hiểu hơn về xã hội
chỉ cần con người có ý chí vươn lên không ngừng, có kế hoạch biết lo lắng, sẵn sàng hi sinh hiện tại cho tương lai, làm xuất sắc công...
chỉ cần con người có ý chí vươn lên không ngừng, có kế hoạch biết lo lắng, sẵn sàng hi sinh hiện tại cho tương lai, làm xuất sắc công việc hiện tại như thế nào cũng sẽ thành công, có 3 thứ mà cần phải luôn bồi đắp quan hệ, kinh nghiệm và kiến thức. đây là chìa khóa để vươn lên, chỉ cần bạn là 1 người có ý chí thì trời cũng không thể từ chối
-Xã hội ngày nay dù có tiến bộ cũng không dễ gạt bỏ nổi lòng tham “ăn free” vốn đã mọc rễ trong lòng người 10 ngàn năm qua. Chuyện kiếm tiền, càng nhanh càng nhiều càng tốt, là một đề tài thời thượng, hấp dẫn và lan tràn khắp mọi mạng truyền thông từ tin thời sự trên báo đến những câu chuyện ở quán cà phê, những bài giảng trong lớp học
-Người Mỹ có câu, “trong một sòng bài “phé” (poker) bịp bợm luôn có một nạn nhân. Nếu bạn không biết ai là nạn nhân, thì người đó chính là bạn”. Ngay cả những sinh viên với một đầu óc tương đối trong sạch, tiến bộ, cũng quan tâm đến chuyện “kiếm tiền” hơn là kiếm kiến thức (năm 2008, một thống kê 3.600 sinh viên năm thứ tư cho thấy 71% sinh viên Mỹ và 84% sinh viên Trung Quốc coi chuyện kiếm tiền sau khi tốt nghiệp là mục tiêu quan trọng nhất)
Theo những hành xử trong quá khứ thì người Việt chúng ta có nhiều kỹ năng đặc biệt như khôn ngoan, cần cù, cầu tiến, can đảm…nhưng cũng vướng nhiều khuyết điểm như manh múng, hình thức, cẩu thả… Xét về thành quả đã qua, thì kinh tế, xã hội Việt đã phát triển chậm hơn các quốc gia đang mở mang khác (tính từ 1975 sau khi có hoà bình). Nói tóm lại, trong một lớp học của thế giới, thì cậu học trò Việt được xếp hạng một chút dưới trung bình. Không quá tệ để xấu hổ, nhưng cũng không gì xuất sắc để hãnh diện.
Việc làm duy nhất để thay đổi tương lai của chúng ta là cố gắng liên tục và bền vững của từng cá nhân, từng cộng đồng, từng tầng lớp xã hội. Sự tiến bộ này của ngày hôm nay so với ngày hôm qua mới là thành quả để hãnh diện hay xấu hổ, không phải là lời khen tiếng chê từ người ngoài.
Người Mỹ có câu nói: “Ở lứa tuổi 20, ta thường rất quan tâm đến suy nghĩ của người khác về mình. Ở lứa tuổi 40, ta thường mặc kệ ai muốn nghĩ sao về mình cũng được. Cho đến lứa tuổi 60, ta mới khám phá ra rằng là chẳng ai nghĩ gì về mình cả.
Dĩ nhiên đây là nguyên tắc mà các doanh nhân đều biết rõ: nếu bạn nợ ngân hàng vài trăm triệu đồng thì đây là vấn nạn của bạn; nhưng nếu bạn nợ ngân hàng vài ngàn tỉ đồng, thì đây là vấn đề của ngân hàng
của Đại Học Boston về những tập quán của thế hệ 2014 tại Mỹ (mới vào đại học năm nay) cho thấy các bạn trẻ bây giờ gần như không bao giờ đeo đồng hồ ở cổ tay nữa. Ngày xưa, tôi say mê sưu tầm những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ cổ điển và bỏ cả ngày nhìn thời gian đóng băng trong những tác phẩm nghệ thuật này. Tôi đã từng mơ đến ngày giao lại bộ sưu tập quý báu này cho con cháu. Tuy nhiên, sự thừa thải của chiếc đồng hồ đeo tay trong bối cảnh hiện tại cũng không khác gì sự thừa thải của câu chuyện ngụ ngôn về con ve và đàn kiến. Những nguyên lý đạo đức đã thay đổi và đây có lẻ là thời đại của con các ve. Một ngày gần đây, không ai còn muốn làm kiến nữa. Tính kiên nhẫn để cuối đầu chấp nhận một số phận thiệt thòi sẽ chấm dứt và biến thái thành một hiện tượng xã hội nào mới? Vì có ai nghĩ rằng mùa đông sẽ không bao giờ đến và cả thế giới sẽ tiếp tục ca hát trong một mùa hè bất tận?
Cái sức mạnh của nền kinh tế tư bản thực sự dựa trên lòng tham lam của con người. Có thể đây là một vấn nạn về đạo đức trên nhiều khía cạnh, nhưng thiếu sự tham lam cơ hữu đã tồn tại hơn 5 ngàn năm qua, sự tăng trưởng kinh tế sẽ trì trệ và mệt mỏi. Ngay cả văn hóa nghệ thuật cũng cần rất nhiều tư bản để phát triển và phồn thịnh; vì giàu sang không hẳn chỉ sinh lễ nghĩa mà còn cho con người những thời gian rãnh rỗi để hưởng thụ các thú vui tinh thần
-ai cũng phải biết rằng mình nhỏ bé, thiếu kiến thức nhưng có khác biệt
-là sinh viên cần kiến thức chuyên môn hẹp rất nhiều và dù bạn giỏi như thế nào ra bên ngoài bạn chỉ là 1 hạt cát còn nếu bạn dốt bạn còn không là 1 hạt bụi
Sinh viên và những doanh nhân trẻ VN được tiếng là cần cù, cầu tiến và can đảm dám nhận rủi ro. Lớn lên trong hòan cảnh khó khăn hơn các bạn đồng hành tại các quốc gia khác, họ có một ngọn lửa tham vọng rất ấn tượng. Tuy nhiên, vì một nền giáo dục yếu kém giáo điều, cộng với một môi trường sinh họat bị giới hạn trong nhiều lãnh vực, nên kiến thức và tư duy bị anh hưởng tiêu cực gây nên nhiều tật xấu khó điều chỉnh. Bệnh hình thức, phiến diện, thích phô trương, coi thường chuẩn mực đạo đức và hay hoang tưởng về dự đóan là những phê bình dành
Sự học hỏi và ứng dụng những bài học từ lớp doanh nhân thành công đã đi trước là phương thức rẻ tiền nhứt mà mọi doanh nhân trẻ đều có thể thực hiện. Trong lãnh vực IT, hãy tìm tòi mọi góc cạnh về trải nghiệm của Bill Gates/Microsoft, Mark Zuckerberg/Facebook, Gordon Moore/Intel. Nếu muốn làm về tài chánh, hãy khảo cứu sâu rộng về Warren Buffett, về George Soros, về Peter Lynch. Mọi lãnh vực kinh tế đều có những bậc đàn anh làm role model (gương sáng) để học hỏi. Ngay cả những trường hợp thất bại cũng là những bài học tốt (nhưng đừng ứng dụng).
Bước kế tiếp là gắng tiếp cận những doanh nhân VN và quốc tế hiện đang ở đây để nghe những lời khuyên trực tiếp.
-học là dễ nhất rồi kiếm được tiền mới khó, người ta học ngày học đêm mà còn chưa kiếm ra tiền
-xung quanh bạn bắt buộc phải có mối quan hệ đa ngành đa nghề thì mới dễ kinh doanh
Đã có rất nhiều nghiên cứu và giả thuyết về sự yếu kém về thành quả của các chuyên gia trong những nhận định, dự đoán, kết luận và khuyến nghị về tình hình kinh tế tài chánh hay xã hội. Nhưng giá trị tiên đóan của các chuyên gia kinh tế, tài chánh đã hạ xuống rất thấp sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối 2007. Hơn 83% các nhận định của chuyên gia tại New York và Luân Đôn không tiên đoán được sự suy thoái nghiêm trọng của các định chế tài chánh. Tại sao những đầu óc “lớn” trên đỉnh cao của xã hội lại vấp ngã thảm thương như vậy? Tại sao các siêu sao, với đầy đủ dụng cụ, kỹ năng, kinh nghiệm và thì giờ, lại không thể “hát hay” bằng một cô gái quê mộc mạc?
Tôi chắc rằng những nhân vật xã hội của mọi thời vàng son đều có những trải nghiệm và tình huống tương tự. Khi tôi về lại Việt Nam vào 2006, người dân giàu có của xã hội thượng lưu ở đây cũng đầy những mẩu chuyện thú vị hào hứng, pha lẫn giữa sự thực và các tin đồn. Những huyền thoại về Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, Cường Đô La, Đào Hồng Tuyển… chiếm đầy các tít lớn của các tờ báo, tạp chí. Thời vàng son của một chu kỳ mới trong kinh tế
Trong cuốn sách mới nhất, tôi có nêu lên 5 yếu tố căn bản cùa sự thành công trên thương trường: (a) động lực hay ngọn lửa bên trong (b) thời gian và nỗ lực (c) sức khỏe để chịu đựng (d) hành động, chấp nhận rủi ro và (e) kinh nghiệm và quan hệ. Tôi còn nhắc đến yếu tố may
Tuy nhiên, phải ghi nhớ một điều: muốn giúp người nghèo, thì đừng baogiờ trở thành một người nghèo. Nếu yêu kẻ yếu thế thất học thì đừng làm kẻ thất bại. Xã hội quanh ta cần người giàu có thành đạt, dù chỉ để làm một gương sáng, hơn là có thêm một người nghèo và thất chí.
Trong dòng đời, đối diện những thử thách khó khăn, chính con người lì như tôi cũng nhiều lúc muốn buông thả. Nhưng nhìn những tấm gương như chị Gấm, tôi thấy mình không có quyền bỏ cuộc.
Niềm tin vào con người ViệtNăm 1983, trong một dịp về thăm nhà ở California, tôi đang loay hoay sửa lại hệ thống tưới nước cho khu vườn trước nhà, áo quần mặt mày lem luốc như một anh lao công Mỹ chính hiệu; thì một người phụ nữ lạ mặt xuất hiện ngoài cổng, cao tiếng, “Ông Tổng; Ông Tổng”. Đã lâu lắm tôi mới nghe lại danh từ này.
Ngạc nhiên, tôi ra mở cửa mời khách vào nhà. Chị giải thích, “Con là nhân viên cắt thịt của nhà máy Dona Foods ở Biên Hòa ngày xưa. Chắc ông không nhớ?” Tôi lắc đầu. Nhà máy có hơn 3.000 nhân viên, ngoài các cán bộ trong ban quản lý, tôi thực sự không biết ai. Chị đưa ra tấm thẻ ID cũ của công ty, đã bạc màu, nhưng vẫn còn nhận rõ tên Dương Thị Gấm, với tấm hình đen trắng ngày xưa rất quê mùa, có cả tên và chức vụ của anh quản lý trong khu vực sản xuất.
Chị tiếp tục kể, “Sau khi chính quyền tiếp thu, con làm thêm 4 tháng rồi bị cho nghỉ vì nhà máy không đủ nguyên liệu để điều hành. Con lên thành phố làm ô sin cho một gia đình vừa ở ngoài Bắc vô. Sau 1 năm, ông chủ được thăng chức điều về Hà Nội. Vì con làm việc tốt, ông đem con đi luôn và con ở ngoài đó đến 2 năm. Trong thời gian làm thuê, có ông nhân viên ngoại giao người Đức cạnh nhà. Ông ta lớn tuổi, nhưng ngỏ ý muốn cưới con và đem về Đức khi mãn nhiệm. Muốn giúp gia đình nên con đồng ý, dù con chỉ mới 22 tuổi trong khi ông ta đã hơn 60.” Tôi nhìn chị kỹ hơn. Năm 1975, chị mới 19, thì năm nay, có lẽ chị chỉ mới 27, nhưng xem chị già và phong trần nhiều. Chị thuộc loại đàn bà xấu, dưới trung bình, lại thêm đôi chân bị khập khễnh. Có lẽ những bệnh tật, bất hạnh và mặc cảm đã làm chị già trước tuổi?
“Con theo chồng về Đức được 3 năm thì phải bỏ trốn, rồi ly hôn, vì ông này mỗi lần say rượu là đánh đập con tàn nhẫn. Con phải vào nhà thương cả chục lần mỗi năm. Không có tiền bạc hay của cải, làm bồi bàn khổ cực, nên con nghe lời rủ rê của bạn bè chạy qua Mỹ tìm đường sống. Con đến Los Angeles được 6 tháng nay.” Đại khái, chị đang làm nhân viên thoa bóp
(masseuse) cho một tiệm trên San Bernadino. Thu nhập cũng tạm đủ sống, nhưng có cơ hội, người chủ muốn sang tiệm, nên chị tìm cách mua lại.
Một góc khu chợ của người Việt tại Đông Âu.
Một góc khu chợ của người Việt tại Đông Âu.
“Con dành dụm được hơn 12 ngàn đô la, nhưng còn thiếu 5 ngàn nữa. Nghe tin ông Tổng ở đây, con hy vọng ông giúp cho con số tiền này để con có cơ hội vươn lên”.
Tôi đính chính với chị, tôi đã hết là ông Tổng, hiện nay chỉ là một nhân viên xoàng của một ngân hàng nhỏ ở Wal Street, sống đời trung lưu bình dị như triệu người Mỹ khác. Nhưng may cho chị là hôm ấy, gần ngày Giáng Sinh, tôi thấy rộng lượng và nhất là vừa nhận được tấm chi phiếu khá lớn của ngân hàng cho tiền thưởng cuối năm. Tôi cho chị mượn 5 ngàn và thực sự, không nghĩ rằng mình sẽ thấy lại số tiền này, như nhiều trường hợp vẫn luôn xảy ra với bà con bạn bè.
Nhưng chỉ 6 tháng sau, chị lại tìm đến nhà trả lại số tiền 5 ngàn và còn muốn đưa thêm 3 ngàn tiền lãi. Tôi không có nhà, vợ tôi chỉ nhận lại 5 ngàn không lấy lãi và chúng tôi đều đồng ý là số tiến 5 ngàn khứ hồi này quả là chuyện thần thoại của Hollywood. Chị còn khoe với vợ tôi là đã mua thêm 1 tiệm massage khác.
Bẵng đi 5 năm, tôi không gặp lại chị và cũng không liên lạc gì. Tình cờ, tôi và bạn bè vào một quán ăn khá sang trọng ở Bolsa (quận Cam) và người chủ tiệm đứng đón tiếp chúng tôi là chị Gấm ngày nào. Chị huyên thuyên câu chuyện, “Làm massage có tiền nhưng nhức đầu với nhân viên, khách hàng và cơ quan công lực, nên con bán hết 5 tiệm và quay ra kinh doanh nhà hàng. Ngoài tiệm này, con còn 2 tiệm nữa ở khu phố Tàu và khu đại học UCLA.” Chị cũng khác hẳn lúc xưa. Áo quần thời trang bảnh bao, ăn nói lịch thiệp hơn, cư xử đúng như một bà chủ, và chiếc xe Mercedes đời mới đậu ngay cạnh cửa nói lên sự “thành công” của chị.
Sau bữa ăn miễn phí, tôi cũng không liên lạc gì với chị, vì công việc làm ăn của tôi lúc này đem tôi đi khắp thế giới, không mấy khi về lại California. Cho đến năm 1997, khi tôi đi dự một hội
Không thiếu những trường hợp như chị trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Rời quê hương với hai bàn tay trắng, thiếu sót mọi kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ trên xứ người, những người Việt như chị đã vượt lên mọi rào cản, trở ngại để dành cho mình một chỗ đứng dưới ánh
Nhưng các người này chỉ là thiếu số giữa một đám đông người Việt thầm lặng, kiên nhẫn, cần cù xây dựng cho mình một tương lai xứng đáng với mọi lời vinh danh cao cả nhất.
Tôi còn giữ tờ giấy này, “Thua cuộc chỉ là một tình trạng tạm thời. Bỏ cuộc biến nó thành một sự kiện thường trực“. (Being defeated is often a temporary condition. Giving up is what makes it permanent Marlene vos Savant). Chúng ta không tiên đoán về tương lai, chúng ta đang tạo dựng nó hàng ngày.
-hiện tại mọi người đang cố gắng từng ngày từng phút còn ai không sống là người thì sẽ thất bại
+đầu tư cho giáo dục không bao giờ lỗ
+công ty của riêng mình
+căn nhà cho gia đình
-cuộc đời luôn không công bằng nhưng bạn có quyền chọn lựa bạn ở bên nào
-quan trọng quyết định cuộc đời con người vẫn nằm ở tính cách
-trung thực minh bạch và cởi mở.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất