừng bạn, bạn chỉ điểm danh nhận lương thôi. Quá sướng!
Tôi xin góp ý bạn vài chỗ.
1. Câu "Ông trời không tạo ra người đứng trên người..." là câu trong sách Khuyến học, có tác giả hẳn hoi.
2. Ngụy trí thức có nhiều chứ bạn. Ngày nay người ta nói sinh viên tốt nghiệp ra trường gần như không làm được việc, thậm chí mất căn bản. Đó chính là ngụy trí thức. Nhiều người thậm chí có bằng thạc sĩ. Còn có những tiến sĩ chưa từng có bài báo khoa học quốc tế. Đó cũng là những ngụy trí thức.
3. Tri thức thực ra chỉ có một loại đó là tự mình hiểu được nguyên lý, sự thật, quy trình, cơ chế...v...v.. Còn làm sao để hiểu thì có nhiều cách: tự học, được dạy, được trải nghiệm (kinh nghiệm).
4. Xã hội vốn nêu cao tinh thần thực học. Thực học không nằm ở bằng cấp mà ở tri thức thực sự, cái quyết định sự vượt trội, phát triển, đúng đắn, công bằng. Chỉ có cơ chế xin cho, thiếu minh bạch là dung dưỡng cho những thứ giả tạo, ngụy trí thức.
1. Palestine vốn không phải là một nước, nó chỉ là một vùng lãnh thổ thuộc Ottoman. Và khi Ottoman sụp đổ, Anh kiểm soát vùng đất này. Dân Ả rập quả thật đang sống ở vùng Palestine nhưng cũng không thể nói đó là vùng đất của họ. Palestine trước kia vốn là đất của người Do Thái. Do chiến tranh và do ý chí lập quốc của họ yếu nên họ buộc phải di cư khắp châu Âu và cả thế giới. Thế giới Ả rập tấn công Israel chẳng qua là vì họ khác tôn giáo mà thôi.
2, Những người Do Thái phục quốc chắc chắn đã vận động hội đồng bảo an LHQ ủng hộ nhà nước Israel và phải xem đó là điều phi thường. Đó là những người lưu lạc rất nhiều năm ở nước ngoài, có địa vị xã hội, có tiền nhưng vấn hướng về quốc gia, dân tộc. Đó là điểm đáng ngưỡng mộ của người Do Thái.
3. Israel tồn tại đến ngày nay ngoài việc họ có tiền, có trí tuệ còn có khả năng vận động ngoại giao của họ. Mỹ và phương Tây muốn có một Israel đồng minh ở thế giới Ả Rập. Đến nỗi những nước như Iraq, Iran cũng không dễ đụng tới. Thì Ai Cập có là gì? Ả rập tuy nhiều dầu mỏ nhưng dầu đó không bán cho phương Tây thì bán cho ai? Đụng tới Israel không dễ đâu.
Trước tiên bạn nên kiên nhẫn khi nói chuyện, diễn đạt có đầu có đuôi một chút. Bạn viết luông tuồng như vậy người ta khó bắt kịp ý bạn.
Thứ hai là...sao tự dưng bạn lại hỏi mình vấn đề này?
Cuối cùng, thôi kệ, bạn lỡ hỏi rồi mình cũng trả lời luôn:
Mình đồng ý là xét mặt mạnh, yếu của một chính quyền thì không theokiểu 1 + (1) = 0 được. Mà thực ra không ai người ta đi làm chuyện thế cả!
Cần biết là từ xưa đến nay, bất kỳ đất nước nào, chính quyền nào thì cũng không thể được lòng tất cả người dân. Nhưng lẽ thường, nếu ai nói xấu mình thì mình cũng không ưa nổi người đó. Huống chi là một chính quyền. Mà nếu người ta không ưa bạn thì bạn chắc khó tránh khỏi phiền phức!
Đừng có hơn thua, cay cú như thế làm gì. Tôi cần gì bạn quỳ lạy? Cũng như tôi chẳng quỳ lạy bạn nếu tôi sai!!Tranh luận hay trao đổi chỉ là để hiểu một vấn đề. Bạn chưa thuyết phục được tôi mà toàn thấy công kích cá nhân, rồi  ngụy biện kiểu lôi giáo sư vật lý vào(nếu bạn biết đó là ngụy biện).Nếu bạn không đủ thời gian để tìm hiểu và đưa vào lý lẽ để tranh luận thì ta dừng ở đây cũng được.
Xin lỗi bạn, cơ bản luôn là cái người ta tìm về mỗi khi không giải thích được cái cao hơn. Chắc bạn chưa từng nghe "Back to the basics" nhỉ? Einstein sở dĩ phát biểu được thuyết tương đối là do tìm thấy điểm chưa đúng trong những cái cơ bản của vật lý cổ điển đấy!!
Có nhiều câu hay ho nói về việc học. Như:"Học, học nữa, học mãi"."Học ở trường, học ở sách vở, học ở nhân dân"."Việc học như con thuyền đi trên dòng nước ngược, ai không tiến ắt sẽ lùi"."Trời không tạo ra người đứng trên người, cũng không sinh ra người đứng dưới người. Tất cả là do sự học"....Cuộc sống là dòng chảy của thời gian, thời gian không thể quay ngược, cũng không thể chậm lại hay dừng lại. Người sống là phải chạy đua với nó. Tại một thời điểm, mình có đủ kỹ năng, kiến thức để làm những gì mình muốn? Hoặc làm những điều phi thường?Thời gian có hạn, khả năng có hạn, nên điều quan trọng vẫn là phương pháp học tập đúng đắn. Ngày nay, người ta nói nhiều đến sự bùng nổ thông tin, sự phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật. Đó là do công sức của rất nhiều người tích tụ và tiếp nối lẫn nhau. Bản thân (1 người) làm sao có thể học hết kiến thức của rất nhiều người? Vì thế, nhắc lại, quan trọng vẫn là phương pháp.Biết càng rộng càng tốt, nhưng độ sâu mới quyết định được đẳng cấp của bạn. Hãy đặt việc học trong mục tiêu của bạn. Học cho sự nghiệp, công việc. Hay học cho kinh doanh. Hay học cho tâm hồn?Mỗi kỹ năng, mỗi ngành đều có cách học riêng, cách học hiệu quả riêng.
Trả lời bạn hơi trễ.Nếu học lập trình suông thì không cần toán nhiều. Thậm chí ít hơn dân Kinh Tế.Tuy nhiên nếu bước vào lĩnh vực Khoa học máy tính thì bạn sẽ phải học một số môn dành cho IT.Ngành mới nổi là Trí Tuệ Nhân Tạo (Artificial Intelligence) thì lại cần kiến thức rất cao về Xác Suất, Thống Kê.Pascal là ngôn ngữ lỗi thời. Lý do đơn giản là vì ít người tiếp tục phát triển các thư viện cho nó. Các ngôn ngữ khác cũng từng thời kỳ, giai đoạn mà hết nóng sốt (ít người tham gia phát triển). Tuy nhiên hồi tôi học đại học thì bạn tôi có thể dùng Pascal để viết ra chương trình Windows vẽ đồ thị và tính toán đường đi, hiển thị đường đi. Nói tóm lại là về lý thuyết thì Pascal vẫn làm được một chương trình như các ngôn ngữ khác, chỉ mất nhiều thời gian, công sức hơn thôi. Và đó cũng là lý do mà người ta lựa chọn ngôn ngữ, framework khác nhau cho các ứng dụng khác nhau.Tiếng Anh là BẮT BUỘC khi học IT. Vì kỹ thuật mới nâng cấp gần như mỗi ngày, và lượng kiến thức đấy được viết bằng tiếng Anh. Không đọc được tiếng Anh thì rõ ràng là thua thiệt người khác!
Thật ra bạn sẽ không bao giờ đam mê thật sự nếu chưa đào đủ sâu vào thứ mà bạn đam mê.Có bạn nói là rất đam mê lập trình, kể ra ngôn ngữ nào cũng biết. Nhưng hỏi ra thì chỉ loanh quanh ở chỗ "Hello World" hay những vòng lặp For, rẽ nhánh If-Else hay thậm chí là nói huyên thuyên về Design Patterns, Architecture nhưng không ứng dụng được vào một trường hợp thực tế cụ thể nào. Chính vì thế mà khi phỏng vấn người ta thường hỏi là bạn đã làm dự án nào, cụ thể kiến trúc, công nghệ hay ví dụ một trường hợp cụ thể ra...Nói chuyên môn quá thì người ngoài nghề có thể không hiểu. Nói đơn giản hơn, ví dụ như bạn đam mê vẽ tranh. Vậy bạn vẽ những chủ đề nào, trên chất liệu nào, phong cách, trường phái nào, kỹ thuật vẽ gì? Quan trọng là bạn có định hình vị trí (cấp độ) của bạn đang ở đâu không? Và thực tế thì bạn đã vẽ được những bức tranh nào?Đam mê thật sự là phải làm, nhúng tay vào, tạo ra sản phẩm thật sự và phải biết "chất lượng" sản phẩm mình tạo ra đang ở đâu so với những cái hiện có.Ví như bạn đam mê dịch thuật, vậy bạn hiểu thế nào là dịch, dịch để làm gì, dịch thế nào cho hay. Ví như bạn đam mê viết, vậy bạn viết về cái gì, làm sao bạn biết là viết như thế nào là hay, liệu chỉ viết thôi mà không đọc, không khảo cứu, không đào sâu, không mang lại giá trị khác biệt thì có viết hay được không?....Đại loại thế!
3? (thứ nữa), cái tôi nói ở đây là "sòng phẳng, công bằng", không phải kiểu cãi tay đôi, đốp chát, thiếu lễ phép, mà là nói lý lẽ. Mấy người không chịu nói lý lẽ thì tôi chẳng cần mất thời gian để nói làm gì. Trừ khi ...tôi thích
Mà những người như thế dù lớn tuổi thì chỉ là con số mà thôi. Ai mà chẳng già đi theo thời gian? Đâu có nghĩa "sống lâu lên lão làng"!
Một số người mặt tái hoặc gần như bình thường khi uống rượu thì tửu lượng khá cao. Còn những người mặt đỏ thì rất nên hạn chế. Báo chí và thực tế đã thấy những người này dễ bị đột quỵ
Còn tôi thì có quan điểm : "Không để thất nghiệp ngày nào".Nếu đến lúc cần thay đổi công việc thì tôi cố gắng sắp xếp để rải đơn và đi phỏng vấn nhưng chưa xin nghỉ vội. Việc này là "ăn cắp giờ" của công ty đang làm, nhưng đành phải chịu. Khi phỏng vấn, tôi thường cố gắng tìm hiểu về công việc, môi trường và những người đồng nghiệp tương lai. Một khi đã được chọn và quyết định đi làm thì cả 2 phía đều nghĩ là tôi sẽ làm được công việc này. Ít nhất là 1 năm. Tất nhiên có không ít trường hợp tôi đã rời công ty trước hạn 1 năm. Những lần như thế tôi đều phải "rút kinh nghiệm sâu sắc" nhưng vẫn là ...không thất nghiệp ngày nào!Đã đi làm thì phải cố hết sức hoàn thành công việc được giao, dù có thích hay không (miễn không phạm pháp). Nó rèn luyện kỹ năng, tâm lý và cả thái độ "Can-do".Không đi làm, trừ khi nhà có điều kiện - có máy lạnh. Chứ ở nhà đi ra đi vào tốn...mồ hôi lắm ! Chưa kể "nhàn cư vi bất thiện" : không ra ngoài xài tiền thì cũng nằm một đống gây ảnh hưởng sức khỏe.Ngoài ra còn một yếu tố quan trọng là tôi...cần tiền. Không phải cho bản thân tôi hay cho gia đình. Nhưng quả thật là có thêm tiền thì sẽ không thiếu chỗ (có ích lợi) để tiêu!
Nền tảng Chromium cho thấy Google đóng góp khá nhiều cho cộng đồng mã nguồn mở. Bạn không ở "trong ngành" nên không hiểu hết được sự đóng góp này. Tôi không thần tượng ai nhưng tôi phải công nhận công lao của Google đối với cộng đồng mã nguồn mở bạn nhé.3. Tôi có nhắc tới từ "dẫn đầu thị trường" bạn nhé. Tôi không công kích gì bạn chỗ này.4. Mã nguồn mở có nghĩa là ai cũng có quyền đọc và nghiên cứu về nó, nên chuyện bị tấn công là chuyện rất dễ hiểu.5. Google chưa độc quyền và có thể nói là nó rất khó độc quyền. Bởi vì luật ở Mỹ rất dễ kiện độc quyền. Mà hậu quả là rất lớn. Tuy nhiên, bảo vệ quyền sáng chế hay dùng công sức của mình để kiếm tiền là một việc hoàn toàn chính đáng nhé. Trong cạnh tranh, một công ty kiếm được tiền thì có hàng chục công ty khác bị "mất tiền" hay không thể kiếm tiền. Chuyện này chắc không cần tranh cãi.6. Điều này thừa! Tôi đã nói là bạn có quyền dùng bất kỳ phần mềm nào bạn muốn. 7. Cái gì cũng có 2 mặt. Nhưng đừng viết một chiều như cái tiêu đề của bạn. Bạn đã nói là Google không(chưa) độc tài hay độc quyền nhưng cái tiêu đề bạn viết là gì vậy?!
Người xưa nói rằng:"Người không vì mình, trời tru đất diệt".Có thể hiểu là trước hết phải sống vì bản thân.Tuy nhiên, cha mẹ dạy con thì cái quý giá nhất là ở chỗ: "Biết nghĩ cho người khác".Có thể "nghĩ cho người khác" ở mức độ khác nhau, nhưng chắc chắn phải biết "nghĩ cho người khác" thì mới tốt được!Ví như định nghĩa thế nào là hở hang? Con gái ở trong nhà mặc cái quần ngắn hết cỡ cũng không sao. Nhưng ra đường mà mặc quần kiểu ấy cảm giác sẽ thế nào? Tôi từng thấy nhiều lần trên đường, một số em gái mặc cái váy kiểu "tạp dề", tức là hở hoàn toàn phía sau lưng, phía trước thì kín nhưng phía hông thì hở ra một khúc, đến nỗi tay luôn phải khép sát người, chỉ cần hở tí xíu là thấy nguyên "bộ nhũ!". Mặc như thế trên đường thì tôi không thể cho là ngoan được. Ý thức kém lắm thì ra đường cũng phải biết khoác cái áo vào!Còn hở hang kiểu nào nữa? À, hở kiểu xẻ từ ngực tới rốn! Chỉ "dán miếng gì đó" ở chỗ nào đó thôi, còn tất cả để tự do! Mặc kiểu đấy thì Mai Phương Thúy cũng mặc hoài thôi, nhưng người ta mặc để đứng cho người khác chụp ảnh. Chứ lại gần bắt tay, nói chuyện, thậm chí là...khiêu vũ thì chả ngoan tí nào!Còn chuyện đi chơi bar, vũ trường, đi về rất khuya, có khi 2-3 giờ sáng. Nghiêm túc mà nói thì nhậu nhẹt, say sưa thì chẳng ngoan tí nào! Nếu lâm vào tình huống chẳng tránh được như đi tiếp khách thì còn châm chước. Còn kiểu đi chơi một tuần vài buổi thì chắc cũng không ngoan. Chưa nói đến việc đi tới 2-3h sáng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự an toàn của bản thân. Mà người không biết quan tâm đến sức khỏe, sự an toàn của bản thân thì chắc cũng không ngoan!Giờ nói tới làm việc nhà, thời nay con gái không biết nấu ăn, không thích nấu ăn, không thích làm việc nhà là không hiếm. Khi có gia đình, không nhất thiết bắt phụ nữ phải làm hết mọi chuyện nhưng cứ nhất định không chịu làm, xem đấy không phải chuyện của mình thì chắc cũng chẳng ngoan.Còn chuyện sinh con, tôi không đánh giá người khác ở điểm này. Sinh cũng được, không sinh cũng được. Nhưng để "vui cửa vui nhà" thì cũng nên sinh 2 đứa! Đây là vấn đề gia đình và xã hội. Cần có thế hệ tiếp nối, thế thôi!
Nhiều người còn "tiếc" giá trị của tấm bằng đại học. Họ sợ bị mất giá vì có thêm quá nhiều bằng không đạt chất lượng. Nhưng nếu nghĩ thoáng ra, xem bằng đại học như tấm bằng...lái xe thì thấy đỡ áy náy hơn. Bằng đại học chỉ là cái chứng nhận bạn đã học qua những môn này, vậy thôi. Còn không có gì đảm bảo là bạn có nhớ kiến thức hay thành thục để làm việc, dù có thể bạn điểm cao đi nữa. (có thể do chất lượng thi cử).Nhiều người học 4 năm đại học nhưng không hiểu được là sự nghiệp của họ sau này(nếu làm đúng nghề) chỉ phụ thuộc vào một số môn trong đó thôi! Hầu hết các công việc đều liên quan hoặc nằm trong số ít môn đó. Còn những cái khác có thể vừa làm vừa học hoặc vừa làm vừa cập nhật kiến thức.Ví dụ như không hiếm sinh viên CNTT ra trường với bảng điểm ấn tượng, nhưng không thể thành thục một ngôn ngữ lập trình hay không thể bắt kịp sự phát triển của công nghệ. Trong khi ngày nay, nếu muốn làm nghề lập trình thì phải biết 2-3 ngôn ngữ trở lên, hoặc có khả năng học nhanh những ngôn ngữ này.Tương tự như thế, sinh viên kế toán- tài chính ra trường nhiều khi nắm không được hệ thống tài khoản kế toán hoặc không thể giải quyết một số nguyên tắc định khoản đơn giản....Về khối ngành xã hội thì còn có vẻ mơ hồ hơn. Kiến thức học thuộc bài hay sao chép có thể quên đi bất kỳ lúc nào. Cuối cùng thì còn lại gì? Nhiều người tốt nghiệp trường danh tiếng hẳn hoi, điểm cao đáng tự hào. Nhưng không đi làm, vài năm sau gần như...chẳng nhớ gì nữa! Lúc đấy kêu ôn lại thì lại bảo...lười! Học không vào nữa!----Có bằng rồi thì vẫn phải qua phỏng vấn, thi tuyển. Rồi trong quá trình làm việc vẫn có thể bị đuổi việc nếu năng lực không đủ, không phù hợp. Sau những năm làm việc, con đường sự nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm tích lũy mới là thứ quan trọng để tiếp tục với nghề. Vì thế, đã đến lúc nên ngừng xem tấm bằng đại học là cái gì đấy "thiêng liêng", được lồng kính và treo suốt đời trong nhà của mình!
Ngôn ngữ là một kỹ năng, nó cần một quá trình phát triển nhưng cần sử dụng phương pháp hiệu quả.Tôi thích các ý mà Dan Hauer đã nói: - Nếu bạn thấy trung tâm nào nói sẽ dạy bạn thành thục một ngoại ngữ trong vòng 6 tháng thì họ đang LỪA đấy!- Nếu bạn học một ngoại ngữ khi đã có tuổi thì khả năng cao là bạn không thể thành thục được nó, dù có học bao nhiêu năm đi nữa!Nhưng Dan Hauer là một người Mỹ mà lại nói tiếng Việt khá chuẩn (xét trên khía cạnh ngoại ngữ). Mà anh ta chỉ mất có...2 năm rưỡi cho việc đó! Vâng, 2 năm rưỡi có vẻ dễ làm nản lòng nhiều người nhưng lại khiến nhiều người khác phấn khởi!Vấn đề là làm sao để được như vậy?1. Quá trình giao tiếpĐể học được ngoại ngữ cần có quá trình thu nhận thông tin, phân tích và phản hồi. Từ những mẫu câu đơn giản như chào hỏi cũng cần học cẩn thận để biết khi nào người ta nói Hello, có bao nhiêu "cách"/"giọng" để nói từ Hello?Cao hơn thì phải nhận biết được ý nghĩa mà các từ, các mẫu câu truyền tải. Hai từ đồng nghĩa cũng phải biết khi nào chúng có thể thay thế cho nhau, khi nào thì không?Giao tiếp cần môi trường thích hợp, mới học thì không thể giao tiếp trong một nhóm đã giỏi tiếng Anh sẵn rồi. Dù nói là mình có thể học được nhiều hơn từ những người giỏi hơn nhưng có khi bị ngợp, nản, phản tác dụng.Giao tiếp cũng cần người hướng dẫn tận tâm, người có thể hướng dẫn, bình luận, chỉnh sửa cách nói, viết của mình.2. Sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình hoặc hiểu đúng ý của người khác.Qua quá trình giao tiếp, cần rèn luyện, nắm bắt để có thể "bắt"/"điều khiển" được ngôn ngữ diễn đạt ý của mình hoặc hiểu đúng ý của người khác.Năng lực ngôn ngữ, độ thành thạo phụ thuộc nhiều vào điều này. Càng luyện tập khả năng diễn đạt theo nhiều ý khác nhau, tình huống khác nhau, phát triển suy nghĩ (sử dụng ngoại ngữ để suy nghĩ, viết, nói) thì càng thành thục.Quá trình này cần phải tập xem video, đọc sách để làm quen với các cách diễn đạt, các loại sắc thái tình cảm trong ngôn ngữ, từ đó sử dụng sự hiểu biết này vào cách nói, viết của mình.3. Sử dụng hàng ngàyVì sao người ta thích ra nước ngoài để học ngoại ngữ? Như Dan Hauer, anh ta đến Việt Nam để dạy tiếng Anh, đồng thời cũng học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày.Giống như câu nói: "Bạn bị quẳng vào bể bơi, nếu bạn không chết chìm thì bạn sẽ biết bơi!". Khi bạn buộc phải thực sự sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình ở mọi cấp độ khác nhau hàng ngày thì bạn chắc sẽ giỏi.4. Mục đích học?Đây là câu thường thấy khi bạn bắt đầu học ngoại ngữ. Học ngoại ngữ không phải để biết "vài chữ" để lên mặt với thiên hạ. Học ngoại ngữ là phải sử dụng được và phải sử dụng được trong những tình huống, lĩnh vực rất cụ thể, ở cấp độ rất cụ thể. Và vì thế mà bạn phải "lao động" thật chăm chỉ!!
Nói thế thôi chứ nếu không cố gắng thì đời sống BA bấp bênh lắm đấy. Vào một công ty có quy trình, đội ngũ phù hợp thì không sao. Nếu không bạn sẽ thành một "thư ký dạo", là nơi để mọi phía trút bức xúc. BA nhiều lúc giống như đang đứng giữa ngã....sáu. Khi mà các bên đều muốn điều họ muốn(chưa chắc là điều họ cần) được thực hiện. Mà BA là nơi chuyển tiếp những yêu cầu đấy. Bên kỹ thuật thì không muốn thực hiện yêu cầu của bên kinh doanh vì làm nhiều, yêu cầu kỹ thuật cao, không nắm vững có thể dẫn đến bugs hay thêm người vận hành. Bên kinh doanh thì luôn kêu ca họ là đơn vị trực tiếp kiếm tiền mà không được cung cấp công cụ đầy đủ, kịp thời. Bên kỹ thuật sinh ra là để phục vụ cho kinh doanh nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu từ kinh doanh...Một số công ty muốn BA phải có bằng...MBA vì chỉ ở cấp độ đấy mới thấy được lợi ích của đầu tư (Return of Investment), biết "gói ghém" yêu cầu sao cho thật tiết kiệm, hiệu quả, thực tế....vân vân và mây mây.Nhưng BA mà chỉ lệch về phía MBA thì dễ bị "đánh tan ngay". BA ít nhất cũng phải biết về cơ sở dữ liệu, biết truy vấn, phân tích dữ liệu, từ đấy mới có sự phân tích phù hợp đối với từng chức năng, yêu cầu. BA cũng phải biết chút ít về ngôn ngữ lập trình, công nghệ, test các kiểu. Để không bị phía kỹ thuật "quay như chong chóng", bảo : Phân tích kiểu đấy thì chưa đến 1 năm hệ thống này sẽ ..."chết lăn quay"!BA theo hướng nghiệp vụ người ta vẫn gọi là...BA. BA theo hướng kỹ thuật người ta gọi là SA (System Analyst). Nhưng hướng nào thì cũng phải đi trên 2 chân (nghiệp vụ và kỹ thuật)! Mà nghiệp vụ thì bao la: Supply Chain, Logistics, Sales, CRM, Finance, Accounting, Ecommerce, Marketing.....hầm bà lằng. Còn kỹ thuật thì thôi rồi: .Net, Java, PHP xưa quá rồi, giờ là Ruby, Python, Node.js, Cloud, CD/CI, Automation.....Khi tìm việc mới, công ty tuyển dụng thường có xu hướng xếp bạn theo "lịch sử hoạt động". Bạn thường làm BA thì khó tuyển vào công việc có tính SA, dù tên vị trí vẫn là BA. Tóm lại, người BA cần có một cái đầu phân tích sâu sắc, nắm vững thậm chí là vượt tầm quản lý nghiệp vụ, am hiểu công nghệ và kỹ năng giao tiếp hạng thượng thừa! Nhưng nhiều khi vẫn có cảm giác mình không phải "trong ngành" IT!---HD Bank gần đây tuyển vị trí BA tối thiểu 3000 $!
Không phải ngẫu nhiên mà ngành này "trai ít gái nhiều". Nhớ khóa của tôi có hơn 100 nam và hơn ...10 bạn nữ! Hơn 10 bạn đã là con số đáng ngạc nhiên rồi! Và không ngạc nhiên là sau này chỉ còn lại vài bạn làm đúng ngành!Số lượng con gái có hứng thú tìm tòi công nghệ là rất hiếm. Mà đây là ngành chuyên phải "dò dẫm" để đi. Đa số con gái học CNTT thì chủ yếu chọn BA hoặc Tester thay vì Coder. Họ có thể vẫn tỉ mỉ, vẫn logic không thua gì nam giới nhưng lại không mấy hứng thú với code, nhất là code triền miên, code full stack.Tôi không có ý định phân biệt giới tính ở đây. Nhưng cường độ làm việc của nam bất kể ngày đêm vẫn tốt hơn nữ. Nhất là trong lĩnh vực code. 
Haizzz. Ở một nơi không biết mình là ai mà bạn lại có vẻ rất chi là tự đại nhỉ! :D Tôi thật sự thấy ái ngại với người nước ngoài với thái độ của một người Việt như bạn. Rất nhiều người đi làm hàng chục năm vẫn học chưa hết mấy chứng chỉ ấy đấy. Bạn có biết nó có cấp độ từ beginner đến chuyên gia hay không?! Còn bạn thì xem đấy là chứng chỉ nhỏ!!Thôi thì bạn biết thế là giỏi rồi.Tôi cũng lười nói thêm gì với bạn nhé.
Nếu bạn học để chơi thì không nói. Nhưng học để làm thì có vài chỗ chưa đúng lắm.SQL - ngôn ngữ để định nghĩa, thao tác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu cũng là một ngôn ngữ. Khó có thể tạo ra một chương trình chỉ với ngôn ngữ này nhưng nếu không học thì lại không được. Vậy nên ít nhất bạn phải biết nhiều hơn 1 ngôn ngữ.Hiện nay để lập trình ứng dụng (Web, Mobile...) thì có thể đụng phải ít nhất 3 loại ngôn ngữ:SQL - DatabaseBackend (có thể bao gồm SQL, phần lớn nặng về xử lý tính toán)Frontend nặng về giao diện người dùng.Hơi ngược một chút với ý của bạn là chỉ cần học một ngôn ngữ. Đúng là cần học 1 ngôn ngữ cho giỏi. Nhưng đã rành 1 ngôn ngữ rồi thì có thể tìm hiểu nhanh một số ngôn ngữ liên quan.Đó là chưa nói đến những câu lệnh Script để test, deploy, cấu hình hệ thống....Lập trình cơ bản thì chỉ quan tâm tới bài toán đơn giản kiểu: đếm số chữ trong văn bản, đếm số lần xuất hiện của một mẫu nào đó, tìm đường đi ngắn nhất...Nhưng để làm một ứng dụng thì cần quan tâm đến luồng công việc (workflow). Input/Output của từng công việc là gì, nếu lỗi thì xử lý thế nào, nếu một công đoạn bị thay đổi thì toàn bộ workflow sẽ thay đổi thế nào....
Tôi thấy bạn Spam hơi nhiều. Bạn viết nhiều bài, thường ngắn và không có mục đích, chủ đích rõ ràng. Ít ra là không đem lại lợi ích gì cho người khác.Về Linux, cách đây vài năm thì có thể rất được ưa chuộng bởi dân IT. Nhất là dân lập trình không Microsoft. Tuy nhiên gần đây khái niệm về Container ra đời (Docker) thì Linux không còn như xưa nữa.Về mặt hệ thống thì Linux vẫn thông dụng ít nhiều nó có thế mạnh về xử lý và bảo mật. Tuy nhiên hiện nay lên Cloud rồi thì nhiều thứ đã được Ảo hóa, cũng khó nói có hơn Windows hay không.Windows cũng có command line, cũng có Powershell để viết script cho hệ thống. Windows có phí bản quyền, chính vì có phí nên Microsoft sẽ có trách nhiệm hơn với sản phẩm này. Các công ty lớn hầu hết vẫn sử dụng Windows.
“I choose a lazy person to do a hard job. Because a lazy person will find an easy way to do it.” -Bill GatesBill Gates nói rằng ông thích chọn một người lười để làm một công việc khó. Bởi vì người lười sẽ tìm ra cách dễ nhất để giải quyết việc đó.Tôi muốn nhấn mạnh là đây chỉ là câu nói "nửa đùa nửa thật" của Bill Gates mà thôi. Bởi vì muốn một người làm một việc gì đó thì trước tiên anh ta phải muốn làm (tức không lười), phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm(tức cũng không lười), phải nghĩ ra cách làm dễ dàng (tức cũng không lười suy nghĩ) và quan trọng nhất là muốn làm thật tốt hơn mỗi ngày (lại càng không thể lười!).Tiếc là cái lười và sự an phận dường như là sự "thông minh phổ biến" ở tất cả chúng ta. Chúng ta thường có bản năng nghĩ cách làm sao để "đừng làm" hoặc "làm ít nhất" để được...an nhàn. "Không bon chen, không đua tranh với đời" cũng là một câu "ngụy ngôn", "ngụy biện" thường thấy.Khi tốt nghiệp phổ thông, hầu hết chúng ta sẽ được gia đình tư vấn hoặc bản thân sẽ nghĩ là chọn học cái gì để sau này ...sướng thân! Đó cũng là một dạng lười biếng! Rồi khi học đại học, học nghề thì cũng phần lớn chúng ta không học theo kiểu muốn có một kiến thức, kỹ năng đủ lớn để làm nghề mà phần lớn nhìn ngắn hạn kiểu...qua môn hoặc điểm cao để lấy học bổng hoặc để "khoe cho oách".Nếu không lười, ta phải nghĩ làm sao để học và rèn luyện sao cho khi ra trường có thể làm được những việc khó, những việc mà người khác sẵn sàng trả lương cao để thuê mướn mình. (Nói như vậy cũng chưa đúng lắm, bởi vì còn tùy thuộc ngành nghề, có những nghề rất khó nhưng lại lương thấp. )Khi ra đời, lập nghiệp, người "có chí" sẽ sẵn sàng dấn thân vào những công việc khó khăn, gian khổ, miễn sao có thể đem lại cho họ cái họ cần, như tay nghề được nâng cao, kiến thức vững vàng hoặc kiếm được nhiều tiền (một cách hợp pháp). Còn người lười hay an nhàn thì cũng quay quắt với đồng tiền nhưng họ không có khái niệm phấn đấu để đạt thành công.Cuối cùng, không phải cứ học thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ đã là giỏi. Nhất là hiện nay chỉ cần đóng tiền là có thể học. Ở cấp độ thạc sĩ, nếu vẫn học kiểu lười (chỉ qua môn) thì có khi cầm tấm bằng trong tay rồi, tự đánh giá là cũng không hơn gì lúc chưa có bằng! Tiến sĩ chắc chắn giỏi hơn, nhưng tiến sĩ thường chuyên sâu về một mảng học thuật nào đó nên chỉ giỏi về mảng đó thôi. Nếu mảng đó quá hàn lâm, lý thuyết thì cũng khó nói lắm!
Thì đừng suy nghĩ!
Thật ra là đừng đặt nặng chuyện suy nghĩ trong đầu. Hãy quan sát, vẽ ra, nói ra, mô tả...nói chung thay vì nghĩ chay hãy thay đổi nhiều cách để vấn đề nó cứ "đập" vào đầu. Giải quyết vấn đề theo kiểu "tiềm thức".Nói đơn giản hơn là không thích nghĩ thì cứ làm, nhưng làm nhớ nhìn trước ngó sau, cẩn thận sai lầm. Cân nhắc trước khi làm, ví dụ như ..."chọc tay vào ổ cắm điện". :)
Ái chà, lười quá nhưng cũng phải lên tiếng thôi.Tôi biết rất nhiều bạn thích viết nhưng lại lười đọc. Mà có một câu nói là :"Đọc 10 mới viết 1". Chắc là bạn sẽ hiểu câu nói này. Tôi hi vọng được đọc nhiều thông tin bổ ích từ các bài viết. Hơn là chỉ đọc được "tâm sự" (hay tám), luyện...từ ngữ, ngữ pháp của các bạn.Như tựa đề : "Viết cảm nhận của bạn về một cuốn sách bất kỳ mà bạn thích", rõ ràng là bài viết của bạn không nói lên được yêu cầu của "đề bài". Vậy sao bạn không chọn đề bài khác?!Còn về đọc sách, đừng cầm cuốn sách lên rồi đọc theo kiểu "đếm chữ" từ đầu đến cuối! Đọc như thế khó ai đọc hết một quyển sách lắm bạn à! Dù cố 1-2 quyển cũng được nhưng sau đó có khi chẳng bao giờ cầm đến một quyển sách nào nữa! Bởi vì sao? Bởi vì "đếm chữ" không phải lý do mà người ta đọc sách!Khi bạn học đọc trong tiếng Anh, người ta giới thiệu bạn kỹ thuật Skim/scan, tức là đọc lướt qua để nắm ý tổng quan, rồi tìm những chỗ có thông tin cần nắm để đọc kỹ hơn. Người Việt mình học hết phổ thông hay hết đại học hình như cũng không ai dạy cho cách đọc như vậy!Đọc sách, trước tiên hãy tìm đến...mục lục. Lướt qua các mục để thấy tổng quan, bố cục, dàn ý của sách là gì. Sau đó thấy được "diễn tiến", hướng phát triển ý của sách, các kiến thức, vấn đề mà sách muốn nói đến, từ đó tò mò, đặt câu hỏi, tưởng tượng, hình dung...về những thứ sẽ đọc.Kế tiếp là đọc phần Dẫn truyện, lời tựa, hay giới thiệu....đây là chỗ mà người ta giới thiệu những cái hay, hướng dẫn mình cách đọc quyển sách đó. Đọc xong là mình sẽ có được "phương án" để đọc quyển sách này: từng chương, hay nhảy cóc, đọc cái nào trước rồi đọc cái nào sau.Cuối cùng là đọc từng chương(phần). Không đọc kiểu đếm chữ mà đọc lướt qua để hiểu vấn đề, câu chuyện mà sách nói đến. Hãy nhớ là khi bạn nghe người khác diễn thuyết thì bạn có thể nghe hết các từ nhưng không dừng lại, vừa nghe vừa suy nghĩ, rồi bạn cũng không thể nhớ hết các từ đã nghe. Cái bạn cần nắm là câu chuyện, kiến thức mà người ta muốn nói đến, rồi từ đó nhận biết, nhận xét để rồi đặt câu hỏi và tìm hiểu thêm.Đọc xong một lần có khi không thể nào nhớ hết, cũng không thể hiểu hết. Bạn cần liên hệ thực tế, kiến thức vốn có để suy nghĩ. Nếu chỗ nào bị vướng có nghĩa là bạn chưa biết cái gì đó, hoặc đã quên rồi. Lúc đó bạn đọc lại sách hoặc tìm hiểu thêm ở nơi khác hoặc hỏi người khác để tự giải đáp.Hãy nhớ, bộ óc con người cần sự vận động suy nghĩ để "tiêu hóa" kiến thức, biến kiến thức thành của mình. Phải đánh giá, suy luận, trao đổi những gì đã đọc để có thể hiểu và nhớ lâu.Quay lại vấn đề viết. Hãy viết những suy nghĩ nghiêm túc của bạn về vấn đề nghiêm túc nào đó. Thay vì viết theo kiểu "trò chuyện", tám....nói lan man mà chẳng với mục đích cụ thể nào.
Nếu học về data thì trước tiên phải có tư duy theo hướng data.Cơ bản thì có câu : data -> information.Từ data hiện có rút ra được thông tin hữu ích gì? Đây là câu rất chung chung, tùy vào ngành nghề, lĩnh vực mà có cách rút ra thông tin khác nhau, nhưng nhìn chung là phải có kiến thức nhất định ở chuyên ngành của data. Ví dụ như về tài chính, kinh doanh hay về sinh học, khoa học, kỹ thuật ..v...vTừ hiểu biết về chuyên ngành sẽ có các bước: lựa chọn dữ liệu, làm sạch, mô phỏng hay hiển thị (visualize) theo các dạng đồ thị để quan sát, phát hiện, dự đoán thông tin, tiếp theo là mô hình hóa (modeling) dùng các kỹ thuật data mining, machine learning để tìm kiếm thông tin hữu ích hoặc kiểm chứng giả thuyết, dự đoán ban đầu. Cuối cùng là áp dụng thông tin, kiến thức đã rút ra được từ quá trình trên vào thực tế, rồi tiếp tục thu thập data để phân tích và kiểm địnhData Engineer cần có:- Khả năng thao tác trên dữ liệu: kỹ năng sử dụng Excel, SQL, viết code(bất kỳ ngôn ngữ gì nhưng thông dụng hiện nay là: Python, Java, C++, R..)- Kiến thức về toán thống kê- Các công nghệ liên quan đến dữ liệu lớn (Big Data) và Cloud.- Kiến thức về lĩnh vực của data, để phát hiện data nào có ý nghĩa, data nào sai, không thống nhất.@Bearstronglee , software cứng thì vô chừng lắm, lập trình cứng thì ok, tuy nhiên lập trình thao tác dữ liệu hay data engineer là một hướng đi riêng, có process, có framework riêng, library riêng. Cũng giống như cùng là lập trình viên nhưng người chuyên về Java, người chuyên về Python hay .Net, nhưng người này có thể chuyên về lập trình web, người kia thì làm mobile hoặc database...v...v. Nói chung là làm được hết, còn cứng tới đâu là tùy công việc cụ thể. Ở lĩnh vực Data Science người ta thường tuyển cấp độ tiến sĩ ở vị trí Data Scientist. Data Engineer thì phụ trách code theo yêu cầu của Data Scientist, nhưng không ai hạn chế Data Engineer tự code theo hướng của mình.