farnfaraway| Kỹ năng diễn đạt
Mỗi lần được hỏi, kỹ năng cần thiết nhất khi ra ngoài xã hội đó là gì, tôi thường nghĩ đó là “Kỹ năng diễn đạt” . Những trải nghiệm...
Mỗi lần được hỏi, kỹ năng cần thiết nhất khi ra ngoài xã hội đó là gì, tôi thường nghĩ đó là “Kỹ năng diễn đạt”. Những trải nghiệm của bản thân, những cảm giác hay suy nghĩ của cá thân, người nghe không hiểu được những giá trị mà bản thân có thể hiểu được...trên nhiều phương diện, ta rất cần đến kỹ năng diễn đạt. Khi bạn đang đi làm, trong thời gian tự do hay những lúc bạn ở bên gia đình, cũng không khác mấy.
Vậy thì trường hợp thế nào gọi là “có khả năng diễn đạt”?. Lúc đầu, tôi cho rằng “đơn giản là việc người nghe dễ dàng hiểu được vấn đề”. Nếu vậy thì ta nhanh chóng khẳng định được luôn, những người dùng cách diễn đạt khó hay sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành, họ chẳng có kỹ năng diễn đạt nào hết. Sau khi dùng từ ngữ khó hiểu, bắt người nghe đồng cảm suy nghĩ với chính mình, rốt cuộc họ cũng chỉ có thể bắt người ta nghĩ là thằng cha này giỏi nhỉ, khi nhắc đến vấn đề khó đó mà thôi. Và cũng chỉ làm vấn đề đơn giản trở nên phức tạp thêm. Điều này thật sự không hay.
Việc sử dụng cách diễn đạt hay từ ngữ khiến đối phương khó hiểu chỉ là việc thoải mãn tính cá nhân. Nói với học sinh tiểu học, học sinh tiểu học hiểu; nói với người cao tuổi, người cao tuổi hiểu; khi ấy mới là người có kỹ năng diễn đạt. Nói tóm lại, ta nên dùng những thứ thân cận hay phổ thông để nói chuyện với từng đối tượng người nghe, nên suy nghĩ theo cách nhìn nhận của đối phương. Một trong mánh nhỏ để nói chuyện đơn giản dễ hiểu là đưa được ra “ví dụ”. Một chuyên gia về động đất nọ đã thuyết minh như sau khi nói về mức cao của độ nhạy cảm máy đo địa chấn: “độ rung chính xác tương đương như khi ta thả một quả cầu thủy tinh có đường kính 1cm vào bể nước 25m, mặt nước chỉ dao động tức thời và nhanh chóng phục hồi hoàn toàn”. Khả năng như thế này mới có thể gọi chính xác là có năng lực diễn đạt.
Một vấn đề khác, đó là “kết luận ngắn gọn”. Nói chuyện mà quá dài dòng thì chắc chắn muốn chạy luôn cho rồi. Nói cái gì vậy thế, hoàn toàn chẳng hiểu gì; người nghe sẽ cảm thấy sốt ruột khi nghe. Vậy nên khi thuyết minh, trước tiên cần cố gắng nói ngắn gọn. Để làm được điều này, trước hết cần có một câu kết luận. Nêu lý do hay giải thích tình huống thì để sau cũng được. Thêm nữa, điều quan trọng trong việc nêu lý do hay giải thích tình huống là cách diễn đạt riêng biệt giữa “sự thực” và “cảm xúc và ý kiến cá nhân”. Có nghĩa là, khi nói chuyện ta nên tưởng tượng ra cấu trúc toàn bộ câu chuyện thì khi nói ta sẽ dễ dàng diễn đạt và mở rộng câu chuyện hơn. Nếu được thì tốt hơn hết nên mở đầu bằng các câu dạng “Nói gọn lại là...”, “Bởi vì là...” hay “Trong phạm vi tôi biết được thì...”, “Đây là cảm nghĩ cá nhân nhưng mà...”.
Kỹ năng được nhắc tới trên đây không hề thấm vào bản thân ta ngay từ khi ta vừa sinh ra. Vậy nên, việc luyện tập rất cần cho mỗi chúng ta. Trước khi bước vào xã hội, tôi khuyên mọi người nên rèn luyện "kỹ năng diễn đạt dễ hiểu”, chắc chắn nó sẽ có ích cho hoạt động tìm việc của mọi người.
_Trans by Farnfaraway | 171209
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất