Bài viết hay! Phần cuối mình hoàn toàn đồng tình. Nhưng đoạn đầu thì có điểm chưa: Về khái niệm thực dụng thì mình nghĩ hơi khác 1 chút. Xin được chia sẻ theo góc nhìn của mình:
- Người thực dụng là người ưu tiên những lợi ích về vật chất hơn (hầu như luôn luôn trong mọi hoàn cảnh).
- Người thực tế là người cân bằng được các thứ tự ưu tiên, linh hoạt theo thực tế.
Khái niệm của bạn thì hơi mang thiên hướng "người ích kỷ" chứ chưa rõ với ý thực dụng. Quan tâm tới vật chất là điểm nổi bật nhất khi nhắc tới người thực dụng.
Khi nói 1 người là "hãy thực tế đi" là ý muốn nói họ cần thay đổi góc nhìn, đánh giá lại thực tế để điều chỉnh điều mà họ ưu tiên.
---
Ngày trước khi chưa đi làm, mình thấy những người đã đi làm đều khá thực dụng. Tức là mình thấy họ đề cao vật chất, lương lậu, tiền tài hơn là những giá trị khác (đạo đức, học thức, hạnh phúc...). Đó là do mình chưa va chạm thực tế, chưa hiểu hết những khó khăn, những phức tạp của trường đời nên góc nhìn hạn hẹp.
Khi lăn lộn trường đời, bản thân mình cũng có lúc trở nên thực dụng. Cái gì tạo ra lợi ích ngay trước mắt thì làm, chứ không làm những cái mang tính chất tích lũy, phát triển.
Sau đó bản thân mình thấy suy nghĩ như vậy cũng là sai lầm. Thực tế là phải : vừa làm vừa tích lũy. Tích lũy cả về học thức, kinh nghiệm, ứng xử, tiền bạc, kỹ năng... chứ ko chỉ tích lũy mỗi tiền. Suy nghĩ thực tế sẽ khiến góc nhìn đa dạng hơn và cân bằng hơn. Suy nghĩ thực dụng sẽ thấy mọi thứ hạn hẹp và phiến diện.
---
Ngoài ra còn 1 hướng suy nghĩ khác là:
- Thực dụng: những điều họ ưu tiền đều là Phải làm. Khi làm xong rồi mới thay đổi sang điều khác.
- Thực tế: những điều ưu tiên là Nên làm, có thể thay đổi thứ tự tùy theo hoàn cảnh, ko bắt buộc phải làm.
Tuy nhiên hướng này mình cũng chưa làm rõ được, chỉ biết và nghĩ về nó thô
Bài viết rất hay. Với tư cách người 33t, xin dành cho em 1 lời chia sẻ (hay lời khuyên, lời động viên) như thế này:
Hơn 10 năm lăn lộn trường đời, anh nhận ra cái quan trọng nhất mà người ta cần là sự chủ động. Bất kỳ điều gì ta cũng không thể biết trước được nó đúng, sai, tốt hay xấu. Nhưng chính vì chủ động làm, chủ động đương đầu, ta có thể dễ dàng chấp nhận mọi kết quả thu được. Đời sẽ cho ta 1 cú tát, cách tốt nhất là chủ động nhận lấy, vì né cũng chẳng được, bị đòn 1 cách bị động còn đau hơn.
Sự chủ động tạo ra 1 con người dũng cảm. Sự dũng cảm giúp ta tự tin, giúp ta nhận ra nhiều điều mà khi trải qua ta mới thấm.
Muốn sống 1 đời có ý nghĩa, ta phải chủ động tìm, chọn lựa và hành động theo điều ta muốn.
triết học có bài học là: thay đổi đủ về lượng mới thay đổi về chất.
Anh chơi game thấy có 1 quy luật rất hay là: lúc mới chơi, ta thấy nhân vật của ta so với đối phương chỉ như trứng chọi đá. Cảm giác không sao chạm vào họ được, chứ chưa nói là đánh bại họ. Nhưng khi từ bỏ suy nghĩ hơn thua đó, tập trung cố gắng từng ngày để làm mạnh bản thân lên từng chút một, thì một thời gian sau đã làm được điều tưởng như không thể đó. Nếu 1 mình ko làm được thì kiếm đội để làm. Khi cả đội đi đánh rất khác với đánh 1 mình.
Ta cố gắng để thay đổi cái chất của ta, không phải để hơn thua trong 1 khoảnh khắc. Cũng đừng bao giờ nghĩ càng cố gắng càng bất lực. Phải xem mọi cố gắng là tích luỹ về lượng. Chỉ khi không tích luỹ được gì, hay ngừng tích luỹ thì mới không có sự thay đổi. Nếu kết quả mãi là không, phải xem lại cách thức ta đã làm để làm khác đi.
Về việc “biết kết quả sẽ đến như vậy” thì cần xem lại quan điểm:
- em muốn thay đổi kết quả dù biết trước nó như vậy?
- em có chấp nhận kết quả đó không?
- khả năng kết quả thành hiện thực là bao nhiêu?
Có những thứ biết trước là không thì không nên làm.
Có những thứ chưa rõ ràng thì phải chọn. Đã chọn thì đừng do dự.
Có những thứ đã rõ ràng là muốn làm thì phải làm. Làm đến cùng.
Chủ động là vậy, nó mang nghĩa chủ động nói có, cũng chủ động nói không, tuỳ cảm nhận của bản thân
Về việc “biết kết quả sẽ đến như vậy” thì cần xem lại quan điểm:
- em muốn thay đổi kết quả dù biết trước nó như vậy?
- em có chấp nhận kết quả đó không?
- khả năng kết quả thành hiện thực là bao nhiêu?
Có những thứ biết trước là không thì không nên làm.
Có những thứ chưa rõ ràng thì phải chọn. Đã chọn thì đừng do dự.
Có những thứ đã rõ ràng là muốn làm thì phải làm. Làm đến cùng.
Chủ động là vậy, nó mang nghĩa chủ động nói có, cũng chủ động nói không, tuỳ cảm nhận của bản thân
Chính vì chúng ta cảm thấy đơn độc nên chúng ta mới nảy sinh tâm lý tích trữ. Bởi luôn cảm thấy thiếu, thấy bất an. Đoàn kết chính là giải pháp giúp chúng ta cảm thấy an tâm hơn, được chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Càng đoàn kết chúng ta càng dễ bảo vệ nhau hơn. Đừng tự cô lập mình
Bài viết của bạn đầy tâm sự lẫn tâm huyết. Mình cũng thích xem kiếm hiệp. À mà nói đến kiếm hiệp, võ hiệp thì là câu chuyện của các anh kiếm khách, võ sĩ thì luyện công phu là con đường chính thống rồi. Bí kíp ở đây là sự may mắn. Còn trong đời thật ngày nay thì có mấy ai thích thành thánh kiếm, thần dao đâu, bây giờ là đua nhau làm kinh tế, nghệ thuật, nghiên cứu. Nghề nào thì cũng cần luyện mới thành tài, kể cả có bẩm sinh thiên tài thì vẫn phải có môi trường luyện, chứ mô za mà sinh ra cô nhi ở việt nam đi bán vé số thì đời nào em ấy mới được mó tới cây đàn và thành thần đồng tuổi thiếu nhi. Còn nói đến bí kíp thì chắc chắn ko thể có cái bí kíp nào dụng được tất cả các thể loại kinh tế, nghệ thuật, nghiên cứu được nên mình nghĩ bí kíp ở đây là môi trường giáo dục ưu việt, môi trường gia đình lý tưởng, khuyến khích, môi trường xã hội kích thích vừa đủ thì gộp lại thành một cái bí kíp từ trên trời rơi xuống trúng đầu thằng nào thằng ấy giỏi. Nhà giàu học trường sang bét cũng làm mấy thứ ngẩng cao mặt được, còn thằng nào nhà giàu học giỏi mà thêm tâm huyết nữa thì thành siêu anh hùng. À mà nhưng mấy đứa này thì là điển hình của Đoàn Dự và Hư Trúc. Còn đứa nào mà chả có gì chỉ có tâm huyết mà lên anh hùng thì là Tiêu Phong. Nhưng mà những đứa như Tiêu Phong dễ chết vì mất phương hướng lắm ( do cái chủ nghĩa tự lực tự cường mà ko tự văn hoá nên gặp cái khủng hoảng lòng tin vĩ đại là ko biết làm gì ngoài tự đấm vào ngực. ) Cho nên tóm lại là, làm anh hùng thì oách, nhưng mà làm anh hùng thực tế mới quan trọng
lời đầu tiên anh muốn nói: mọi lời tư vấn đều là lý thuyết và em đừng quá dựa dẫm vào nó.
Nếu em muốn 1 lời tư vấn thì anh cũng chia sẻ thế này:
Có vẻ em đang ở trong 1 cái mê cung mà không biết đi lối nào. Vậy thì cách tốt nhất giúp em đi đến đích chính là tìm đường đi ngược từ đích đi ra.
Mục đích của em: muốn 1 môi trường học tập tốt, tỷ lệ đỗ cao hơn.
1. Em có biết trường chuyên mà em nhắm tới nó tốt hơn trường khác ở điểm gì không? Em cần làm rõ cái hơn này, chứ trường chuyên lớp chọn thì nhiều lắm. Bản thân trường chuyên mỗi trường 1 khác, chưa kể trong trường đó lại có nhiều lớp, nhiều giáo viên. Mỗi giáo viên đã khác, mỗi lớp học cũng có bạn bè khác nhau.
Ngày trước anh thi vào cấp 3 cũng chọn 1 trường có tiếng, nhưng vào đó thì môi trường trong lớp lại không hợp với anh, kết quả là lực học đi xuống. Lỗi 1 phần do bản thân anh kỳ vọng vào môi trường nhiều quá, nên khi nó không như kỳ vọng thì mình lại ngừng cố gắng.
Vậy nên môi trường chỉ là yếu tố hỗ trợ, xúc tác thôi. Còn bản thân em mà lười, mà không cố gắng, tiếp thu chậm... thì vào môi trường nào cũng thế.
2. Em muốn môi trường tốt, tỷ lệ đỗ cao mà sợ áp lực, muốn có thời gian cho việc khác ngoài việc học. Điều này mới nghe qua thì khá vô lý đấy. Ai cũng biết theo lý thường, tỷ lệ chọi cao thì ai nỗ lực nhất, ai cố gắng nhất mới có tỷ lệ qua cao nhất. Kẻ đó chắc chắn không sợ áp lực, không muốn người khác rủ rê mình đi chơi.
Nhưng không phải ai cũng thế. Em còn nhỏ, chưa có những mục tiêu xa vời hơn, chưa phải lo nghĩ quá nhiều và cũng chưa tới mức phải dốc 100% cho 1 mục tiêu. Vậy nên em cân nhắc cũng là có lý. Vấn đề là:
Muốn tỷ lệ đỗ cao, môi trường học tốt tức là họ tạo ra môi trường tập trung rất cao cho việc học. Điều kiện học tốt nhất, thày dạy tốt nhất, bạn bè cũng là người chăm học... nên chắc chắn sức ép cũng lớn, cạnh tranh cũng lớn. Đó là sự đánh đổi. Dù môi trường nào thì em cũng sẽ thấy điều đó, chỉ là trường chuyên thì họ buộc em phải thế, còn trường khác thì tự em quyết định bản thân mình có như thế hay không.
Em hãy cân nhắc nỗi ham muốn với nỗi sợ trong em, cái nào lớn hơn. Nếu ham muốn lớn hơn thì chiến thôi, sao phải sợ. Còn nếu em sợ quá, thì đừng làm. Bởi cơ thể em đang phát tín hiệu cảnh báo, em ko có đủ dũng khí thì không nên phớt lờ nó. Có thể chọn 1 hướng khác đôi khi tốt hơn. Vì không phải mục tiêu đời em duy nhất chỉ có cách đỗ đại học.
3. Vấn đề bạn bè nhà giàu
Cái này liệu có liên quan? bản thân anh chưa thấy có mối liên hệ gì giữa nhà giàu với học giỏi cả. Nhà giàu chỉ đơn giản họ ở trong trường chuyên sẵn rồi. Nhưng đâu phải cứ ở trường chuyên là giỏi? Em nhà nghèo mà vào được trường chuyên là em giỏi hơn họ rồi. Giỏi ở đây là kiến thức trong đầu em, do em học, suy nghĩ, hiểu mới có được, chứ đâu phải thứ mua được đâu. Mua được điểm chứ ko mua được kiến thức. Hãy nhớ như thế.
4. Vấn đề học lệch
Một ngày chỉ có 24 tiếng, trừ ăn ngủ ra em còn bao nhiêu. Khả năng tiếp thu của em có nhanh không? Học mỗi môn trong 1 tiếng liệu có đủ với em không? Nếu đủ thì em học nhiều môn là tốt. Còn không đủ thì phải tăng thời gian lên, khi đó em phải tự cắt thời gian môn khác đi thôi. Đó là khả năng có hạn, nguồn lực có hạn, thời gian có hạn. Em khó mà phá vỡ được giới hạn đó. Vậy nên khả năng học lệch là rất cao. Vậy lý do gì khiến em sợ học lệch?
Em nên biết các môn học được tạo ra đa dạng như thế là để cho mọi học sinh đều có khả năng phát triển toàn diện và chọn được môn học phù hơp. Đâu phải nó tạo ra để ép 100% ai ai cũng giỏi hết các môn. Môn nào em thấy ko hợp cứ mạnh dạn cắt, dành thời gian cho cái khác, cái mà em thích, em giỏi.
Việc này em cũng nên trao đổi thêm với bố mẹ em. Rằng con muốn học tập trung môn a, b, còn môn x, y con học ở mức 5 điểm được ko. Rồi em nói lý do em có mong muốn đó.
Học lệch ko phải sai trái gì, bản thân các trường chuyên hay ủng hộ điều này, vì mục đích cuối cùng em chọn là thi đỗ, tỷ lệ đỗ cao, môi trường học chuyên sâu, chứ đâu phải trường chuyên để đào tạo học sinh giỏi toàn diện?
Vậy nên em hãy dũng cảm mà có lựa chọn cho riêng mình.
Ok! vậy bạn nên nói (xả) dần những cảm xúc khó chịu trong lòng ra để cho bản thân thoải mái. Sau đó chắc chắn bạn vẫn phải đối mặt với những thứ khiến bạn khó chịu thôi. Nhưng khi tâm hồn cảm thấy bình yên hơn thì đối mặt với nó cũng dễ hơn. Cách duy nhất chỉ là vượt qua nó, chứ ko phải trốn tránh nó.
Bạn có thể tìm đọc bộ truyện tranh Gantz để có thêm động lực trong hoàn cảnh này.
Khoảng 5 năm trước mình cũng ở vào cảnh tương tự như bạn (có lẽ thế: thất nghiệp, tình yêu trên bờ đổ vỡ, hết tiền, ko tương lai...). Hiện tại mình đã 1 vợ 2 con, công việc ngon lành, gia đình yên ấm. Lúc ấy mình cũng tìm được 1 vài lời khuyên từ những người lạ mặt, và lời khuyên có giá trị nhất với mình là: chơi chán chưa? nhấc mông lên và làm việc đi nào, như thể mình chỉ còn 1 ngày để sống.
Thử nghĩ như vậy xem sao nhé!
Còn để nói về làm việc theo đam mê, nó chỉ có khi bạn nhìn thấy tiềm năng, nhìn thấy cơ hội. 1 công ty trên bờ phá sản mà vẫn có người giám đốc hăng say làm việc, vẫn truyền cảm hứng được cho nhân viên để họ cùng cố gắng, ấy là anh ta thấy cơ hội khi vượt qua được thời điểm khó khăn đó. Chính nó cho anh ta đam mê, chứ ko phải anh ta yêu công việc. Người ta yêu, say mê cái giá trị mà việc làm tạo ra, chứ không thích những cái mệt mỏi, áp lực khi làm việc.
Bạn không thể biết giá trị bạn tạo ra, nhưng bạn có thể nhìn thấy cơ hội khi thực hiện công việc đó. It's a game, lets play!
---
Bạn biết giá trị bạn tạo ra, bạn thấy họ trả ít hơn giá trị bạn nhận được. Đó là đương nhiên, ko phải lỗi của ai cả. Vấn đề bạn có chắc chắn 1 mình bạn tạo ra giá trị đó? Bạn có chắc chắn họ trả ít hơn cái mà bạn nghĩ bạn đáng được hưởng? Its a game! chơi hay không tùy ở bạn.
bổ sung với bác 1 điểm mà theo mình thấy là RẤT quan trọng trong việc giải thích tại sao nên tập trung cho sự nghiệp trong giai đoạn trước 30:
Đó là khả năng "học cái mới".
Khi bạn còn mới đi làm, mới tiếp xúc với môi trường, thì bạn sẽ dễ học cái mới hơn. Bởi vì đầu bạn đang "trống" và vai bạn đang "nhẹ". Chẳng có nhiều áp lực "PHẢI" làm, cái gì cũng mới, đầu óc còn đơn giản... nên rất dễ để học, dễ tiếp cận những kiến thức mới.
Khi đã >30, đã mang gánh nặng gia đình, đã có chút "kinh nghiệm" thì
nó lại là rào cản cho việc học kiến thức mới. Bởi vì sao có thể tập trung học khi phải lo cơm áo gạo tiền, sao có thể dễ dàng đón nhận cái mới khi đã có bức tường kinh nghiệm trong đầu?
Bởi thế giai đoạn này tập trung vào công việc, tích lũy kiến thức, trải nghiệm cái mới, đương đầu thất bại... dễ dàng hơn nhiều so với khi đã ngoài 30. Cho nên có 2 vấn đề xảy ra:
- Người ngoài 30: cái gì cũng muốn học mà ko có thời gian học; hay học ko vào đầu.
- Người dưới 30: cái gì cũng muốn thử nhưng ko gắn bó, cũng dang dở bởi nghĩ : thời gian còn dài, cơ hội còn nhiều.
Và có 1 điều "hơi mâu thuẫn" là "kinh nghiệm với tiền bạc". Muốn có nhiều tiền thì phải có nhiều kinh nghiệm, muốn có kinh nghiệm thì phải có tiền. Còn không có cả 2 thì thứ duy nhất bạn có thể đánh đổi là tuổi trẻ.
Dựa trên kinh nghiệm cá nhân mình (người đã ngoài 30) thì ngoài 30 người ta mới có nhiều động lực hơn; còn thường tuổi trẻ khó nhìn xa, nghĩ lớn và có mục tiêu rõ ràng.
Đúng là động lực là thứ quan trọng trong việc xác định bạn sẽ kiếm được nhiều hay ít tiền, thăng tiến hay thất bại trong công việc... nhưng khó để yêu cầu cái đó khi người ta còn chưa hiểu rõ bản thân muốn gì, cần gì.
Để tạo ra mục tiêu, thường không có ngay mà phải tích lũy theo thời gian. Dù quê hay thành phố thì cũng giống nhau cả, có điều ai có được mục tiêu sớm hơn thì người đó có thể tập trung sớm hơn mà thôi.
Có 1 vấn đề là người ta thường sống ko có mục tiêu, hoặc mục tiêu quá ngắn hay quá khó đạt được. Điều đó dẫn tới họ ko đi được xa, dẫn tới mất phương hướng
Theo anh thì định hướng đại học là 1 điều cần thiết và nên được làm từ sớm. Một trong những vấn đề người ta hay gặp phải, đó là "chẳng biết khuyên gì, cứ trải nghiệm đi rồi biết". hm.. việc nói trước, việc định hướng đúng là nó chỉ mang tính lý thuyết, đồng thời tạo ra 1 vết lằn tâm lý khi em bám theo lời khuyên của người khác, khiến các trải nghiệm của em có thể khác đi nhiều. Vậy nên nói trước là "Lời khuyên tốt nhất là hãy tự đi mà trải nghiệm".
Nhưng anh lại là 1 kẻ ko tốt đẹp lắm, nên anh cũng muốn chia sẻ 1 chút:
1. Học đại học làm gì?
Nếu em ko trả lời được câu này thì mọi thứ sau sẽ vô nghĩa.
Với từng mục tiêu em sẽ có cách làm, tâm thế khác nhau.
+ Có người học vì muốn vừa lòng cha mẹ.
+ Có người học vì muốn 1 tương lai tốt hơn cho bản thân.
+ Có người học vì muốn qua ngày, muốn có 1 chỗ nương thân.
...
Vậy em định mục tiêu gì cho mình chưa?
2. Học như thế nào?
Tùy theo mục tiêu em sẽ có cách học thôi, ko cần khuyên cũng biết cách làm.
Cảm nhận của anh thì cách học của đa phần mọi người là: Điểm danh > Làm bài tập > Kiểm tra > Thi qua môn.
Một số môn bị gán cho câu hỏi : Học môn này để làm gì? Thường là môn mang tính tư tưởng.
Một điều lạ là chẳng ai hỏi "môn chuyên ngành học để làm gì?" Rõ ràng môn tư tưởng là để thay đổi tư duy, môn chuyên ngành là để hiểu về ngành nghề sẽ làm gì, làm thế nào.
Học để thay đổi tư duy rất khó. Nó khác nhiều với các môn trước đây. Bởi thế hầu như ai cũng thấy khó, thấy nó vô bổ, ấy nhưng có 1 số ít lại thấy nó hay.
Câu hỏi quan trọng nhất ko phải là học cái gì, mà là học như thế nào.
Phải thay đổi cách học, cách nhìn nhận vấn đề, học cách kết nối các vấn đề lại với nhau. Bởi mỗi thứ em gặp, em học đều là 1 mắt xích trong 1 vấn đề lớn. Giải quyết từng mảng nhỏ và nhìn được bức tranh tổng thể, kết nối các vấn đề lại để hiểu bản thân, hiểu xã hội.. đó mới là mục tiêu học đại học.
Nếu học kiểu học thuộc lòng và cố làm vừa lòng giáo viên, cố lấy điểm tốt thì em sẽ bỏ lỡ nhiều thứ. Và ra đời thì "tầm nhìn" mới là cái được coi trọng hơn là "bảng điểm".
3. Học đại học để học đại
Chỉ có ở môi trường này em mới được phép học theo ý của em. Chẳng ai giám sát, chẳng ai ép buộc, cũng chẳng ai cấm em nghiên cứu, tham gia hội nhóm... Em học nhiều thứ hơn hẳn so với trước đây, và đặc biệt là học theo khả năng, theo ý muốn. Đại khái là "học được gì thì học".
Giống như 1 vận động viên bơi lội, trước khi bơi họ cần khởi động kỹ, càng kỹ càng tốt. Học đại học cũng là quá trình khởi động trước khi em ra đời thôi. Khởi động kỹ thì ra đời sẽ ít bị đau, ít bị mắc lỗi và tiến nhanh hơn. Sure!
4. Những năm đại học là thời gian thử thách sự kiên trì
Ko phải tự nhiên mà hệ đại học có số năm học nhiều hơn hẳn các hệ khác. Em theo đuổi 1 ngành nghề, em cần thời gian tìm hiểu, thích nghi, làm quen, thậm chí là "yêu" nó. 4-5 năm cho 1 mục tiêu, trên chặng đường đó có vô số lần vấp ngã, vô số cám dỗ, vô số khó khăn tài chính... bủa vây và làm lung lay mục tiêu của em. EM có đủ kiên trì theo đuổi nó đến khi ra trường không? Trong tình yêu và trong sự nghiệp người ta thường thấy có 1 điểm chung: kiên trì là điều khó nhất và đáng quý nhất.
---
Vậy nên, hãy tự thử thách bản thân, hãy tự trải nghiệm để biết mình có thể làm gì, khả năng đến đâu, thích gì, muốn gì, làm sao có thể đứng thẳng được trước giông bão cuộc đời...? Những ai thực sự nhận ra những điều đó mới thực sự "tốt nghiệp đại học".
Theo quan điểm của anh thì anh ko bám víu vào chuyện "đúng ngành" hay "trái ngành". Mà vấn đề là:
1. Việc chọn ngành học đúng khi còn đang học cấp 3 là rất khó. Bởi chỉ có người có kinh nghiệm, người chuyên làm công tác đào tạo mới nhận ra em có khả năng gì, phù hợp ngành gì. Nhưng thực tế ở các trường cấp 3 chưa ai làm điều đó (hoặc không làm được). Cho nên dù bố mẹ hay bản thân em chọn thì cũng là chọn "đại", chọn theo cảm tính, chọn theo xu hướng chứ không dựa trên những phân tích, đánh giá cụ thể theo năng lực người học.
Ví dụ như hồi xưa anh thích vẽ, anh cứ nghĩ thi đại học có môn vẽ là hay, nên anh thi vào ĐH kiến trúc, kết quả trượt lòi mắt. Sau đó là cả 1 vết trượt dài hơn nữa chứ không dừng lại ở đấy (bởi học vẽ là anh đã đánh đổi với học môn Hóa, kết quả trượt vẽ, không biết Hóa, nên thi lại ĐH rất khó khăn).
Mãi sau này lớn lên anh mới thấy mình có khả năng sư phạm, rồi bản thân anh cũng chuyển dịch theo hướng ngành này.
2. Ngay cả việc học đại học cũng chỉ mang mục tiêu: thay đổi tư duy và nhận ra năng lực bản thân (theo anh là vậy). Nên chuyện ngành nào thì đó chỉ là 1 cánh cửa gần nhất để bước ra đời thôi. Bước ra đời với cánh cửa Kế toán không có nghĩa cả đời em làm kế toán. Có nhiều nghề 10 năm trước Hot nhưng bây giờ thì là Rác. Thị trường luôn vận động, xã hội luôn vận động, hà cớ gì bản thân ta không vận động? Ngành em học ở đại học sẽ cho em 1 góc nhìn về cuộc đời thôi. Em phải tìm thêm những góc khác sau khi đi làm. Và trên chặng đường đó, mục đích cuối cùng vẫn là em biết mình phù hợp với nghề gì, có thể làm được gì và có đủ kiên trì với nó hay không.
3. Chương trình đại học với 50% là các môn học chung, cơ bản và giống nhau ở các trường đại học. Chỉ 50% (tức khoảng 2 năm) là học chuyên ngành. Đừng nhầm tưởng 4 năm nhé. Cho nên cái áp lực chuyên ngành sẽ nhẹ rất nhiều nếu em nhìn nhận đúng vấn đề. Muốn đổi nghề khác ư? Bỏ thêm 2 năm nữa là được.
Nhưng hãy hình dung: học 2 năm chỉ học được cái cơ bản, học lý thuyết. Còn để thực hành và hiểu, thành chuyên gia trong lĩnh vực đó, em cần thực hành liên tục và thời lượng làm việc tới 5-10 năm tiếp theo nữa. Cho nên việc sau 2 năm em nhận ra không muốn gắn bó với nó nữa là bình thường.
4. Bản năng sinh tồn sẽ giúp em nhận ra cái gì là phù hợp. Em sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn như : Đi hay ở, làm tiếp hay nghỉ... Những quyết định đó mới có ý nghĩa quyết định cuộc đời em, chứ quyết định học trường gì, ngành nào chỉ là 1 trong số rất nhiều quyết định quan trọng khác. Cho nên, hãy coi đó là 1 lần em được tự quyết định cho cuộc đời mình. Từ đó sẽ còn nhiều lần quyết định khác nữa. Nhưng đã làm được 1 lần thì sẽ làm được lần sau. Muốn trưởng thành thì phải học cách tự quyết định cuộc đời, đừng để người khác quyết hộ. 1 khi đã quyết định rồi thì phải chịu trách nhiệm với nó.
Hồi trước khi đi làm thuê rửa bát cho nhà thằng bạn (nó làm quản lý), mình hết sức khó chịu với suy nghĩ: Sao nó chẳng học giỏi = mình, sao nó làm công việc tay chân mà thu nhập của nó cao hơn hẳn mình. Lương làm vp lúc đó khoảng 3-3.5 triệu/tháng, trong khi đi làm thuê rửa bát cũng bằng đó, mà thu nhập của thằng bạn thì khoảng 20 củ/tháng.
Về sau mới nhận ra:
- Công việc của nó có nhiều rủi ro, thu nhập ko đồng đều giữa các tháng, sức lực bỏ ra cũng lớn khủng khiếp, mức độ phức tạp vô cùng cao, ngừng làm việc là phá sản luôn chứ không phải là đứng im tại chỗ.
- Những kiến thức học trong trường, tích lũy vài năm sau khi ra trường chưa giúp mình được nhiều, bởi mình chưa đào sâu. Hay nói chính xác là muốn làm việc đầu óc thì phải đào sâu tri thức. Muốn làm tay chân thì phải khỏe để đào rộng, làm nhiều. Vậy đó, đi sai hướng và sai phương pháp bởi không rõ bản thân mình muốn gì, phù hợp với cái gì.
Hiện tại, khi tri thức và kinh nghiệm đủ nhiều, thu nhập của 2 đứa là tương đương, nhưng mình thì có khả năng tiến xa hơn nữa, còn nó thì vẫn như vậy thôi. Bởi cái đà của lao động trí óc là rất lớn, khi đã tạo được đà rồi thì việc đi tiếp sẽ dễ hơn. Còn lao động tay chân, khi muốn mở quy mô tăng lên là mọi thứ đều tăng lên, bao gồm cả rủi ro. Chưa kể chi phí để tăng quy mô lớn hơn nhiều so với chi phí học hỏi, rèn luyện những kỹ năng phục vụ cho công việc trí óc.
Nói vậy để làm rõ hơn những điểm lợi / hại của từng loại công việc. Còn thực tế với mỗi người, điều quan trọng nhất mà mình nghĩ, đó là ai cũng có cơ hội. Vấn đề là họ quyết định như thế nào trước cơ hội.
Có cùng cảm nhận với bạn. Bản thân mình thì có góc nhìn như sau:
1. Về tổng quan, đây là xu thế chung của xã hội, ko riêng ở VN. Nhìn rộng ra thì nó như kiểu sự phân hóa lao động theo "thị trường". Họ làm theo năng lực và mong muốn của họ. Thị trường có nhiều hướng cho họ lựa chọn.
Trước đây các hướng lựa chọn ít, có sự phân hóa cao, đặc biệt về thu nhập nên chúng ta hay suy nghĩ kiểu "học đh xong phải thế này, phải thế kia". Nhưng thẳng thắn mà nói, ngay trong từng lớp học đã có sự phân hóa giữa các học viên. Ai chăm và cầu tiến thì vẫn chăm, ai lười và thích việc chân tay thì học dh xong họ vẫn làm chân tay thôi. Nên việc học trường nào lại không quan trọng bằng học cái gì, học như thế nào.
2. Nhìn theo hướng tích cực, ta sẽ thấy đây là cơ hội tốt cho cả 2 phía. Người thích công việc thủ công, tay chân, bán sức thì họ vẫn có khả năng có thu nhập tốt. Người thích việc trí óc thì họ cũng ít bị cạnh tranh hơn, nhiều cơ hội để làm việc hơn.
Đó chính là lý do cho thị trường lao động chuyển dịch dần theo hướng "nhiều thợ, ít thầy". Nó đang đi đúng hướng như thế giới. Trước đây trọng tâm là việc học đại học gì. Giờ đây trọng tâm là việc "làm gì sau đại học". Có thể thấy việc học đại học đã giảm dần tính quan trọng, từ đó sẽ giúp tạo tâm lý "không cần học đại học". Về lâu dài sẽ giúp đưa trường đại học về đúng vị trí và vai trò của nó.
Người ta chẳng vẫn muốn thế còn gì. Nên nói thẳng ra (hơi mất lòng) là "tự lo thân thay vì lo cho người khác". Bởi tự mình sẽ biết điều gì là tốt cho mình. Dù không phải việc thu nhập cao, dù không được xã hội nể trọng, hay gì gì đó, thì với bản thân ta thấy phù hợp là được. Bởi biết đâu làm việc kia họ còn không có cảm giác họ được tồn tại. Vậy điều gì mới là tốt cho họ?
3. Khi nhìn lại bản thân mình, mình cũng từng có thời kỳ học cao đẳng xong tự xin việc ko nổi, được nhận làm thì cũng không làm được việc. Nhìn lại thì thấy sự lệch pha rất lớn giữa năng lực, mong muốn bản thân so với yêu cầu công việc. Sau đó mình có quyết định "làm gì đó chứng tỏ năng lực trước", sau đó mới tính xem phù hợp với việc gì. Nên mình còn đi làm "rửa xe, rửa bát". Công việc ngang với 1 người học chưa xong cấp 3, từ tỉnh xa đến làm thuê ở HN, trong khi mình là người HN ăn học đàng hoàng.
Nhưng khi làm việc đó mình lại thấy vui. Vui vì giúp nhận ra năng lực của mình xứng đáng với cái hơn thế. Vui vì nhận ra cái gian khổ của lao động chân tay ko phù hợp với mình. Vui vì biết đồng lương đó quá ít so với nhu cầu, và phải chọn việc tốt hơn.
Mình coi đó là những điểm "đáy" của cuộc đời. Cảm giác khi mà mất tất cả thì ta vẫn đứng được ở đó. Rồi từ đấy tiếp tục trèo lên.
Vậy nên để đánh giá ở 1 thời điểm sẽ chẳng giúp gì được nhiều. Phải đánh giá theo quá trình, đánh giá trên mức độ khó khăn của các quyết định. Đánh giá trên nhiều yếu tố khác nữa.
Cuối cùng thì "người ta vẫn chọn việc phù hợp với họ", và "chẳng thế biết điều gì là tốt nếu như ta không hiểu rõ bản thân ta muốn gì".
Để 20, 30 năm sau có thể nói với con bạn rằng "be like me" như trâm ngôn của bạn, thì mình có lời khuyên thế này: hãy tự quyết định cuộc sống của bạn.
1. Vấn đề gia đình.
Muốn biết 1 người có thể sa ngã tới đâu, hãy đọc bài viết "hãy đọc khi không có ai bên cạnh" của tác giả Một cốc muối (bài viết trong spiderum). Mình tin đấy là 1 truyện có thật mà truyền cảm hứng mạnh mẽ.
Có thể bạn ko hiểu /nhận thức/ cảm nhận được tình yêu gia đình, chỉ ác cảm với đòn roi. Nhưng có lẽ bạn bị ác cảm đó mà quên đi đó là nơi duy nhất chào đón bạn. Có thể mọi thứ sẽ tệ hại hơn nữa khi mất nó. Vấn đề là bạn xác định mất nó theo hướng nào: tự tử, chờ bố mẹ già yếu rồi mất, hay bỏ nhà đi, hay chủ động tách ra khỏi bố mẹ để tự lập.
Bạn cũng đã là sv đại học rồi. Cũng bớt chịu ảnh hưởng, áp đặt từ gia đình. Bạn có thể tự bước đi được rồi. Hãy tự quyết định con đường sắp tới của bạn.
2. Cuộc đời bạn cũng mới xoay quanh gia đình, trường học chứ chưa có yếu tố xã hội. Cái gọi là "giỏi" cũng vẫn đang ở mức giỏi học, giỏi thi, chưa có "giỏi kiếm tiền", mà ra ngoài xã hội thì ai giỏi kiếm tiền mới hơn người. Bởi thế bạn nên dần ý thức chuyện mình có thể làm gì khi ra xã hội. Nói là dần ý thức, bởi nếu sa đà kiếm tiền bây giờ thì bạn lỡ dở học hành còn nguy hại hơn.
Học thì vẫn phải học cho xong. Làm gì thì làm tới đích. Nhưng có thể tìm hiểu, có thể làm thêm, có thể suy nghĩ và chuẩn bị từ bây giờ. Chứ đợi tới khi ra trường là muộn rồi.
3. Những cái bạn nêu ra, bản thân mình cũng đã nếm trải. Có thể bạn nghĩ "mịa, lão này như kiểu cái đéo gì cũng biết, nói cứ như sách vở". Tôi cũng là kẻ bình thường như bạn thôi, khác là tôi ở HN và tôi đi trước bạn khoảng 10 năm. Cha mẹ tôi cũng ép học, tôi cũng thi đạt giải vật lý cấp Quận (ko tới cấp QG như bạn, nhưng đó cũng là cú hích tinh thần khá lớn để tôi có cái mà tự hào), tôi cũng bị gia đình chia cắt chuyện tình cảm, từng nghĩ (và cả thực hiện) việc tự tử (ko thành công, có lẽ chỉ để doạ). Cuộc đời tôi cũng xuống đáy, trượt đh 2 lần, học cao đẳng 1 ngành khó xin việc. Vậy đấy, 10-12 năm trước tôi còn thảm hơn bạn bây giờ. Nhưng chả sao, tôi quan niệm "đàn ông phải rèn mình qua gian khó". Bởi thế tôi hiểu bạn cũng loay hoay, mất phương hướng, mất niềm tin vào gia đình, vào bản thân, không có chỗ dựa... vấn đề là bạn sẽ cần tới trải nghiệm xã hội nữa. Bạn cũng cần mạnh mẽ và chủ động hơn nữa.
Bạn tự vẽ cho bạn 1 tương lai, 1 mục đích, rồi hành động để đạt lấy nó. Sống có mục đích bao giờ cũng dễ sống hơn, và đấy là cách tốt nhất giúp bạn vượt qua tháng ngày gian khó. Nói đúng kiểu self help, nhưng lời khuyên đúng nhất vẫn là "hãy tự cứu lấy mình trước khi trời cứu".
Bạn muốn làm gương cho con bạn, thì bạn có thể học lấy tấm gương 1 người đi trước.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Bạn không tự chứng tỏ bạn có "chất" thì bài thử đầu đời này sẽ hạ gục bạn thôi. Nói hơi phũ 1 tí, nhưng đấy là quy luật sinh tồn bạn ạ. Bạn yếu thì đời sẽ đào thải bạn thôi. Thế nên, hãy tự sinh tồn và tự quyết định cuộc đời, chứ tự tử thì ai chả nghĩ được và làm được, nhưng thế thì đơn giản quá.
Đọc bài của bạn khiến mình lại nhớ 1 câu trong Đắc Nhân Tâm là "cái tôi của người ta quan trọng lắm" (trích dẫn theo ý, ko chính xác câu từ).
Nếu nói chinh phục lòng người bằng sự chân thật thì nó chỉ đúng 10-20%, còn vẫn phải vuốt ve cái tôi của người đó. Nên yêu nhau dẫu có nói những lời không thật lòng thì cũng là để người kia được thoả mãn cái tôi. Nếu quên điều đó ắt tình cảm sẽ đi xuống.
Còn về sự cho-nhận này thì bản thân mình thấy câu nói của Mai An Tiêm rất thú vị: "của biếu là của lo, của cho là của nợ". Nhiều người không đồng tình với điều đó, ngay cả bản thân mình đôi khi cũng không đồng tình. Tuy nhiên càng nghĩ sâu thì thấy kẻ giàu là kẻ hay cho đi, khiến người khác mắc nợ mà ko biết. Bởi thế nên họ giàu lúc nào không hay. Cho cái gì nhiều thì giàu cái đó
Tự do và nỗi sợ có mối quan hệ ngược nhau. Càng sợ nhiều thì càng ít tự do. Bởi ta phải bám víu vào điều gì đó để đỡ sợ, chính sự bám víu đó cũng làm giảm bớt tự do.
Đọc bài mới thấy, hoá ra lâu nay mình vẫn thỉnh thoảng trần truồng đi lại trong nhà bình thường :))) bởi cái mong muốn thoát xác, trút bỏ hết quần áo để tìm lấy tự do như người nguyên thuỷ trong hang cũng là 1 thứ gì đó hay ho.
thực ra bản chất vấn đề là khi trưởng thành thì con cái thường ko nghe lời bố mẹ. Nếu có nghe cũng chỉ là đối phó trước mặt, sau lưng ko làm theo.
Cái khiến bố mẹ nghĩ là bất hiếu là ở cách thể hiện sự đấu tranh ở con cái. Có rất nhiều cách thể hiện nhé, nhưng thường với kinh nghiệm sống ít, kỹ năng giao tiếp yếu, kỹ năng đọc tâm lý đối phương yếu thì cái em thể hiện ra sẽ khiến họ "tức, bực", cho là em "hỗn láo". Mà khiến họ có cảm giác đó thì phần nào cũng là bất hiếu. Kiểu như cuộc nói chuyện có thể đi theo hướng tốt hơn, nhưng em lại chọn hướng xấu đi.
Bất hiếu là 1 dạng kết quả của đấu tranh. Có hiếu cũng là 1 dạng kết quả. Đấu tranh là 1 quá trình, trên quá trình đó sẽ có lúc kết quả là bất, có lúc là có. Nếu kiên trì và chứng minh được có hiếu nhiều hơn thì họ mới thay đổi thái độ.
Với những bạn trẻ thì khó để nói cái hay của 1 cuộc sống bình dị khi mà họ chưa trải nghiệm. Chưa nếm đắng cay thì đâu biết giá trị của ngọt ngào. Chưa ốm đau thì chưa biết quý sức khoẻ. Chưa thấy cha mẹ già yếu thì chưa ý thức được việc "báo hiếu".
Vậy nên nếu có thể cho em lời khuyên, anh sẽ nói là anh ủng hộ quan điểm em đang có. Hãy khắc ghi những quan điểm đó, để sau vài năm trải nghiệm nữa, em có thể suy ngẫm được em đã thay đổi điều gì, thay đổi ra sao.
Thân!
Cái anh nghĩ (và đang thực hiện) là luôn cố gắng lắng nghe người đi trước, trao đổi với họ nhiều hơn. Họ sẽ có thể cho em nhiều thứ mà em chỉ cần nghe và ngẫm, thay vì phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt ra mới có được như họ đã từng.
Chính sự chủ động nghĩ về tương lai, mong muốn thay đổi tương lai thì em mới có hành động tốt hơn trong ngày hôm nay. Bởi nếu cứ mặc kệ cuộc đời diễn ra, còn mình cứ nằm dài hưởng thụ, thì sau vài năm em sẽ thấy chẳng có gì thay đổi, chẳng thể trưởng thành hơn dù thêm vài tuổi.
Với cả mình ko ép con gái hay vợ mình chọn 1 người chồng theo tiêu chuẩn của mình, mà CHÍNH BẢN THÂN MÌNH ĐẶT RA TIÊU CHUẨN ĐÓ VÀ MÌNH PHẤN ĐẤU ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐÓ, để chứng tỏ cho vợ mình thấy cô ấy đã ko quyết định sai.
Mục đích của bài viết là để những người đàn ông suy ngẫm, xem 1 thằng đàn ông khác đang làm cái gì để trở thành 1 người chồng tử tế. Còn thực hiện được hay ko, chỉ người đề ra nó mới biết được. Nên hãy tự chọn lấy 1 tiêu chuẩn để có thể giúp bạn gái yên tâm về việc chọn bạn chứ ko chọn 1 thằng khác.
Đúng là có những thứ phức tạp tới mức giải thích mấy ngày cũng ko hết. Nên anh nghĩ phải giải thích dần. Từ điều đơn giản dần dần phức tạp lên. Kết nối nhiều thứ lại mới ra được vấn đề. Bởi thế nó đòi hỏi phải tích lũy và phát triển, có thể mất nhiều năm mới trả lời được 1 vấn đề.
Do đó nếu thực sự muốn gần gũi và giúp đỡ cho thế hệ trẻ, người lớn buộc phải dành 1 khoảng thời gian và công sức tương đối lớn mới khiến họ tin và nghe theo. Còn những câu giải thích nhất thời, những lập luận "nghe thì hay nhưng ko thực hành được" thì nó sẽ chỉ như đa cấp thôi, có khi còn làm hại thế hệ trẻ.
Bởi thế, như cái anh nói ở đầu bài viết: 1 người có ý chí, là kẻ phải kiên trì trong hành động nữa.
Vấn đề tình dục bác nói chuẩn ý 100% đấy :))Vấn đề kiếm tiền, quả thực phải va chạm chuyện vợ chồng rồi mới thấm. Ko chỉ vợ nhìn vào, mà từ bố mẹ vợ, họ hàng bên vợ, bạn bè vợ... người ta nhìn vào soi mói. Và nếu tư tưởng "mong đợi kinh tế từ vợ" thì nó ko chủ động chút nào. Mà đàn ông ko chủ động thì sao lái được vợ.Đừng nghĩ vợ chồng là bình đẳng. Chỉ bình đẳng khi sắp li dị thôi. Còn đàn ông ko hướng tới việc làm chỗ dựa cho phụ nữ thì ở VN khá là khó khăn đấy.Còn các vấn đề khác thì no comment, cảm ơn bác đã nói hộ.
Em viết văn hay đó, rất có cảm xúc.
Kể với em 1 chuyện thế này:
Hôm nay anh đi tập võ, thấy người ta chia sẻ nhau clip đấu võ giải nào đó, anh cũng tò mò xem.
Thấy 1 ông võ sĩ chỉ biết chịu đòn, còn kẻ kia thì đấm liên tiếp. Nhưng đấm mãi ông ấy vẫn không ngã. Anh nghĩ thầm: cha này lì đòn kiểu gì cũng thắng. Kết quả là đúng như vậy. Đấm mãi cũng mệt, khi mệt thì sơ hở và ăn đòn.
Đối diện với cuộc đời cũng vậy. Nó tuy khắc nghiệt nhưng chỉ khắc nghiệt với kẻ mới. Những kẻ lì đòn, dai sức là những kẻ đã từng bị ăn đòn, vẫn tiếp tục chiến đấu và chịu đòn, để rồi khi có sơ hở thì tung ngay cú phản công. Kẻ tồn tại được hầu hết đều theo quy luật đó cả.
Bởi vậy, dẫu lăn lộn cả chục năm trên trường đời, thì hôm nay anh mới thấy rõ được bài học ấy 1 cách rõ ràng, dễ hiểu đến thế.
Dục lạc, Kiến thức, Nghi lễ và Ý niệm về Ngã.
1. Cạm bẫy: đó là thứ dụ dỗ / lôi kéo / thèm muốn... khiến người ta theo đuổi. Khi theo đuổi nó sẽ sa vào bẫy. Bẫy thường là thứ khiến người ta tưởng như đó là đích nhưng không phải đích.
2. Bốn thứ ấy là bẫy, bởi người đời thường ca ngợi ai có được những thứ đó. Nó tạo ra 1 cái đích ảo tưởng, khiến người ta theo đuổi nó. Mục tiêu theo đuổi thường là để thể hiện với đời, do đó chính họ rơi vào bẫy. Ví như việc ta học thêm kiến thức mà chỉ để khoe khoang, để thể hiện ta có học thức thì đó là ta đã rơi vào bẫy kiến thức.
3. Nó là bẫy lớn, bởi nhìn vào đó hầu hết đều cho là đúng, cho là ko phải bẫy. Ví như dục lạc. Khỏe mạnh và nhiều của cải, hẳn ai cũng thích và cũng muốn được hưởng dục lạc. Nhưng càng hưởng càng yếu dần, sa ngã dần. Có thể lúc đầu họ được ngợi khen, được nhiều người nể trọng, kết giao... nhưng kết cục chỉ khiến họ thêm nặng nề, u sầu hơn chứ ko thấy nhẹ lòng hơn. Chỉnh bởi họ ko buông bỏ nó được nên càng giữ càng lún sâu vào bẫy.
Cái này dễ nhận hơn những cái bẫy kia.
---
Tất nhiên mình cũng chỉ tầm thường và cũng chưa đủ thông tuệ để vượt qua 4 cái bẫy kia. Nên chỉ nói vậy thôi, còn thực hiện thì tự nhận mình cũng chưa được như thế.
Quan điểm của bác mới đọc thì thấy cũng hợp lý, nhưng khi nghĩ kỹ, đọc kỹ thì em lại ko đồng tình cho lắm.
Tiện đây em chia sẻ 1 chút quan điểm của em về vấn đề này, với kinh nghiệm hơn 3 năm sau khi cưới:
1. Vấn đề đẳng cấp.
Khi đứng ở góc nhìn từ xã hội nhìn vào thì có thể thấy đa số vợ chồng ít mâu thuẫn khi cùng đẳng cấp. Nhưng đó chưa hẳn đã chứng tỏ họ hạnh phúc. Ít mâu thuẫn ko có nghĩa là hạnh phúc.
Ví dụ việc vợ đang đi làm thì nghỉ sinh, mấy tháng sau mới đi làm trở lại, lúc đó chồng đã vượt lên đẳng cấp khác rồi, nên xảy ra mâu thuẫn. Cái này đứng trên góc nhìn thực tế của em thì ko phải. Dù rằng việc nghỉ sinh rồi đi làm trở lại có gây ra mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn không phải do khác đẳng cấp. Do cuộc sống bị xáo trộn. Việc có thêm thành viên mới, phải chăm sóc, phải dành tình cảm cho nó, phải thức khuya, mất ngủ, vẫn phải đi làm đúng giờ khiến người ta căng thẳng, dễ cáu gắt. Mâu thuẫn là do đó, cái chính là thiếu quan tâm tới nhau và thay đổi nếp sinh hoạt, ko phải vấn đề đẳng cấp.
2. Việc hạnh phúc sau hôn nhân, vấn đề nằm ở những góc độ này:
- Đời sống tình dục: sự thay đổi trong tâm thế từ lén lút, vụng trộm sang công khai hợp pháp dẫn tới thay đổi về cảm xúc. Nếu không điều chỉnh theo tâm thế mới sẽ rất dễ chán và nảy sinh ham muốn của lạ (nhất là đàn ông). Ko hạnh phúc, thoả mãn trong tình dục là nguyên nhân hàng đầu gây mất hạnh phúc sau hôn nhân.
- Phân chia và chia sẻ việc nhà: nghe thì có vẻ tủn mủn khi việc nhà cũng phải so đo, nhưng việc này lại gây ra những rạn nứt tâm lý khá đáng kể. Bởi nó nhỏ nhặt, bởi nó "việc đàn bà", bởi nó là việc ko tên... nên đàn ông hay né tránh nó, đôi khi thiếu tôn trọng nó. Do đó người vợ ko được coi trọng khi làm những việc ấy, khiến họ bị cảm giác không được tôn trọng, cảm giác như phải phục vụ chồng, trong khi đúng ra phải "cảm thông chia sẻ". Thay đổi thái độ trong vấn đề này, thay đổi cách hành xử hàng ngày, chú ý hơn tới người vợ khi họ làm việc nhà... là bước quan trọng xây dựng đời sống hôn nhân hạnh phúc.
- Quan niệm về tiền bạc, bạn bè, cha mẹ, con cái...: bởi mỗi người đều có 1 góc nhìn riêng về các vấn đề này. Vai trò người chồng nhìn khác, người vợ cũng khác. Do đó có sự lệch nhau, bất hoà với nhau dù cho 2 người có cùng đẳng cấp. Vì vậy phải biết nói ra, chia sẻ với nhau, thể hiện quan điểm cho nhau nghe, để từ đó 2 người tìm điểm chung, rút ngắn dần khoảng cách. Có như thế mới tạo được sự gần gũi và tránh những rạn nứt có thể xảy ra.
- Còn nhiều điều nữa, nhưng mình tạm nói 3 vấn đề chính. Trong 3 vấn đề đó, có thể đẳng cấp ngang nhau nhưng vẫn có mâu thuẫn. Cái mình muốn nhấn mạnh là sự chủ động của 2 người. Phải chủ động xoá rào cản, chủ động chặn các nứt vỡ, chủ động nghĩ về đối phương và gần gũi đối phương. Bởi cưới nhau đâu phải đã ngay lập tức biết hết về nhau. Cưới nhau cũng đâu phải thực sự là của nhau. Chỉ là của nhau trên giấy tờ thôi. Còn thực sự là của nhau hay ko, phải tiếp tục chiến đấu và thể hiện tình yêu nhiều hơn nữa.
Mình có góc nhìn về chủ đề này như sau:
1. Việc dự đoán xu hướng ngành nghề cũng có những điều nên quan tâm, bởi khi thị trường lao động-việc làm có sự chuyển dịch sang 1 hướng khác thì sẽ làm 1 hướng nào đó bị giảm bớt. Sẽ không có chuyện chỉ thêm mà không bớt. Do đó khi nhìn nhận, đánh giá, dự đoán ngành nào hot thì cũng phải dự đoán ngành nào sẽ cold. Nếu chỉ nhìn vào mặt hot mà bỏ qua mặt cold sẽ là 1 thiếu sót lớn.
Ví dụ đơn giản: ngành xe ôm công nghệ nổi lên 1 thời, dẫn tới 1 lượng lớn lao động đi làm xe ôm công nghệ, trong đó nam giới chiếm 1 tỷ trọng lớn hơn. Điều đó đặt áp lực cạnh tranh lên các ngành giao vận và dịch vụ vận tải truyền thống như xe ôm thường, taxi... (cạnh tranh trực tiếp) và gián tiếp là nhiều ngành nghề khó tuyển dụng hơn (vì nhiều lý do, trong đó nổi bật là lý do thu nhập từ xe ôm công nghệ cao hơn cv văn phòng nhiều lần) => các công việc vp sẽ giảm độ hot (như kế toán, nhân sự) hoặc các công việc đòi hỏi phải nhiều kinh nghiệm và lăn lộn nhiều năm mới có vị trí tốt (xây dựng, y tế...)
Mục đích chính của viiệc nhìn nhận xu hướng là cân nhắc được các yếu tố "trong nguy có cơ", "trong lợi có hại" khi biết năng lực của mình phù hợp với hướng chuyển dịch nào.
2. Ngoài dự đoán xu hướng ngành nghề còn cần gắn với yếu tố thời gian.
Mục đích để đánh giá thời gian chuẩn bị (kiến thức, bằng cấp, kinh nghiệm...) có phù hợp với thời điểm ngành nghề đó phát triển ra không. Nếu dự đoán trong 1-2 năm nữa ngành A hot mà bây giờ mới bắt đầu vào đại học thì không còn hợp xu thế nữa, lúc ra trường thì ngành đó hết hot rồi (chưa kể không phải chắc chắn 100% ngành đó sẽ hot trong thực tế, chỉ là dự đoán).
3. Việc dự đoán xu hướng mang tính chất vĩ mô, liên quan nhiều tới các chính sách về giáo dục, kinh tế, tài chính, nhân lực, luật... của cơ quan quản lý chứ với 1 cá nhân ít bị ảnh hưởng. Ngoại trừ những trường hợp thay đổi vì 1 lý do chắc chắn: ví dụ như Samsung đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh => nhu cầu nhân sự về công nhân lắp ráp, về khối văn phòng, về giao vận... sẽ gia tăng mạnh mẽ (hot) => người ở tỉnh đó sẽ có nhiều cơ hội hơn hẳn các tỉnh khác (nhất cự ly).
4. Mục đích chính của việc dự đoán xu hướng ngành nghề này, theo mình là : những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm nào sẽ phù hợp cho tương lai để trú trọng phát triển hơn.
Bởi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm có vô vàn dạng, rất khó để mà có được hết. Nguồn lực mỗi người có hạn nên chỉ tập trung phát triển được 1 số thứ nhất định, chưa kể đặc điểm bản thân mình phù hợp với kiến thức, kỹ năng gì nữa.
Không thể coi kinh nghiệm làm grapbike cũng giống kinh nghiệm đi làm kế toán dịch vụ được, dù mức thu nhập grapbike có khi tốt hơn và dễ kiếm hơn. Nhưng trong thời gian dài sẽ khác. Có những thứ tiền ko mua được, trong đó thời gian là 1 trong số đó. Ngoài ra việc kiếm tiền như thế nào sẽ hình thành thói quen và tư duy quanh việc đó, dẫn tới dù có tiền rồi cũng khó thay đổi.
Một ví dụ: bản thân mình dự đoán ngành phân tích dữ liệu, Business intelligence sẽ phát triển và hot trong tương lai. Vấn đề là do sự phát triển của internet và công nghệ giúp việc lưu trữ dữ liệu và làm việc với dữ liệu ngày càng nhiều và dần trở nên quan trọng. Nhưng để đáp ứng được điều đó thì:
- kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm giúp phân tích dữ liệu phải được học và rèn luyện
- giao tiếp, sử dụng tiếng anh phải tốt do tài liệu học chủ yếu ở nước ngoài, môi trường làm việc cũng trong các cty nước ngoài nhiều hơn (cty trong nước hiện chưa nhiều)
- phải va chạm nhiều để có thể gắn được thực tế vào ý nghĩa của các con số, tránh lý thuyết suông (cần làm cả những việc khác trong khối ngành kinh tế, kế toán, marketing, bán hàng, kho vận...) nên ngoài việc học còn phải làm, học hỏi từ người khác... cần nhiều thời gian và chi phí. Nên muốn theo ngành này phải có điều kiện tài chính 1 chút.
Vậy nên khi nhìn nhận đánh giá xu hướng, dựa trên những điểm trên thì mình kết nối tới các năng lực bản thân, sở thích bản thân, kinh nghiệm và các mối quan hệ đã có... để có thể đưa ra quyết định có theo đuổi hay không (kết nối cung-cầu, nếu kết nối được thì mới join).
5. Việc đánh giá xu hướng này ko chỉ đơn thuần ở 1 ngành nghề, bởi 1 ngành hot sẽ có nhiều ngành hot theo, và nhiều ngành giảm theo => nên cần 1 cái nhìn vừa rộng về kinh tế-xã hội, vừa có 1 chiều sâu về am hiểu ngành nghề, lại cần hiểu rõ bản thân => 3 yếu tố này rất khó để có được đồng thời => nên đây vẫn là 1 thứ gì đó "ảo, mò, ăn may" nhiều hơn là khả năng đánh giá chính xác.