đườngkhôngđikhôngmởlối,nghĩkhông sâukhônghiểu,khôngtìmtòi không bao giờ biết, phải có chiến thuật để hiểu hiểu sâu biết rộng về lĩnh vực mình cần biết
Bill Gates từng nói rằng “Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, còn học trong cuộc sống là công việc cả đời”. Việc...
Bill Gates từng nói rằng “Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa
tri thức, còn học trong cuộc sống là công việc cả đời”. Việc cả đời ấy
không gì khác chính là tự học. Bởi chỉ có tự học, chúng ta mới có thể
lĩnh hội tri thức, độc lập và thành công, là công dân của thời đại mới.
Trước
hết chúng ta cùng tìm hiểu tự học là gì? Tự học là tinh thần chủ động,
trong tiếp nhận tri thức, và vận dụng sáng tạo lý thuyết vào thực hành,
là tích cực tìm hiểu, khám phá những kiến thức mới, là học mọi lúc mọi
nơi và học từ mọi người.
Tại sao chỉ có tự học, chúng ta mới đạt
được thành công trong cuộc sống? Ca dao có câu “Muốn sang thì bắc cầu
Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Người thầy có vai trò quan
trọng trong việc truyền bá tri thức song việc tiếp nhận tri thức ấy lại
phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Thầy cô có thể truyền thụ tri thức
nhưng không thể ghi nhớ và học tập thay chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh
vĩ đại cũng từng khẳng định: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt."
Chỉ có tự học mới có niềm say mê, hứng thú, chủ động trong học tập. Chủ
động suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu, người tự học sẽ phát triển tính sáng
tạo, khả năng tư duy của bản thân khi đứng trước vấn đề. Chúng ta chỉ
có thể dựa vào chính mình, cho nên từ độc lập trong suy nghĩ, sẽ tạo
dựng được được độc lập trong hành động và cuộc sống. “Hãy học khi người
khác ngủ; lao động khi người khác lười nhác; chuẩn bị khi người khác
chơi bời; và có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước.” (William Arthur
Ward).
Tự học bổ ích bởi kiến thức của nhân loại là vô cùng tận
còn sự hiểu biết của chúng ta chỉ như giọt nước giữa đại dương mênh
mông, như một hạt cát giữa sa mạc rộng lớn. Kiến thức chúng ta được học ở
nhà trường chỉ có thể đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu hiểu biết của
con người. Tự học giúp chúng ta bắt kịp những thức phong phú, mới mẻ,
đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm ngành gì, nghề gì, chúng ta
cũng cần tự học, “Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học” (Đacuyn).
Tự
học mang lại sự hứng thú cũng giống như thú đi chơi bộ “Người ta được
tự chủ, tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta
lại di, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản” (Huy-gô). Tự học như
một chuyến dạo chơi bằng trí óc, học ở mọi nơi, mọi nguồn khác nhau. Học
tập không chỉ còn là trách nhiệm, là áp lực nữa mà trở thành một thú
vui, “Sự học xua đuổi sự chán ngán, khuây khỏa được nỗi buồn rầu, tiêu
tan được niềm đau đớn. Nó làm vui vẻ và đông đúc cái cảnh cô tịch”
(Lê-guy).
Macxim Gorki, bằng tinh thần tự học từ nhỏ đã trở thành
nhà văn kiệt xuất của nền văn học Nga thế kỉ 20. Mồ côi khi chỉ mới mười
tuổi, Gorki đã sớm bươn trải trong trường đời lắm gian lao. Cậu phải
làm việc nhiều, đến mê mẩn cả người, ngày nào cũng chồng chất hàng đống
công việc lặt vặt. Bằng đôi chân của mình, Gorki đi khắp nước Nga, dọc
theo sông Volga vĩ đại, xuyên qua những thảo nguyên vùng sông Đông mênh
mông, những cánh đồng Ucraina màu mỡ, đi xuống Biển Đen, rồi tiến lên
vùng núi Kavkaz hùng vĩ. Ông tự mày mò, tự tìm hiểu để viết lên những
trang văn thấm đẫm chất đời. Có thể nói, Maxim Gorky là một huyền thoại:
một con người từ nơi dưới đáy cùng của xã hội, hoàn toàn bằng con đường
tự học đã vươn lên thành một trong những nhân vật vĩ đại nhất của văn
học Nga nói riêng và nước Nga xô viết nói chung.
Không thể phủ
nhận vai trò của tự học trong hành trình chiếm lĩnh tri thức của con
người. Đương nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta coi nhẹ tầm quan
trọng của nhà trường và của người thầy. Người thầy chính là người định
hướng, soi đường và chúng ta chính là người tiếp tục tiến lên dưới ánh
sáng của thầy cô để đến với những chân trời tri thức mới, lớn lao hơn.
“Ngu dốt không đáng xấu hổ như không chịu học hỏi” (Benjamin Franklin)
và “thà học muộn còn hơn là không bao giờ học” (Publilius Syrus). Để
việc tự học đạt được hiệu quả cao nhất, chúng ta cần sự kiên trì, nỗ lực
không ngừng, không ngại cái mới, cái khó, có một phương pháp học tập
hợp lí... Thật đáng xấu hổ cho những con người không bao giờ chịu học
hỏi, luôn cho mình là đúng hay luôn cố gắng che giấu sự ngu dốt của bản
thân mình...
Tất cả chúng ta đều là người mới học. Thật sai lầm
khi nghĩ rằng rời khỏi trường học là kết thúc việc học thêm những điều
mới. Cuộc sống chính là một quá trình không ngừng tự học và không ngừng
vươn lên.
Suy nghĩ về tinh thần tự học - Mẫu 2
Sự
học là việc muôn đời, học ở lớp, học ở trường qua lời giảng của thầy cô
bạn bè, qua những trang sách giáo khoa. Để trở thành một học sinh giỏi,
có vô vàn những cách học khác nhau. Một trong những cách học hiệu quả
nhất và cần thiết nhất chính là tự học
Tự
học tức là tự túc, tự giác học tập, chủ động trong việc tiếp thu kiến
thức của mình, không ỷ lại vào người khác, tự mình ôn tập, trau dồi vốn
hiểu biết. Tự học không quan trọng học ở đâu, bất cứ lúc nào rảnh rỗi
đều có thể học, học qua việc đọc sách, học qua việc quan sát để ý. Kho
tàng tri thức vô cùng rộng lớn, chỉ cần có ý thức tự học tốt sẽ tiến bộ
rất nhanh
Đối với các bạn học
sinh, học tập trên lớp qua lời giải của giáo viên hoàn toàn là chưa đủ.
Lối học đó vốn dĩ là thụ động, được truyền lại từ người khác nên tuy dễ
hiểu nhưng rất khó nhớ, khi học có thể nắm bắt rất nhanh nhưng sau đó
nếu không đọc lại có thể quên ngay. Ngược lại lối học tự động là do bản
thân mình trực tiếp tiếp cận kiến thức. Mới đầu việc họ này khá là khó
nhưng về lâu về dài rất hiệu quả cho tiến trình học tập
Tự
học rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự lập trong việc tiếp thu kiến
thức, rèn kĩ năng phân tích đề, lập luận logic trong tư duy mà không cần
dựa dẫm vào bất kì ai cả. Khi ấy, những kiến thức mà ta học được sẽ
khắc sâu ghi nhớ trong tư duy của ta rất khó mà quên được. Tự mình giải
ra một bài toán khó, chắc chắn sẽ ghi nhớ lâu hơn việc ngồi nghe và chép
lại bài giảng của thầy cô trên lớp. Một bài văn tự mình viết, khi xem
qua lại có thể nhớ ngay mình đã viết gì chứ không cần mất thời gian đọc
đi đọc lại nhiều lần như chép văn mẫu. Trên thế giới và cả ở Việt Nam có
rất nhiều tấm gương tự học thành tài. Edison năm xưa chỉ học hết lớp 2 ở
nhà tự học mà thành nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời. Macxim Gorki
không học đại học nhưng vẫn để lại danh tiếng cho đời với những tác phẩm
đầy giá trị. Hay tiêu biểu là chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta 30 năm
bôn ba nước ngoài, người đã tự học và thành thạo rất nhiều thứ tiếng,
tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung. Sức mạnh của lòng quyết
tâm, tinh thần tự học đã đem đến thành công cho những vĩ nhân ấy
Để
tự học tốt không phải việc dễ, người học phải không ngừng cố gắng, phải
quyết tâm không từ bỏ, thấy khó phải vùng mình đứng lên chứ không được
bỏ cuộc. Hiện nay rất nhiều các em, các bạn học sinh thấy khó mà nản,
không có tinh thần học tập nên kết quả vì thế mà đi xuống không ngừng.
Tự học từ những bài dễ, xem lại bài giảng của thầy cô, tự kiếm bài tập
áp dụng, nâng cao dần mức độ khó của từng bài, sau dần mới trở nên giỏi
giang. Thành công chỉ đến với những người có ý thức tự giác cao trong
học tập
Dạy tốt phải đi kèm
với học tốt. Muốn giỏi, trước hết phải dựa vào năng lực của người học.
Người học có cố gắng, tự giác thì sự giúp đỡ của người dạy mới có hiệu
quả được. Việc tự học là bắt buộc với bất kì một ai muốn trở nên tài
giỏi.
Suy nghĩ về tinh thần tự học - Mẫu 3
Lênin
đã từng hô hào cổ vũ chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”. Tinh thần này
là đúng, nhưng học như thế nào mới thực sự quan trọng? Học mà không có
phương pháp và định hướng đúng đắn thì học cả đời có ích gì? Tự học cũng
chính là một phương pháp học vô cùng hiệu quả.
Tự
học là sự không ỷ lại hay phụ thuộc vào người khác mà tự trau dồi, tích
lũy, mày mò khám phá tri thức một cách chủ động, hăng say, tích cực.
Tinh thần tự học là tinh thần nhiệt tình và nghiêm túc tiếp thu kho tàng
kiến thức khổng lồ của nhân loại Nó là một thái độ vô cùng cần thiết
cho sự học của mỗi người, nếu thiếu yếu tố ấy thì chìa khóa của thành
công còn chưa thể nằm chắc trong tay bạn.
Do
nền giáo dục của chúng ta còn nhiều vấn đề chưa triệt để, khiến việc
học tủ, học vẹt, học chống đối còn là một hiện tượng phổ biến. Nhiều học
sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí
thuyết nhưng lại không biết thực hành, chỉ lao đầu vào học như một cái
máy vì căn bệnh thành tích mà mông lung không biết nó có thực sự giúp
ích gì cho cuộc đời mình. Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một
cách sâu sắc, hiểu đến thâm căn gốc rễ của nó vì khi ấy ta đã có trách
nhiệm với bản thân và công việc học hành của chính mình. Trí nhớ của ta
thường sẽ khắc cốt ghi tâm những điều mà mình tự học được, vì thường
những gì mình chủ động tiếp thu lại là những thứ mình đặc biệt hứng thú.
Bên
cạnh đó, tự học còn tạo cho chúng ta thói quen tự giác cao trong học
tập. Thường thì những gì là tự nguyện không bắt buộc lại gây nhiều cảm
hứng và hứng thú cho việc học tập nhiều hơn. Việc tự học còn có thể giúp
cho chúng ta có những sự sáng tạo, đột phá trong việc học. Tuyệt đối
triệt tiêu tư tưởng ỷ lại hay phụ thuộc vào một ai đó, nó giúp cho ta
sáng tạo thêm những phương pháp, cách thức học tập mới mẻ hơn. Do tính
chất của việc tự học là một công việc khó khăn, gian khổ cần có sự nỗ
lực nhiều nên đã giúp cho ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt khác
như kiên nhẫn, tự tin, khiêm tốn,…
Tất
nhiên, tự học là một công việc gian khổ , đòi hỏi lòng quyết tâm và sự
kiên trì. Tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học
hộ , học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là
niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức .Biết bao những
con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử .Hồ Chí
Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người
biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến
với ánh sáng của độc lập tự do . Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu
gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại
văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quý Đôn, Mạc
Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền …nhờ tự học đã trở thành bậc hiền tài, làm rạng
danh cho gia đình quê hương xứ sở.
Tất
nhiên, để việc tự học có hiệu quả tốt nhất thì vẫn cần sự hướng dẫn chỉ
bảo của các thầy cô. Nếu ai cũng có thể tự học mà công thành danh toại
thì người ta còn sinh ra trường học để làm gì. Sự học và sự chiếm lĩnh
tri thức là không có giới hạn, cần phải kết hợp linh hoạt giữa học thầy,
học bạn, học từ mình và học từ mọi nguồn xung quanh.
Suy nghĩ về tinh thần tự học - Mẫu 4
Ông cha ta từ xưa đã rất coi trọng việc học tập, chẳng vậy mà có những câu tục ngữ như: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Học hành luôn là một con đường gian nan. Trên con đường ấy, con người
cần tìm ra cho mình một phương pháp học tập đúng đắn. Và, tự học là một
phương pháp đúng đắn nhất.
Chắc hẳn mỗi người sẽ tự đặt câu hỏi về
khái niệm tự học. Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để
thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Cũng có rất nhiều
phương pháp tự học hiệu quả trong cuộc sống mà con người có thể áp
dụng. Tự học trong sách giáo khoa giúp nắm được lý thuyết và các dạng
bài tập cơ bản. Tự học trong sách tham khảo giúp ta luyện các dạng bài
tập khó hơn và nâng cao sự tìm tòi và ham muốn học tập. Tự học khi nghe
giảng bài (bằng phương pháp ghi chép): giúp ta tiếp thu những mẹo, những
cách học bài có hiệu quả của những người có kinh nghiệm. Tự học khi làm
bài tập sẽ nâng cao ý thức tự làm bài tập và giúp ta nắm chắc kiến thức
qua nhiều dạng bài khác nhau. Tự học thuộc lòng rèn luyện cho con người
khả năng ghi nhớ lâu. Khi thực hành, người học sẽ được trải nghiệm thực
tế bài học. Những kiến thức trên sách vở sẽ được cụ thể hóa giúp rèn
luyện khả năng liên tưởng, tưởng tượng của con người… Còn nhiều phương
pháp tự học nữa mà chúng ta có thể tìm hiểu. Nhưng quan trọng nhất,
những phương pháp học ấy phải phù hợp với bản thân mỗi người. Từ đó, mới
có thể đạt được hiệu quả học tập cao nhất.
Chắc hẳn, chúng ta sẽ
không quên được những tấm gương sáng về tinh thần tự học trong cuộc
sống. Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Suốt
ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi
có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am
hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Kế thừa tinh
thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh
viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao
trong học tập…
Đó quả thật là những tấm gương quý giá cho những
học sinh như chúng tôi. Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi luôn
tự cố gắng học tập thật tốt bằng những phương pháp như: đọc thêm nhiều
sách hơn, tìm hiểu những kiến thức ở trên mạng…
Tóm lại, tự học là
một phương pháp quan trọng trong quá trình học tập của mỗi người. Chúng
ta hãy ý thức được điều đó để tích cực tự mình trau dồi và học hỏi. Bởi
không có con đường nào đến với thành công ngắn hơn con đường học tập.
Suy nghĩ về tinh thần tự học - Mẫu 5
“Người không học như ngọc không mài”.
Học tập chính là một con đường mà mỗi người đều phải trải qua. Ở con
đường ấy, con người có rất nhiều phương pháp để lựa chọn, tuy nhiên tự
học chính là một phương pháp đúng đắn và mang lại hiệu quả cao nhất.
Hiểu
một cách đơn giản nhất: Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền
lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập
như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Còn tự học
là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình
thành kỹ năng cho mình. Nó yêu cầu mỗi người phải tự mình quan sát, học
hỏi và tổng kết lại kiến thức cho bản thân.
Tự học có vai trò vô
cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động và
xuất phát từ hứng thú của bản thân. Khi ấy, những kiến thức ta học sẽ
được ghi nhớ lâu hơn và vận dụng có hiệu quả hơn. Không những thế khi
biết tự học, con người trở nên năng động, không còn phụ thuộc vào người
khác (đặc biệt là thầy cô). Từ đó, mà bản thân mỗi người cũng sẽ nâng
cao khả năng sáng tạo của chính mình.
Vậy cần phải làm gì để tự
học tập một cách hiệu quả nhất? Đối với quá trình học tập trên lớp, khi
thấy cô giảng bài, chúng ta phải đọc trước bài sẽ tìm hiểu, ghi chép lại
theo lời giảng của thầy cô theo cách hiểu của bản thân. Cùng với đó là
tích cực tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô
giáo. Người học cũng nên trình bày những suy nghĩ của mình đối với những
vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy, tích cực trao đổi. Không chỉ
học trên sách vở mà còn phải vận dụng được vào thực tế cuộc sống.
Bên
cạnh những con người chủ động học tập, không ít bộ phận học sinh sinh
viên có thái độ ỷ lại vào bạn bè, thầy cô. Họ không chịu tự mình tìm
hiểu bài học mà chỉ chép lại bài làm của bạn bè, bài giảng của thầy cô.
Họ cũng chỉ học tập với một tư tưởng mang tính đối phó. Đó quả thật là
những hành vi đáng lên án.
Nếu con người không cố gắng học tập sẽ
không thể trở thành “một viên ngọc sáng”. Chính vì vậy, mỗi học sinh
sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mang trong mình trọng
trách lớn nhất là học tập. Mỗi người hãy tự cố gắng trau dồi bản thân
trở thành những “viên ngọc” có ích cho đời.
Suy nghĩ về tinh thần tự học - Mẫu 6
Xã
hội ngày càng phát triển, nhu cầu về trí tuệ của con người cũng ngày
càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, mỗi con người cần chuẩn bị cho
mình một hành trang kiến thức thật vững chắc để bước vào đời và tinh
thần tự học sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên thành công
đó.
Tự học là quá trình mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp
thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công
việc dựa vào chính khả năng của mình mà không nhờ vả hay trông chờ vào
bất cứ ai. Ngoài ra, tự học còn có thể được hiểu là chúng ta dựa vào
kiến thức được thầy cô giáo hoặc người đi trước cung cấp để dựa vào đó
hình thành những bài học cho riêng mình.
Tự
học giúp con người chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều
kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình.
Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của
mình. Ngoài ra, tự học giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi
người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức
nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực
tiễn lại có những cách xử lí khác nhau. Tự học còn giúp chúng ta rèn
luyện tính kiên trì vì nó một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật
cô gắng mới cho kết quả tốt như mong muốn.
Trong cuộc sống, có
không ít những tấm gương tự học khiến chúng ta phải ngưỡng mộ, tiêu biểu
phải kể đến Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Ông là đứa trẻ nhà nghèo nhưng
tinh thần ham học hỏi và khả năng tự học nên mặc dù phải bắt đom đóm làm
đèn nhưng cuối cùng ông đã thi đỗ Trạng nguyên và trở thành một vị quan
nổi tiếng dưới thời nhà Trần. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không
nhắc đến đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc. Từ một
người lao động bình thường nhưng với tinh thần ham học hỏi của mình, Bác
không chỉ thông thạo nhiều thứ tiếng mà còn tìm ra con đường cách mạng
giúp nước nhà dành được độc lập.
Tuy nhiên, bên cạnh những tấm
gương tự học tiêu biểu vừa kể trên thì vẫn còn những người lười biếng,
không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết để giúp ích cho xã
hội. Những người này đáng bị phê phán.
Tự học là một đức tính tốt
không chỉ giúp mỗi chúng ta rèn luyện để nâng cao kiến thức mà còn góp
phần chung vào sự phát triển của toàn xã hội. Hãy rèn luyện cho bản thân
mình một tinh thần tự học để có thể lĩnh hội nhiều hơn nữa những giá
trị tốt đẹp mà con người nhiều năm nay đã dày công gây dựng.
.................
Tải file tài liệu để xem thêm 5 bài suy nghĩ về tinh thần tự học
Nghị luận về tinh thần tự học lớp 12
Nghị luận về tự học - Mẫu 1
Cuộc
sống thay đổi không ngừng, chính vì vậy, kiến thức trong mọi lĩnh vực
ngày càng được mở rộng phong phú, không ai có thể nắm bắt hết được. Để
có thể có thêm tri thức, con người ta phải không ngừng học hỏi, mở mang
tri thức. Có rất nhiều cách để chúng ta có thể học tập, trong đó, tự học
là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vô cùng lớn cho chúng ta so
với những cách học khác.
Khi chúng ta tự học, tức là chúng ta tự
tìm cách học hỏi, tự tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng mới mẻ bằng chính
bản thân ta. Chúng ta không thụ động, phụ thuộc vào thầy cô giáo. Bởi
một phần lý do học sinh học tập chưa có hiệu quả bởi các em quá phụ
thuộc vào những bài giảng của thầy cô. Các em chưa biết tự tìm tòi, tự
thực hành mà chỉ dựa vào những bài giảng sơ sài của thầy cô để học. Cùng
với đó, các em học thêm tràn lan, kiến thức không đồng nhất khiến cho
việc tiếp thu bị cản trở, bị sai lệch bản chất. Một lý do nữa, là bởi
nền giáo dục của đất nước ta chưa thực sự tốt, các em học sinh hay thậm
chí là cả các thầy cô vẫn diễn ra tình trạng học tủ, ôn tủ, học chống
đối. Khi đó các em không nắm bắt được bản chất của vấn đề, dẫn đến tình
trạng mất gốc, hổng kiến thức, ảnh hưởng đến việc học lâu dài của các
em.
Khi biết cách tự học, chúng ta sẽ có thể hiểu hết được bản
chất của vấn đề, từ đó đưa ra phương án giải quyết vấn đề nhanh chóng và
chính xác nhất. Không có con đường nào đến tri thức nhanh hơn con đường
tự học. Khi chúng ta biết được lợi ích của việc tự học đem lại cho bản
thân ta những gì, ta sẽ chủ động học tập, chủ động tìm kiếm, suy nghĩ,
từ đó nắm bắt được bản chất của vấn đề. Khi ta có tinh thần tự học, ta
sẽ thường xuyên chủ động tiếp thu kiến thức từ rất nhiều phương diện
khác nhau trong cuộc sống như qua báo đài, tivi, qua giao tiếp với bạn
bè, xã hội… Ta cũng sẽ chủ động học tập ở trên lớp cũng như ở nhà, khi
ta có thời gian rảnh rỗi hơn, yên tĩnh hơn để học tập. Và khi đã có nền
tảng kiến thức vững chắc, ta cũng cần chủ động thực hành, làm bài tập
thường xuyên để rèn luyện những kỹ năng cần có.
Việc tự học là rất
quan trọng, là chìa khóa thành công, quyết định tương lai của chúng ta
sau này. Nếu chúng ta biết cố gắng phấn đấu, phát huy tinh thần tự học,
chắc chắn ta sẽ có thành công. Hãy nhớ đến những tấm gương tự học trong
xã hội như Lương Thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi, hay Bác Hồ kính yêu…đó đều là
những con người điển hình của tinh thần tự học trong cuộc sống. Từ việc
tự học, họ không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn cho cả xã hội, cho đất
nước.
Như vậy, nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học,
chúng ta hãy cố gắng rèn luyện, có ý thức tự giác học tập. Hơn hết, phải
biết tìm được phương pháp học tập phù hợp, không sa đà lan man gây lãng
phí thời gian và công sức, tiền bạc của bản thân. Tự học đúng cách,
đúng phương pháp sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, giúp ích cho chính bản
thân và cho gia đình, cho xã hội.
Nghị luận về tự học - Mẫu 2
Xã
hội ngày càng phát triển, con người cũng vậy, phải không ngừng nỗ lực
để có thể theo kịp sự thay đổi của cuộc sống. Có thể ngày hôm nay như
vậy, nhưng tương lai không biết sẽ ra sao. Chính vì vậy, chúng ta phải
có ý thức tự chủ động tìm hiểu kiến thức, tự học, tự trau dồi bản thân
để có thể bắt kịp với guồng quay của nhịp sống xã hội.
Khái niệm
của việc tự học rất đơn giản. Đó chính là tự vận động bản thân mình, chủ
động tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức mới, những điều ta
được trải nghiệm trong cuộc sống mà không phải chờ đợi người khác chỉ
bảo, dạy dỗ lại. Tự học là điều rất cần thiết bởi với nhịp sống xã hội
không ngừng phát triển ngày nay, nếu không tự học, chúng ta sẽ bị thụt
lùi so với thời đại. Không chỉ thế, kiến thức là điều vô hạn, chỉ có con
người là hữu hạn. Không phải điều gì chúng ta cũng biết, cũng thông
thạo am hiểu. Cần phải có một quá trình học tập, trau dồi mới có thể học
được những thứ ta cần, để phục vụ cho công việc. Nhưng khi ta chưa kịp
nắm vững về lĩnh vực này, thì ngày mai xã hội lại có những ý tưởng,
những sáng kiến mới, do đó buộc chúng ta phải luôn không ngừng rèn
luyện, học tập để có được những hiểu biết, cũng như kiến thức nhất định
để phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống.
Nhưng tại sao lại
phải tự học, vì khi có điều kiện, chúng ta có thể đi học trường nọ lớp
kia. Điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi những gì ta tự học, tự mày mò tìm
hiểu, chắc chắn sẽ để lại trong chúng ta ấn tượng sâu sắc hơn, so với
những kiến thức khô khan trên lớp. Chúng ta đam mê một điều gì đó, rồi
tự khám phá, tìm hiểu, vấn đề sẽ được giải quyết một cách triệt để hơn.
Tất nhiên trong quá trình tự học, ta có thể tham khảo từ những người
xung quanh, bạn bè, thầy cô, trường lớp… nhưng quan trọng nhất vẫn phải
là bản thân chúng ta, bởi chẳng ai có thể học và ghi nhớ thay bản thân
ta được.
Bên cạnh những người đã biết chủ động học tập, thì thế hệ
trẻ hiện nay một số đông đang có tính ỷ lại, học tập một cách bị động,
học gạo, không mang lại hiệu quả cao. Các em học tập theo một cách đối
phó, chỉ để chống đối với cha mẹ, thầy cô, hoặc để có thành tích tốt,
bảng điểm đẹp, nhưng kết quả thực chất lại không có gì. Lý do bởi các em
đâu có đam mê, đâu có hứng thú, chỉ học cho có, vì trách nhiệm mà thôi.
Cũng có những người lại tự mãn, quá tin vào bản thân. Họ cho rằng những
gì họ biết đã là quá đủ, đủ để phục vụ cho cuộc sống, nhưng họ đâu biết
rằng, đến một ngày cuộc sống, cũng như xã hội thay đổi, những gì họ
biết đã không còn là đủ. Khi đó, họ sẽ trở thành những con người đi chậm
lại so với xã hội, dẫn đến tình trạng chán nản, mất niềm tin vào cuộc
sống.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất