Không có tầm nhìn và định hướng nên tôi cứ loay hoay giữa việc học gì, làm gì, như thế nào. Bởi tôi ko có thầy dạy, không có ai chỉ bảo nên làm gì.
Thiếu chiều sâu nên làm gì cũng không tốt. Để làm việc tốt, kiến thức phải đủ sâu. Nó như việc đào hầm xuyên núi vậy. QUá trình đáo rất vất vả, cảm giác chả đi đến đâu, nhưng khi đào đủ lâu, đủ sâu thì sẽ đến ánh sáng. Vấn đề là phải nhìn ra việc đó, hình dung được bạn đang làm gì, mục đích gì, kết quả cần đạt được là gì. Như thế mới khiến bạn kiên trì trong chuỗi ngày gian khó đó.
Sau 5-7 năm ra trường, tôi mới thực sự hiểu những điều này, và tôi bắt đầu học, nghiên cứu 1 cách "điên cuồng". Chủ yếu học từ nước ngoài, trao đổi học hỏi những người có kinh nghiệm hơn mình (như giám đốc, như du học sinh, như những người bạn già...). Bởi họ có tầm nhìn, họ biết định hướng. Mọi suy nghĩ phải thông thì hành động mới chính xác. Đừng hành động khi chưa nghĩ thông suốt. Vậy nên tôi góp ý để bạn nghĩ sâu hơn. Bạn cần thêm thông tin để có suy nghĩ chính xác hơn. Hãy chọn theo quyết định bởi bộ não, đừng chọn theo trái tim. Đó là lời khuyên của tôi.
Phải nghĩ thế này
Chính vì quên đi mình là ai, nên ta sẵn sàng buông thả cuộc đời. Càng buông thả, ta càng trở nên xấu xí, hèn kém và yếu đuối. Kể ra thì dễ bị chửi hơn là được an ủi. Nhưng chửi cũng đúng thôi, ai bảo bạn để người ta chửi. Nếu còn thấy tự ái vì bị chửi, thì hãy cứng rắn lên mà chống trả lại đi, vì đời là thế, và bạn xứng đáng bị (được) như thế.
Anh chơi game thấy có 1 quy luật rất hay là: lúc mới chơi, ta thấy nhân vật của ta so với đối phương chỉ như trứng chọi đá. Cảm giác không sao chạm vào họ được, chứ chưa nói là đánh bại họ. Nhưng khi từ bỏ suy nghĩ hơn thua đó, tập trung cố gắng từng ngày để làm mạnh bản thân lên từng chút một, thì một thời gian sau đã làm được điều tưởng như không thể đó. Nếu 1 mình ko làm được thì kiếm đội để làm. Khi cả đội đi đánh rất khác với đánh 1 mình.
Ta cố gắng để thay đổi cái chất của ta, không phải để hơn thua trong 1 khoảnh khắc. Cũng đừng bao giờ nghĩ càng cố gắng càng bất lực. Phải xem mọi cố gắng là tích luỹ về lượng. Chỉ khi không tích luỹ được gì, hay ngừng tích luỹ thì mới không có sự thay đổi. Nếu kết quả mãi là không, phải xem lại cách thức ta đã làm để làm khác đi.
Những người tạm gọi là kiếm ra được nhiều tiền, họ thường thấy cơ hội ở mọi nơi. Càng khó khăn càng nhiều cơ hội. Vậy nên rất dễ khuyên người khác là hãy làm thế này, hãy làm thế kia. Bởi họ nhìn thấy cơ hội ở đó, chỉ việc nắm lấy là bạn sẽ thành công. Ấy thế nhưng chỉ ai nhìn thấy nó mới có thể nắm lấy nó. Người được nhận lời khuyên - bản chất họ không nhìn thấy cơ hội trong đó, hoặc thấy thì cũng mờ nhạt, nên kết quả là họ thường bỏ qua, hoặc muốn cũng không làm được.
Nắm lấy cơ hội là phải chấp nhận trả giá. Người ta chỉ quan tâm tới người khác khi họ thành công, hoặc khi họ thất bại. Ít ai chú ý khi họ đang nỗ lực hàng ngày. Nên chỉ nhìn vào kết quả mà đánh giá, thật ra người sai là người đánh giá.
Có những cánh cửa đã mở ra rồi thì không bao giờ quay lại được.
Đó là trưởng thành
Đó là nghiện ngập
Đó là trái cấm
Đó là sự trốn tránh, thiếu bản lĩnh.
Muốn sống ở 1 xã hội tốt đẹp hơn, có 3 cách:
- Tìm xã hội khác (Break only)
- Ngồi im chờ tự nó thay đổi (know only)
- Tự mình tạo ra điều tốt đẹp (know - master - break)
Khó khăn về tiền bạc là thứ dễ giải quyết nhất. Chỉ khi bản thân nhụt chí thì mới khó giải quyết thôi. Có ý chí thì có con đường, dù cho phải bò bằng tay trên con đường đó mình cũng làm (và đã làm được)
Bản thân anh nhận thấy cuộc đời là những mảnh ghép (anh đã nói điều này trong các phần trước, nhưng chưa nói rõ việc anh đã ghép nối chúng ra sao - có thể các phần sau anh sẽ nói rõ hơn). Những thứ em gặp đều là các mảnh ghép rời rạc. Việc của em là phải kết nối chúng lại: tìm ra sự liên kết, tìm ra những mảnh có thể nối với nhau, tìm đủ nhiều các mảnh ghép để thấy được bức tranh tổng thể... có như vậy em mới hiểu rõ hơn về bản thân, về cuộc đời mình. Khi đó mới biết đi hướng nào thì phù hợp. Còn khi chưa biết điều này, cứ vội vã quăng đi các mảnh ghép, em sẽ thấy cuộc đời mình có nhiều lỗ hổng không có cách nào lấp đầy, làm gì cũng thiếu, cũng khó khăn.
Ngày trước khi chưa đi làm, mình thấy những người đã đi làm đều khá thực dụng. Tức là mình thấy họ đề cao vật chất, lương lậu, tiền tài hơn là những giá trị khác (đạo đức, học thức, hạnh phúc...). Đó là do mình chưa va chạm thực tế, chưa hiểu hết những khó khăn, những phức tạp của trường đời nên góc nhìn hạn hẹp.
Hơn 10 năm lăn lộn trường đời, anh nhận ra cái quan trọng nhất mà người ta cần là sự chủ động. Bất kỳ điều gì ta cũng không thể biết trước được nó đúng, sai, tốt hay xấu. Nhưng chính vì chủ động làm, chủ động đương đầu, ta có thể dễ dàng chấp nhận mọi kết quả thu được. Đời sẽ cho ta 1 cú tát, cách tốt nhất là chủ động nhận lấy, vì né cũng chẳng được, bị đòn 1 cách bị động còn đau hơn.
Sự chủ động tạo ra 1 con người dũng cảm. Sự dũng cảm giúp ta tự tin, giúp ta nhận ra nhiều điều mà khi trải qua ta mới thấm.
- em muốn thay đổi kết quả dù biết trước nó như vậy?- em có chấp nhận kết quả đó không?- khả năng kết quả thành hiện thực là bao nhiêu?Có những thứ biết trước là không thì không nên làm.Có những thứ chưa rõ ràng thì phải chọn. Đã chọn thì đừng do dự.Có những thứ đã rõ ràng là muốn làm thì phải làm. Làm đến cùng.
Bài viết của bạn đầy tâm sự lẫn tâm huyết. Mình cũng thích xem kiếm hiệp. À mà nói đến kiếm hiệp, võ hiệp thì là câu chuyện của các anh kiếm khách, võ sĩ thì luyện công phu là con đường chính thống rồi. Bí kíp ở đây là sự may mắn. Còn trong đời thật ngày nay thì có mấy ai thích thành thánh kiếm, thần dao đâu, bây giờ là đua nhau làm kinh tế, nghệ thuật, nghiên cứu. Nghề nào thì cũng cần luyện mới thành tài, kể cả có bẩm sinh thiên tài thì vẫn phải có môi trường luyện, chứ mô za mà sinh ra cô nhi ở việt nam đi bán vé số thì đời nào em ấy mới được mó tới cây đàn và thành thần đồng tuổi thiếu nhi. Còn nói đến bí kíp thì chắc chắn ko thể có cái bí kíp nào dụng được tất cả các thể loại kinh tế, nghệ thuật, nghiên cứu được nên mình nghĩ bí kíp ở đây là môi trường giáo dục ưu việt, môi trường gia đình lý tưởng, khuyến khích, môi trường xã hội kích thích vừa đủ thì gộp lại thành một cái bí kíp từ trên trời rơi xuống trúng đầu thằng nào thằng ấy giỏi. Nhà giàu học trường sang bét cũng làm mấy thứ ngẩng cao mặt được, còn thằng nào nhà giàu học giỏi mà thêm tâm huyết nữa thì thành siêu anh hùng. À mà nhưng mấy đứa này thì là điển hình của Đoàn Dự và Hư Trúc. Còn đứa nào mà chả có gì chỉ có tâm huyết mà lên anh hùng thì là Tiêu Phong. Nhưng mà những đứa như Tiêu Phong dễ chết vì mất phương hướng lắm ( do cái chủ nghĩa tự lực tự cường mà ko tự văn hoá nên gặp cái khủng hoảng lòng tin vĩ đại là ko biết làm gì ngoài tự đấm vào ngực. ) Cho nên tóm lại là, làm anh hùng thì oách, nhưng mà làm anh hùng thực tế mới quan trọng
và lời khuyên có giá trị nhất với mình là: chơi chán chưa? nhấc mông lên và làm việc đi nào, như thể mình chỉ còn 1 ngày để sống.
Đó là khả năng "học cái mới".
Người dưới 30: cái gì cũng muốn thử nhưng ko gắn bó, cũng dang dở bởi nghĩ : thời gian còn dài, cơ hội còn nhiều.
Người ngoài 30: cái gì cũng muốn học mà ko có thời gian học; hay học ko vào đầu.
Và có 1 điều "hơi mâu thuẫn" là "kinh nghiệm với tiền bạc". Muốn có nhiều tiền thì phải có nhiều kinh nghiệm, muốn có kinh nghiệm thì phải có tiền. Còn không có cả 2 thì thứ duy nhất bạn có thể đánh đổi là tuổi trẻ.
Phải thay đổi cách học, cách nhìn nhận vấn đề, học cách kết nối các vấn đề lại với nhau. Bởi mỗi thứ em gặp, em học đều là 1 mắt xích trong 1 vấn đề lớn. Giải quyết từng mảng nhỏ và nhìn được bức tranh tổng thể, kết nối các vấn đề lại để hiểu bản thân, hiểu xã hội.. đó mới là mục tiêu học đại học.
Câu hỏi quan trọng nhất ko phải là học cái gì, mà là học như thế nào.
Phải thay đổi cách học, cách nhìn nhận vấn đề, học cách kết nối các vấn đề lại với nhau. Bởi mỗi thứ em gặp, em học đều là 1 mắt xích trong 1 vấn đề lớn. Giải quyết từng mảng nhỏ và nhìn được bức tranh tổng thể, kết nối các vấn đề lại để hiểu bản thân, hiểu xã hội.. đó mới là mục tiêu học đại học.
Nếu học kiểu học thuộc lòng và cố làm vừa lòng giáo viên, cố lấy điểm tốt thì em sẽ bỏ lỡ nhiều thứ. Và ra đời thì "tầm nhìn" mới là cái được coi trọng hơn là "bảng điểm".
Ko phải tự nhiên mà hệ đại học có số năm học nhiều hơn hẳn các hệ khác. Em theo đuổi 1 ngành nghề, em cần thời gian tìm hiểu, thích nghi, làm quen, thậm chí là "yêu" nó. 4-5 năm cho 1 mục tiêu, trên chặng đường đó có vô số lần vấp ngã, vô số cám dỗ, vô số khó khăn tài chính... bủa vây và làm lung lay mục tiêu của em. EM có đủ kiên trì theo đuổi nó đến khi ra trường không? Trong tình yêu và trong sự nghiệp người ta thường thấy có 1 điểm chung: kiên trì là điều khó nhất và đáng quý nhất.
Vậy nên, hãy tự thử thách bản thân, hãy tự trải nghiệm để biết mình có thể làm gì, khả năng đến đâu, thích gì, muốn gì, làm sao có thể đứng thẳng được trước giông bão cuộc đời...? Những ai thực sự nhận ra những điều đó mới thực sự "tốt nghiệp đại học".
Ngay cả việc học đại học cũng chỉ mang mục tiêu: thay đổi tư duy và nhận ra năng lực bản thân (theo anh là vậy). Nên chuyện ngành nào thì đó chỉ là 1 cánh cửa gần nhất để bước ra đời thôi. Bước ra đời với cánh cửa Kế toán không có nghĩa cả đời em làm kế toán. Có nhiều nghề 10 năm trước Hot nhưng bây giờ thì là Rác. Thị trường luôn vận động, xã hội luôn vận động, hà cớ gì bản thân ta không vận động? Ngành em học ở đại học sẽ cho em 1 góc nhìn về cuộc đời thôi. Em phải tìm thêm những góc khác sau khi đi làm. Và trên chặng đường đó, mục đích cuối cùng vẫn là em biết mình phù hợp với nghề gì, có thể làm được gì và có đủ kiên trì với nó hay không.
Nhưng hãy hình dung: học 2 năm chỉ học được cái cơ bản, học lý thuyết. Còn để thực hành và hiểu, thành chuyên gia trong lĩnh vực đó, em cần thực hành liên tục và thời lượng làm việc tới 5-10 năm tiếp theo nữa. Cho nên việc sau 2 năm em nhận ra không muốn gắn bó với nó nữa là bình thường.
Vậy nên để đánh giá ở 1 thời điểm sẽ chẳng giúp gì được nhiều. Phải đánh giá theo quá trình, đánh giá trên mức độ khó khăn của các quyết định. Đánh giá trên nhiều yếu tố khác nữa.
2. Cuộc đời bạn cũng mới xoay quanh gia đình, trường học chứ chưa có yếu tố xã hội. Cái gọi là "giỏi" cũng vẫn đang ở mức giỏi học, giỏi thi, chưa có "giỏi kiếm tiền", mà ra ngoài xã hội thì ai giỏi kiếm tiền mới hơn người. Bởi thế bạn nên dần ý thức chuyện mình có thể làm gì khi ra xã hội. Nói là dần ý thức, bởi nếu sa đà kiếm tiền bây giờ thì bạn lỡ dở học hành còn nguy hại hơn.
Bạn cũng cần mạnh mẽ và chủ động hơn nữa.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Bạn không tự chứng tỏ bạn có "chất" thì bài thử đầu đời này sẽ hạ gục bạn thôi. Nói hơi phũ 1 tí, nhưng đấy là quy luật sinh tồn bạn ạ. Bạn yếu thì đời sẽ đào thải bạn thôi. Thế nên, hãy tự sinh tồn và tự quyết định cuộc đời, chứ tự tử thì ai chả nghĩ được và làm được, nhưng thế thì đơn giản quá.
Đối diện với cuộc đời cũng vậy. Nó tuy khắc nghiệt nhưng chỉ khắc nghiệt với kẻ mới. Những kẻ lì đòn, dai sức là những kẻ đã từng bị ăn đòn, vẫn tiếp tục chiến đấu và chịu đòn, để rồi khi có sơ hở thì tung ngay cú phản công. Kẻ tồn tại được hầu hết đều theo quy luật đó cả.
Ví dụ đơn giản: ngành xe ôm công nghệ nổi lên 1 thời, dẫn tới 1 lượng lớn lao động đi làm xe ôm công nghệ, trong đó nam giới chiếm 1 tỷ trọng lớn hơn. Điều đó đặt áp lực cạnh tranh lên các ngành giao vận và dịch vụ vận tải truyền thống như xe ôm thường, taxi... (cạnh tranh trực tiếp) và gián tiếp là nhiều ngành nghề khó tuyển dụng hơn (vì nhiều lý do, trong đó nổi bật là lý do thu nhập từ xe ôm công nghệ cao hơn cv văn phòng nhiều lần) => các công việc vp sẽ giảm độ hot (như kế toán, nhân sự) hoặc các công việc đòi hỏi phải nhiều kinh nghiệm và lăn lộn nhiều năm mới có vị trí tốt (xây dựng, y tế...)
Bởi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm có vô vàn dạng, rất khó để mà có được hết. Nguồn lực mỗi người có hạn nên chỉ tập trung phát triển được 1 số thứ nhất định, chưa kể đặc điểm bản thân mình phù hợp với kiến thức, kỹ năng gì nữa.
Không thể coi kinh nghiệm làm grapbike cũng giống kinh nghiệm đi làm kế toán dịch vụ được, dù mức thu nhập grapbike có khi tốt hơn và dễ kiếm hơn. Nhưng trong thời gian dài sẽ khác. Có những thứ tiền ko mua được, trong đó thời gian là 1 trong số đó. Ngoài ra việc kiếm tiền như thế nào sẽ hình thành thói quen và tư duy quanh việc đó, dẫn tới dù có tiền rồi cũng khó thay đổi.