Tôi cho rằng trên thực tế, dù không có con số thống kê chính thức nhưng ước tính gần đến 90% các nhà khoa học đều tin rằng “Thực tiễn vốn luôn tồn tại trong khoa học”. Một người bình thường có thể sẽ tin vào tính tuyệt đối của khoa học nhưng thực ra không phải hoàn toàn như vậy.
Kết quả hình ảnh cho khoa học

Ví dụ, việc cho rằng nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu là do sự gia tăng của khí thải Cacbon dioxit không hẳn là “thực tiễn mang tính khoa học”. Đương nhiên các nhà khoa học và Cơ quan chính phủ cũng chỉ xác định như một giả thuyết, thúc đẩy tiến trình để tổ chức thảo luận. Thế nhưng điều này cũng chỉ là một giả thuyết mà thôi.
Kết quả hình ảnh cho nóng lên toàn cầu


Nhắc đến sự nóng lên toàn cầu, thực tế là nhiệt độ trung bình của Trái Đất những năm gần đây đều gia tăng hàng năm. Suy cho cùng, sự gia tăng của Cacbon dioxit cũng chỉ là một suy luận để giải thích nguyên nhân sự nóng lên toàn cầu mà thôi.
Nói tóm lại, sự tăng lên của nhiệt độ vốn dĩ bản thân nó đã là một thực tại. Thế nên ta không thể xác định được đây có phải sự tăng vọt lên của nhiệt độ từ trước hay không; hay cũng có thể trên thực tế, phần tăng lên chỉ tương đương với phần tăng của nhiệt độ trong một bước sóng lên xuống.
Gần đây, tôi tham dự Buổi họp mặt của Cục Nông Lâm và Bộ Môi Trường. Ở đó, có rất nhiều vấn đề đã được đem ra trao đổi như tìm hiểu về rừng, dự tính ngân sách, chiến lược Nhật Bản thực thi quy định Tokyo, … Ở đó cũng ghi lại các câu trả lời đối với vấn đề “Do sự nóng lên toàn cầu mà nguyên nhân là bởi do sự gia tăng CO2, những điều sau đây sẽ xảy ra”. Bản thân tôi đã thêm một yêu cầu“Vui lòng sửa lại thành “những điều có thể ước toán xảy ra do sự gia tăng CO2”. Đôi khi chúng tôi cũng nhận được vài phản luận từ phía Quan chức ngành. Họ nói rằng “Có đến 80% nhà khoa học thế giới ở Hội nghị quốc tế đều xác nhận Cacbon dioxit là nguyên nhân”. Thế nhưng khoa học không phải là phán quyết theo đa số.
Khi ấy tôi đã nói rằng “Suy nghĩ của các ông thật sự làm tôi lo lắng”. E là cơ quan hành chính công đã áp dụng một lý luận khoa học làm biểu trưng cho quy mô lớn và căn cứ vào cơ sở đó đó để làm những điều tiếp theo. Việc này cũng chẳng phải là lần đầu tiên. Trên thực tế, khi những thực tiễn sau đó khác với cơ sở lý luận thì vấn đề mới thực sự phát sinh.
Đặc biệt là ở cơ quan hành chính, khi đã lựa chọn cái gì đó là cứng đầu cứng cổ không chịu thay đổi. Chính vì thế, nếu “những lý luận mang tính khoa học” được quyết định luôn là giá trị chân thiện mỹ một cách đơn giản thì thật sự đáng sợ làm sao.
 “Thực tiễn mang tính khoa học”“lý luận mang tính khoa học” là hai điều hoàn toàn khác biệt. Nói đến sự nóng lên toàn cầu, đương nhiên, điều thực tế mang tính khoa học  là do nhiệt độ tăng lên. Còn nguyên nhân là do Cacbon dioxit chỉ là “một suy luận mang tính khoa học” mà thôi. Nếu suy nghĩ mang tính phức tạp thì kể cả một suy luận đơn thuần cũng luôn có những nghi vấn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lẫn lộn giữa thực tiễn và suy luận và nói đến tính chính xác, thì nên lựa chọn một cái gọi là “thực tiễn”.

_Trans by Farnfaraway | 171215