farnfaraway| "Xin lỗi" cũng là một tập quán
Từng có một thời tôi sống ở sa mạc Ả Rập Xê Út, bên trong bán đảo Arabia để thu thập tư liệu về cuộc sống người dân du mục Bedouin....
Từng có một thời tôi sống ở sa mạc Ả Rập Xê Út, bên trong bán đảo Arabia để thu thập tư liệu về cuộc sống người dân du mục Bedouin. Khi rời cuộc sống sa mạc, tôi trở về thành phố thủ đô Riyado và trú tại khách sạn, phòng nghỉ của tôi là 314. Một ngày nọ, tôi ra buồng lễ tân để nhận chìa khóa ở phòng mình. Khi đến trước phòng tôi mới phát hiện ra đó là chìa khóa phòng 316. Quay trở lại buồng lễ tân, không muốn đổ lỗi cho họ, tôi chìa chìa khóa ra, vừa cười lớn vừa nói với giọng thành thực “Tôi không tài nào vào được phòng mình.”__Ngay khi ấy, tôi nhận được câu trả lời nằm ngoài dự tính ”Tôi đã bảo anh nhầm rồi mà.”
Nếu là người Nhật thì sẽ làm như thế nào? Nếu là người Nhật, thường chắc chắn sẽ nói ngay. “Thành thật xin lỗi ông.” một cách trịnh trọng và còn có thể nói thêm “Tôi xin chịu trách nhiệm.” nữa. Đây là một đức tính tốt. Thế nhưng, đức tính này không phải là đức tính tốt đến mức có thể truyền bá rộng rãi trên thế giới. Trước tiên là người Ả Rập, trái ngược hoàn toàn. Người Ấn Độ cũng na ná như vậy thì phải. Nếu là người Pháp thì sẽ bồi thêm câu “chậc, nếu là đĩa Pháp thì sẽ bền hơn.”
Có lẽ do bản thân trải nghiệm còn quá hạn hẹp, rất nhiều người quen biết, bạn thân hay kể cả chính tôi, kết quả thu được với tình huống như thế, gọi là “thái độ phản ứng với lỗi lầm” còn tệ hại hơn. Trên thực tế, với các quốc gia trên thế giới, người rửa đĩa mà có đức tính xin lỗi ngay khi vừa làm vỡ đĩa quả thực khá ít. Thậm chí, người nói thêm “Tôi sẽ chịu trách nhiệm” còn ít hơn nhiều. Nếu phản ứng của người Nhật và người Ả Rập được coi như là ở hai đầu thái cực thì nhiều nước ở Châu Âu sẽ có hướng giống Ả Rập nhiều hơn cả. Người Trung Quốc và người Việt cũng hoàn toàn như thế. Thế nhưng, ở Châu Âu, kể cả khi bản thân phải bồi thường đối với những việc như thế này (sờ vào hiện vật, thanh toán trả góp..) họ cũng ít khi nói “tôi thành thật xin lỗi” như người Nhật. So với việc thực gọi là “tạ lỗi” thì tạ lỗi chỉ là một loại tập quán mà thôi. Chính vì là tập quán nên nó được coi là dầu bôi trơi cần thiết giúp cho xã hội được vận hành trôi chảy.
Tuy nhiên, tôi biết một đất nước gần như người Nhật. Đó là dân tộc người Eskimo của vùng Bắc Cực hay dân tộc Moni ở New Guine mà tôi đã có dịp tới thăm. Dân tộc Moni làm tôi thực sự thấy ái ngại. Khi làm hư cuốn note của tôi, khi lỡ đặt ống len camera xuống đất, ngay lập tức họ liền nói “Amakane (tôi thành thật xin lỗi)”. Và sau khi thử so sánh rất nhiều loại lịch sử với nhau, gọi là đại khái, tôi cũng hiểu được phần nào xu hướng này. “So với một dân tộc từng trải qua bi thảm từ những cuộc xâm lược từ dị tộc, chúng ta đều không hề muốn thừa nhận những thiếu sót của bản thân”
Có vẻ như là người Nhật, người Eskimo, hay dân tộc Moni, trừ một bộ phận ngoại lệ thì họ không mấy phải trải qua sự đáng sợ từ các cuộc xâm lược từ dị tộc theo dòng lịch sử.
Nhìn một cách cụ thể, những đặc trưng của người Bedouin cùng người Ả Rập cũng rất bình thường như với tính đặc thù của người Nhật. Tính cách dân tộc của chúng tôi gần giống với người New Guine nhiều hơn là các đất nước Ả Rập, Châu Âu hay Trung Quốc. Mỗi người Nhật Bản đều mang một bề dày lịch sử phong phú nhất, Giáo sư Nakao Sasuke đã từng nói như vậy.___”Mà có khi chính Nhật Bản mới là thế giới tách biệt nhất ấy nhỉ.”
_Trans by Farnfaraway | 171205
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất