Những người giàu là những người dành tiền và thời gian để đầu tư vào những thứ tài sản không chỉ đem lại thu nhập cao mà còn bền vững
Như vậy những người giàu không chỉ đầu tư tiền mua tài sản mà họ còn lựa chọn các tài sản đẹm lại thu nhập cao trong thời gian ngắn
Những tài sản đó có thể là bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, gửi tiền vào các quỹ đầu tư. Chính nhờ sở hữu những tài sản đó mà những người giàu có thể bắt tiền của họ đẻ ra thêm tiền, không sợ lạm phát ăn mòn giá trị tài sản và khi họ không còn làm việc nữa, họ cũng không sợ không có thu nhập.
Khi đi làm và bắt đầu có tiền rồi chúng ta có thể tích cóp, khi số tiền đã lớn chúng ta có thể gửi tiền vào một quỹ đầu tư, tuy nhiều rủi ro hơn gửi tiền trong ngân hàng nhưng có lãi suất sinh lời cao hơn.
Mọi người hiểu nhầm rằng mọi thứ doanh nghiệp làm là để kiếm tiền. Nhưng thực chất tiền chỉ là vật trung gian, chỉ là một lối tắt, để giúp con người có được thứ họ muốn. Phần lớn các doanh nghiệp sinh ra là để tạo ra của cải tài sản. Họ tạo ra thứ mà người khác muốn.
tiền là vật trung gian của giá trị

Số đo và Đòn bẩy

Để trở nên giàu có, bạn phải đảm bảo bạn có được hai thứ sau: số đo và đòn bẩy. Bạn cần phải ở trong một tình cảnh mà thành quả của bạn có thể đo được bằng các con số, còn không thì dù bạn có làm nhiều hơn thế nào bạn cũng không được trả nhiều hơn. Và bạn phải có đòn bẩy, tức mỗi quyết định của bạn đều có tác động lớn lên công ty.
Một dấu hiệu cho thấy một người có đòn bẩy đó chính là độ nghiêm trọng của việc thất bại. Mọi thứ đều phải được cân bằng, do đó nếu ai đó được hưởng lợi vô cùng lớn từ một quyết định thì cũng sẽ phải chịu những rủi ro vô cùng lớn từ quyết định đó. CEO, ngôi sao điện ảnh, giám đốc quỹ đầu tư(người cá độ chuyên nghiệp), vận động viên chuyên nghiệp, tất cả đều sống với một lưỡi dao kề cận cổ. Cái khoảnh khắc họ bắt đầu thất bại là họ bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu bạn đang ở trong một công việc mà bạn cảm thấy an toàn, bạn sẽ chẳng bao giờ giàu cả, bởi vì nếu không có sự hiểm nguy thì chẳng bao giờ có đòn bẩy.

Công nghệ = Đòn bẩy

Startup cho mọi người cơ hội vừa có được số đo vừa có đòn bẩy. Họ có số đo vì quy mô họ nhỏ, và họ tạo ra đòn bẩy bởi vì họ đang tạo ra tiền từ việc tạo ra công nghệ mới.Thế công nghệ là gì? Đó là một phương pháp. Nó là cách chúng ta làm mọi thứ. Khi bạn khám phá ra một cách làm mới, giá trị của phương pháp đó bằng số người sử dụng nó. Bạn còn nhớ câu hãy dạy một người cách câu cá thay vì cho anh ta cá chứ? Đó là sự khác nhau giữa một startup và một nhà hàng hay là một tiệm làm tóc. Ở hai chỗ đó bạn đi chiên trứng hay cắt tóc cho từng khách hàng. Trong khi đó nếu bạn giải quyết một vấn đề kỹ thuật rất phức tạp mà có rất rất nhiều người quan tâm, bạn tạo ra phương pháp cho cả trăm triệu người dùng. Đó là đòn bẩy.Nếu bạn nhìn về lịch sử, bạn sẽ thấy rằng phần lớn những ai giàu có nhờ tạo ra của cải tài sản đều làm được nhờ tạo ra công nghệ mới. Bạn không bao giờ cắt tóc hay chiên trứng đủ nhanh để giàu được. Thứ khiến những người vùng Florientines trở nên giàu có trong những năm 1200 là nhờ khám phá ra phương pháp sản xuất sản phẩm công nghệ cao lúc bấy giờ, đó là cách mới để may quần áo lụa. Thứ khiến người Hà Lan trở nên giàu có trong những năm 1600 là công nghệ đóng tàu và xác định phương hướng mới giúp họ thống trị vùng biển viễn Đông.
Rõ ràng các startup công nghệ sinh học hay phần mềm tồn tại để giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp, nhưng tôi nghĩ điều này cũng đúng ở những tập đoàn không liên quan gì đến công nghệ cả.
Điều này có nghĩa là trên thực tế chúng tôi chủ động tìm kiếm các vấn đề khó để giải quyết. Nếu có hai tính năng chúng tôi cần phải thêm vào sản phẩm, cả hai đều mang lại giá trị tương xứng với độ khó của chúng, chúng tôi sẽ làm cái khó hơn. Không phải là vì cái tính năng đó kiếm được nhiều tiền hơn, mà vì nó khó hơn. Chúng tôi rất thích ép các công ty to hơn, chậm hơn phải chạy theo chúng tôi. Giống như lính du kích, các startup thích đi ngõ ngách, thích địa thế rừng núi hiểm trở mà quân chính phủ không thể đuổi theo kịp. Tôi vẫn còn nhớ cái khoảng thời gian cả nhóm chúng tôi kiệt sức sau một ngày vật lộn với một vấn đề kỹ thuật vô cùng khó khăn. Và tôi rất mừng bởi vì cái thứ đó còn gây khó khăn cho chúng tôi thì chắc chắn đối thủ to lớn sẽ không giải quyết được.
Đã có rất nhiều tài liệu nói về cuộc Cách mạng Công nghiệp. Nhưng điều cốt lõi nhất mà chúng ta cần nhớ đó là những người làm ra của cải tài sản bây giờ đã có thể thoải mái tận hưởng chúng. Đây là điều kiện bắt buộc để xã hội phát triển. Một bằng chứng cho điều này đó là những gì đã xảy ra ở các quốc gia cố gắng tịch thu của cải của người dân, ví dụ như Liên Bang Xô Viết, hay ở mức độ thấp hơn là Liên hiệp Vương quốc Anh vào những năm 1960 đến đầu thập niên 1970. Tước bỏ đi động lực tích lũy của cải tài sản, sự phát triển công nghệ hoàn toàn bị chững lại.
Hãy nhớ rằng một startup, nếu nhìn về mặt kinh tế, là một nơi để cho bạn làm việc nhanh hơn. Thay vì tích lũy tiền bạc của cải một cách chậm chạp nhờ tiền lương suốt 50 năm, bạn muốn đẩy tốc độ đó lên càng nhanh càng tốt. Do đó khi chính phủ cấm bạn tích lũy tài sản thì không khác gì việc họ nói rằng bạn hãy làm việc chậm lại. Họ cho phép bạn kiếm 3 triệu USD trong 50 năm nhưng không cho phép bạn kiếm từng đó tiền trong 3 năm nếu bạn làm việc chăm chỉ hơn. Họ giống như mấy sếp trong các tập đoàn lớn mà bạn không thể đến gặp và nói: tôi muốn làm việc chăm chỉ gấp 10 lần, hãy trả lương cho tôi cao gấp 10 lần. Có điều là ông chủ này không cho bạn trốn thoát và lập công ty mới.