duong quan
Nếu nói chinh phục lòng người bằng sự chân thật thì nó chỉ đúng 10-20%, còn vẫn phải vuốt ve cái tôi của người đó. Nên yêu nhau dẫu...
Nếu nói chinh phục lòng người bằng sự chân thật thì nó chỉ đúng 10-20%, còn vẫn phải vuốt ve cái tôi của người đó. Nên yêu nhau dẫu có nói những lời không thật lòng thì cũng là để người kia được thoả mãn cái tôi. Nếu quên điều đó ắt tình cảm sẽ đi xuống.
Còn về sự cho-nhận này thì bản thân mình thấy câu nói của Mai An Tiêm rất thú vị: "của biếu là của lo, của cho là của nợ". Nhiều người không đồng tình với điều đó, ngay cả bản thân mình đôi khi cũng không đồng tình. Tuy nhiên càng nghĩ sâu thì thấy kẻ giàu là kẻ hay cho đi, khiến người khác mắc nợ mà ko biết. Bởi thế nên họ giàu lúc nào không hay. Cho cái gì nhiều thì giàu cái đó
Tự do và nỗi sợ có mối quan hệ ngược nhau. Càng sợ nhiều thì càng ít tự do. Bởi ta phải bám víu vào điều gì đó để đỡ sợ, chính sự bám víu đó cũng làm giảm bớt tự do.
Đọc bài mới thấy, hoá ra lâu nay mình vẫn thỉnh thoảng trần truồng đi lại trong nhà bình thường :))) bởi cái mong muốn thoát xác, trút bỏ hết quần áo để tìm lấy tự do như người nguyên thuỷ trong hang cũng là 1 thứ gì đó hay ho.
thực ra bản chất vấn đề là khi trưởng thành thì con cái thường ko nghe lời bố mẹ. Nếu có nghe cũng chỉ là đối phó trước mặt, sau lưng ko làm theo.
Cái khiến bố mẹ nghĩ là bất hiếu là ở cách thể hiện sự đấu tranh ở con cái. Có rất nhiều cách thể hiện nhé, nhưng thường với kinh nghiệm sống ít, kỹ năng giao tiếp yếu, kỹ năng đọc tâm lý đối phương yếu thì cái em thể hiện ra sẽ khiến họ "tức, bực", cho là em "hỗn láo". Mà khiến họ có cảm giác đó thì phần nào cũng là bất hiếu. Kiểu như cuộc nói chuyện có thể đi theo hướng tốt hơn, nhưng em lại chọn hướng xấu đi.
Bất hiếu là 1 dạng kết quả của đấu tranh. Có hiếu cũng là 1 dạng kết quả. Đấu tranh là 1 quá trình, trên quá trình đó sẽ có lúc kết quả là bất, có lúc là có. Nếu kiên trì và chứng minh được có hiếu nhiều hơn thì họ mới thay đổi thái độ.
Với những bạn trẻ thì khó để nói cái hay của 1 cuộc sống bình dị khi mà họ chưa trải nghiệm. Chưa nếm đắng cay thì đâu biết giá trị của ngọt ngào. Chưa ốm đau thì chưa biết quý sức khoẻ. Chưa thấy cha mẹ già yếu thì chưa ý thức được việc "báo hiếu".
Vậy nên nếu có thể cho em lời khuyên, anh sẽ nói là anh ủng hộ quan điểm em đang có. Hãy khắc ghi những quan điểm đó, để sau vài năm trải nghiệm nữa, em có thể suy ngẫm được em đã thay đổi điều gì, thay đổi ra sao.
Thân!
Nếu chỉ nhìn 1 chiều là bằng cấp ko quan trọng với bản thân thì đó là cái nhìn ích kỷ. Liệu chúng ta có nghĩ "người khác đang đánh giá chúng ta ra sao?" Bạn có dám dũng cảm lắng nghe, nhìn nhận điều đó không? hay bạn cho rằng "người khác nói gì ko quan trọng" ?
Sống trong xã hội là luôn có sự tương tác qua lại. Bạn có thể (hoặc không) đánh giá người khác, nhưng ko có nghĩa người khác sẽ ko làm thế với bạn.
Bằng cấp cũng như huân chương với người lính. Nó làm đẹp cuộc đời họ, ghi dấu chiến công, là phần thưởng với những gì họ đã hy sinh. Người lính chiến đấu không phải để nhận huân chương. Bạn học tập, rèn luyện cũng ko vì mục tiêu bằng cấp. Nhưng bạn sẽ nhận được nó khi bạn đạt được 1 mốc nhất định. Và người khác sẽ chỉ nhìn thấy những tấm bằng, tấm huân chương đó để đánh giá bạn, chứ họ đâu thể biết bạn đã hy sinh những gì.
Là 1 người theo quan điểm tự học, bản thân mình vốn cho rằng bằng cấp ko quan trọng. Bởi có nhiều thứ bạn học được vô cùng giá trị nhưng chẳng ai cấp bằng cho bạn. Đó là kinh nghiệm sống, đó là cách vượt qua tổn thương, đó là khả năng làm lại sau đổ vỡ, đó là học thêm những thứ chẳng có người dạy cụ thể (google, youtube) chỉ để hoàn thành công việc... Cầm tấm bằng trên tay, bạn vẫn cần học rất nhiều. Do đó cái quan trọng với bản thân, đó là trong đầu bạn có gì, bạn có thể làm được gì, bạn có thể đi bao xa... chứ ko phải ở những tấm bằng. Nó là các mốc ghi nhận 1 thời điểm mà thôi. Nếu bạn ngừng học, ngừng rèn luyện thì có thể sau vài năm, bạn không xứng với tấm bằng đó nữa, nhưng bởi bạn có 1 mảnh bằng, bạn nghĩ bạn luôn ở vị trí đó. Nên việc phụ thuộc bằng cấp là 1 sự ỉ lại và làm bạn hạn chế năng lực đi nhiều.
---
---
Không có tầm nhìn và định hướng nên tôi cứ loay hoay giữa việc học gì, làm gì, như thế nào. Bởi tôi ko có thầy dạy, không có ai chỉ bảo nên làm gì.
Thiếu chiều sâu nên làm gì cũng không tốt. Để làm việc tốt, kiến thức phải đủ sâu. Nó như việc đào hầm xuyên núi vậy. QUá trình đáo rất vất vả, cảm giác chả đi đến đâu, nhưng khi đào đủ lâu, đủ sâu thì sẽ đến ánh sáng. Vấn đề là phải nhìn ra việc đó, hình dung được bạn đang làm gì, mục đích gì, kết quả cần đạt được là gì. Như thế mới khiến bạn kiên trì trong chuỗi ngày gian khó đó.
Sau 5-7 năm ra trường, tôi mới thực sự hiểu những điều này, và tôi bắt đầu học, nghiên cứu 1 cách "điên cuồng". Chủ yếu học từ nước ngoài, trao đổi học hỏi những người có kinh nghiệm hơn mình (như giám đốc, như du học sinh, như những người bạn già...). Bởi họ có tầm nhìn, họ biết định hướng. Mọi suy nghĩ phải thông thì hành động mới chính xác. Đừng hành động khi chưa nghĩ thông suốt. Vậy nên tôi góp ý để bạn nghĩ sâu hơn. Bạn cần thêm thông tin để có suy nghĩ chính xác hơn. Hãy chọn theo quyết định bởi bộ não, đừng chọn theo trái tim. Đó là lời khuyên của tôi.
Phải nghĩ thế này
1. Cứ đốt đời tiếp đi, nếu có thể. Mình cũng từng vật vã ở tuổi 24 khi chia tay ny, và mất gần 2 năm trời mới dứt ra được. Nên việc khuyên bạn thay đổi hay gì đó có vẻ "sáo rỗng". Bạn chỉ dừng lại khi bạn thấy đủ rồi.
2. Khi thấy đủ, bạn mới thay đổi cách nhìn. Thực ra tầm nhìn của bạn đang rất hạn hẹp. Bạn nhìn rộng ra sẽ thấy:
- Bạn có yêu bản thân mình ko? Khi quãng thời gian vừa rồi bạn tàn phá cơ thể, tàn phá tâm hồn bạn ra sao. Sẽ mất nhiều công sức để vực lại nó đấy. Đánh mất thì dễ, giữ lại mới khó. Mất đi rồi thì phải chịu, từ đáy mà bò lên. Chấp nhận thôi. NY cũng thế, mất rồi thì phải chịu, dần tìm lại người khác.
- Bạn quên đi nhiều thứ giá trị khác. Như 1 người bạn, như 1 người mẹ, như 1 chuyến đi chơi xa, như 1 bữa ăn ngon, như 1 giấc ngủ sâu... những thứ dù có hay ko có ny thì nó vẫn tồn tại, nó đem lại hạnh phúc cho bạn. Ko có lý do gì để mất cả những thứ đó.
- Con cá mất là con cá to, nhưng con cuối cùng mới là con phù hợp. Cuộc đời này, ta chỉ sống được với người phù hợp, chứ gượng ép rồi cũng tan vỡ. Cái gì đi sẽ phải đi, vì nó ko đường đột (kiểu chết vì tai nạn) mà có 1 quá trình (xa cách, tan vỡ, rời bỏ, tìm mới) thế thì cớ gì phải lưu luyến 1 người ko còn phù hợp.
---
Chính vì quên đi mình là ai, nên ta sẵn sàng buông thả cuộc đời. Càng buông thả, ta càng trở nên xấu xí, hèn kém và yếu đuối. Kể ra thì dễ bị chửi hơn là được an ủi. Nhưng chửi cũng đúng thôi, ai bảo bạn để người ta chửi. Nếu còn thấy tự ái vì bị chửi, thì hãy cứng rắn lên mà chống trả lại đi, vì đời là thế, và bạn xứng đáng bị (được) như thế.
Triết học có bài học là: thay đổi đủ về lượng mới thay đổi về chất.
Anh chơi game thấy có 1 quy luật rất hay là: lúc mới chơi, ta thấy nhân vật của ta so với đối phương chỉ như trứng chọi đá. Cảm giác không sao chạm vào họ được, chứ chưa nói là đánh bại họ. Nhưng khi từ bỏ suy nghĩ hơn thua đó, tập trung cố gắng từng ngày để làm mạnh bản thân lên từng chút một, thì một thời gian sau đã làm được điều tưởng như không thể đó. Nếu 1 mình ko làm được thì kiếm đội để làm. Khi cả đội đi đánh rất khác với đánh 1 mình.
Ta cố gắng để thay đổi cái chất của ta, không phải để hơn thua trong 1 khoảnh khắc. Cũng đừng bao giờ nghĩ càng cố gắng càng bất lực. Phải xem mọi cố gắng là tích luỹ về lượng. Chỉ khi không tích luỹ được gì, hay ngừng tích luỹ thì mới không có sự thay đổi. Nếu kết quả mãi là không, phải xem lại cách thức ta đã làm để làm khác đi.
Vậy nên mình nghĩ siêu năng lực chính là sự hợp sức phát triển, kế thừa khoa học của con người, chứ ko phải tự nhiên mà con người có siêu năng lực.
Thường khi làm việc vì đam mê thì người ta làm cho người khác nhiều hơn là làm để thoả mãn ham muốn cá nhân.Khi ham muốn cá nhân dễ thoả mãn thì họ ko còn mong muốn đó nữa, mà thay vào đó họ tự đưa ra các lý tưởng cao đẹp hơn để giúp đời, giúp người.Còn khi ta mải mê giải quyết những ham muốn cá nhân thì dễ bị lòng tham chế ngự, khiến ta dù làm mãi vẫn không thoát ra khỏi cái hố sâu đó.Vậy mới nói ai dục vọng ít, thấp mới dễ thành thánh nhân. Thấp ko hẳn bởi nó vốn thế, mà do họ chế ngự được nó nên ít bị ảnh hưởng.Câu này nghe tưởng chừng đơn giản nhưng ngẫm thì phức tạp và khó thực hiện đó.
Mình cũng đồng tình là "ổn định" mang ý ổn định về tinh thần, hiểu về bản thân. Ổn định với mình không phải ổn định về 1 công việc cụ thể hay 1 vị trí nào đó trong xã hội.Nhưng đó là điều kiện cần thôi.Điều kiện đủ là "ổn định về nguồn thu nhập". Phải tạo ra được 1 giá trị nào đó và có thể kiếm được thu nhập giúp ổn định cuộc sống xung quanh (nuôi bản thân, nuôi gia đình). Nếu không ổn định được về thu nhập thì chưa gọi là ổn định.
Việc kiếm ra tiền đánh giá khả năng của 1 người. Người nào giỏi mới kiếm được nhiều tiền. Thật sự họ phải giỏi ở 1 lĩnh vực nào đó.
Ví dụ như Youtuber họ giỏi về marketing, quảng cáo thương hiệu cá nhân.
Trainer là những người giỏi nói, giỏi truyền cảm hứng.
Nếu không giỏi sao làm người khác tin và mất tiền theo được?
Với cả những thứ miệng nói ra hoàn toàn không thật. Cái thật là số tiền thực sự vào túi họ. Nhìn họ khoe của, hót hay, nhưng chắc gì thu nhập thật sự của họ đã như họ nói? Đó là việc họ phải (muốn) làm thôi.
Muốn giỏi được chắc chắn họ phải học. Học rất nhiều, tập làm rất nhiều.
1 video khoe của, muốn làm được phải bỏ tiền ra thuê đồ, thuê đội ngũ quay video, chỉnh sửa video, thuê makeup, rồi thuê cả SEO để tăng tương tác... rất nhiều thứ họ đã bỏ ra, đã dày công tìm hiểu mới khiến nó đập vào mắt bạn như 1 thứ hiển nhiên, dễ dàng như vậy.
Nên cần phân biệt thế này:
Nói học giỏi theo ý của họ chỉ đơn giản là học trong trường học thôi. Họ (cố ý) không nói tới học ngoài trường đời. Tôi tin chắc ra trường đời họ học nhiều gấp khối lần những người học giỏi trong trường.
Nói kiếm ra tiền quan trọng hơn học thì về bản chất nó sai. Trong ý sai này có ý đúng. Học có 2 mục đích: kiếm tiền và làm người.
Học chỉ để kiếm tiền thì học ngu hay học giỏi không quan trọng, cứ kiếm ra tiền là được. Đó là về mặt vật chất.
Học để làm người thì còn để nhận thức bản thân, nhận thức xã hội, để giúp đỡ người khác, bồi dưỡng thế hệ sau này... Đó là về mặt tinh thần.
----
Còn học không có mục tiêu, học chỉ để vừa lòng người khác, rồi cái người ta cho là giỏi nhưng với chính bản thân mình không hài lòng, vậy học như thế liệu có tốt? Nó chẳng giúp ta kiếm tiền, cũng không giúp làm người.
Thực ra ai cũng học. Cách học khác nhau. Quan trọng là học xong thu được cái gì?
Dựa trên cách em ra quyết định và hành động theo quyết định đó.
Khi em ra quyết định, hoặc khi em thực hiện hành động, nó đều xuất phát từ bản thân em sau khi đã thu thập và tổng hợp thông tin. Thường người chính kiến là khi đã ra quyết định rồi họ sẽ hành động dứt khoát và hạn chế thu thập thêm thông tin. Họ chỉ kiểm tra kết quả và nhận phản hồi để điều chỉnh, chứ không phải lấy thêm thông tin để quyết định lại, hoặc hành động khác đi (theo hướng khác chứ không phải sửa những vấn đề sai trên hướng cũ).
Người chính kiến = lập trường + hành động rõ ràng + thay đổi chậm và không lệch đi nhiều so với ban đầu.
Người thiếu chính kiến = hành động không dứt khoát + không bảo vệ lập trường + thay đổi ý kiến quá nhanh, quá đột ngột.
Mình có suy nghĩ thế này:
Trước đây mình cho rằng tình cảm là thứ dễ dàng thay đổi. Nó rất tùy hứng và khó đoán trước, bởi không chỉ bản thân quyết định mà còn cả ở người kia. Còn sự nghiệp thì mình cố gắng là được. Có sự nghiệp tốt thì cũng dễ có người yêu hơn, và mới có thể bảo vệ và nuôi dưỡng được tình yêu. Nên khi ấy mình thường có xu hướng chọn sự nghiệp. Mình tin là người yêu mình cũng sẽ ủng hộ điều ấy, nếu không ủng hộ thì chưa thực sự yêu mình.
Nhưng bây giờ thì có 1 chút thay đổi.
Bây giờ mình thấy tình yêu và sự nghiệp nó ngang nhau, chẳng bên nào hơn bên nào. Nó như 2 cánh tay của mình vậy. Thiếu 1 trong 2 (hoặc cả 2) thì không chết được, nhưng sẽ rất trống vắng và khó khăn trong cuộc sống.
Tình yêu cần sự cố gắng rất lớn và phải học rất nhiều. Nó không khác gì công việc. Làm người mình yêu thương (gồm cả cha mẹ, vợ con, hoặc người yêu) được thoải mái và bình yên nó là 1 nhiệm vụ, 1 công việc với mình. Không phải có rồi thì ngừng cố gắng, mà có rồi càng phải cố gắng nhiều hơn. Tạo ra thì dễ, bảo vệ và phát triển mới khó. Có người yêu thì dễ, yêu 1 người thật lòng mới khó, và đi cùng người ấy đến cuối đường càng khó hơn.
Công việc, không làm chỗ này thì làm chỗ khác. Không có công việc mình hài lòng thì vẫn còn gia đình đang đợi ta về. Chỉ có ai không coi nhà là tổ ấm thì họ mới lao vào công việc.
Vợ mình có nói: 1 người đàn ông thực sự yêu vợ thì dù bận đến mấy vẫn có thời gian gọi điện cho vợ, hoặc nhắn 1 tin cho vợ. Câu nói này đã khiến mình suy nghĩ rất nhiều. Họ có thể không cần bạn dành quá nhiều thời gian cho họ, nhưng họ cần sự hiện diện trong tâm trí bạn, dù chỉ 1 giây phút.
Đừng NGHĨ: "Xong việc rồi anh sẽ về"
mà hãy NÓI cho cô ấy rằng: "anh đang làm việc, nhớ em quá, hãy đợi anh về."
Bạn có nhận ra sự khác biệt trong 2 điều này?
Đúng là người yêu bạn sẽ không bao giờ bắt bạn phải lựa chọn giữa công việc với họ. Nhưng đừng bao giờ để họ phải nói ra điều đó, bởi khi ấy bạn đã thực sự QUÁ ĐÁNG với họ.
Nếu buộc phải lựa chọn, mình sẽ lựa chọn người yêu. Bởi khi năng lực đã có thì làm đâu cũng được, làm gì cũng được, làm với ai cũng được. Còn khi đã thực sự yêu 1 người thì sẽ không thể yêu ai khác được nữa, không thể ở đâu mà thiếu họ được nữa
Trở lại chủ đề của bạn, mình cũng từng trải qua 1 mối tình sâu đậm mà đi tới kết quả là số âm, phải rất rất lâu sau mới có thể "let it be".
Mình nghĩ thế này:
1. Có tiền nói gì cũng đúng
Ko hẳn, mà có tiền thì được quyền nói. Người ta thường nói: Mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Có tiền nên bạo miệng, nói gì chẳng được. Tuy nhiên có 1 đặc điểm là người giàu họ thường mạnh dạn chia sẻ, cho người khác lời khuyên. Bởi vì:
- Chỉ nghe mà không làm thì không được
- Chỉ làm mà không kiên trì thì không được
- Dù chăm chỉ mà không nhanh nhạy ứng biến thì không được
- Không gặp thời cũng không được
- Làm 1 mình cũng không được
...
Rất nhiều yếu tố hợp lại mới thành được. Nhưng nói vậy thì dài dòng và cũng vẫn chỉ là nói mà thôi. Vậy nên nếu phải nói, người ta thường nói ít và nói những ý chính mà bản thân họ đúc rút ra được. Chỉ bản thân họ biết đúng hay sai mà thôi.
2. Thành công chỉ mang tính thời điểm
Đời người lúc thăng lúc trầm. Tình cảm cũng lúc sâu đậm lúc nhạt phai. Sự nghiệp và thành công cũng không ngoại lệ. Thành công không phải là mãi mãi. Người dù giỏi đến đâu cũng có lúc sai, có lúc đi xuống.
Vạy nên những gì họ nói lúc thành công có khi chỉ là những gì họ nghĩ khi đó. Còn thời gian khác, thời điểm khác họ sẽ nói khác. Vậy nên chẳng thể đem lời nói lúc thành công để suy xét lúc thất bại. Như vậy chẳng bao giờ thấy đúng được.
3. May mắn là nắm được cơ hội.
Cơ hội là thứ ai cũng có, nhưng không phải ai cũng nắm được. Người nắm được cơ hội và thành công, họ sẽ nói họ gặp may. Người không dám nắm lấy cơ hội, hoặc cố gắng nhưng không thành, thường nói họ không gặp may.
Những người tạm gọi là kiếm ra được nhiều tiền, họ thường thấy cơ hội ở mọi nơi. Càng khó khăn càng nhiều cơ hội. Vậy nên rất dễ khuyên người khác là hãy làm thế này, hãy làm thế kia. Bởi họ nhìn thấy cơ hội ở đó, chỉ việc nắm lấy là bạn sẽ thành công. Ấy thế nhưng chỉ ai nhìn thấy nó mới có thể nắm lấy nó. Người được nhận lời khuyên - bản chất họ không nhìn thấy cơ hội trong đó, hoặc thấy thì cũng mờ nhạt, nên kết quả là họ thường bỏ qua, hoặc muốn cũng không làm được.
Ví như bạn vào 1 trường đại học danh tiếng, chỉ cần cố gắng học giỏi là bạn ra trường sẽ có tương lai sáng ngời? Câu này ai cũng khuyên được, thế nhưng thực tế chỉ bạn mới rõ môi trường đó cạnh tranh thế nào, cơ hội việc làm ra sao, và bản thân bạn muốn cái gì.
Nắm lấy cơ hội là phải chấp nhận trả giá. Người ta chỉ quan tâm tới người khác khi họ thành công, hoặc khi họ thất bại. Ít ai chú ý khi họ đang nỗ lực hàng ngày. Nên chỉ nhìn vào kết quả mà đánh giá, thật ra người sai là người đánh giá.
4. Chúng ta có thực sự cần lời khuyên từ người khác?
Với mình thì... tùy lúc. Khi ta hoang mang, lo lắng hoặc ít hiểu biết về điều gì, thì ta cần lời khuyên từ người khác về điều đó. Mục đích chỉ đơn giản là tìm sự chia sẻ, động viên như lời mẹ nói với ta: đừng sợ, đi tiếp đi con. Chứ thực sự bản thân ta có thể tự làm được nếu ta tin vào bản thân.
Vấn đề là chính ta không tin vào khả năng của ta, nên ta cần người khác hỗ trợ để củng cố niềm tin ấy. Nghe xuôi tai thì ta thích, nghe trái tai thì ta ghét, hoặc người ta cho là thất bại thì lời của họ không đáng tin.
---
Những người hay nói đạo lý thường sống như... chính ta. Đạo lý là thứ ai chẳng được nghe, nghe rồi thì nói lại được thôi. Dù là 1 kẻ nghiện ma túy, 1 anh công nhân, hay 1 CEO tập đoàn lớn, họ đều có thể nói đạo lý với bạn. Vấn đề là bạn dễ tin vào anh CEO hơn là anh nghiện.
Bình luận này tôi cũng nói với chính tôi thôi, tôi không mong bạn tin rồi 1 ngày nào đó thấy tôi sống như L, bởi ngày nào tôi cũng soi gương và thấy mình đang được sống. Còn sống như gì thì chỉ vợ con tôi mới rõ.
Vì đã có được tình yêu thực sự của người ta mà không biết trân trọng, dễ dàng ném đi. Cãi nhau mà ko biết hàn gắn, dễ dàng chia tay. Trong lòng vẫn nhớ, vẫn yêu (dù hơn 10 năm qua đi) thì mới hiểu vì sao ngày xưa mình dại thế. Cái sai ở đây là bản thân mình sai, chứ không phải vì người ta. Chỉ biết im lặng rồi than trách người khác mà ko hỏi chính bản thân mình.
Câu trả lời của anh là: Dựa trên cách em ra quyết định và hành động theo quyết định đó.
Khi em ra quyết định, hoặc khi em thực hiện hành động, nó đều xuất phát từ bản thân em sau khi đã thu thập và tổng hợp thông tin. Thường người chính kiến là khi đã ra quyết định rồi họ sẽ hành động dứt khoát và hạn chế thu thập thêm thông tin. Họ chỉ kiểm tra kết quả và nhận phản hồi để điều chỉnh, chứ không phải lấy thêm thông tin để quyết định lại, hoặc hành động khác đi (theo hướng khác chứ không phải sửa những vấn đề sai trên hướng cũ).
Người chính kiến = lập trường + hành động rõ ràng + thay đổi chậm và không lệch đi nhiều so với ban đầu.
Người thiếu chính kiến = hành động không dứt khoát + không bảo vệ lập trường + thay đổi ý kiến quá nhanh, quá đột ngột.
"Ông bạn" của mình cũng từng hỏi: Nếu 1 ngày người cháu yêu thương nhất rời bỏ cháu thì cháu sẽ làm gì? Ngay khi cháu vẫn đang yêu họ hết lòng?
Mình bảo cháu sẽ cố gắng níu giữ cô ấy, cố gắng thay đổi để cô ấy quay lại.
Ông bảo: tại sao cháu không buông ra? làm vậy cháu sẽ bị tổn thương đấy.
Mình nói: nhưng như thế đau lắm, cháu không chịu được nếu phải rời xa cô ấy.
Ông nói: Người ta đã không muốn bên mình nữa hẳn có lý do. Cái mình nên làm là chấp nhận và buông ra. Hết duyên thì buông ra thôi.
Mình bảo: Không, như thế cháu sẽ hận cô ấy.
Đã từng yêu, từng hận, từng đau khổ rất nhiều. Chỉ đến khi thực sự buông được cô ấy ra thì mới cảm thấy thoải mái.
Học được "Let It be" sớm thì tốt, có khi biết nó là tốt nhưng ta không làm được. Cứ vùng vẫy trong đau khổ, để rồi khi tuyệt vọng thì cũng đành chọn cách đó. Nhưng có lẽ không đủ đau thì ta sẽ không "let it be" được ngay đâu. Nếu dễ dàng buông bỏ thì nó đâu có nhiều ý nghĩa với ta?
"Let it be" là đích, còn đường đi đến đó ra sao, chính là đường đời
Ở đời có 1 thứ là:
Có những cánh cửa đã mở ra rồi thì không bao giờ quay lại được.
Đó là trưởng thành
Đó là nghiện ngập
Đó là trái cấm
Đó là sự trốn tránh, thiếu bản lĩnh.
Cá nhân mình luôn đồng tình với điều này. Trong tình yêu thì không thể tránh khỏi xung đột, mâu thuẫn. Việc cùng nói về nó, nghĩ về nó trong trạng thái bình tĩnh, tỉnh táo sẽ giúp ích rất nhiều cho cả 2 người tìm hướng giải quyết.
Khó khăn nhất của việc "dạy nhau" này là 2 người đều cần phải thật lòng. Bởi nói dối sẽ khiến đối phương đi sai hướng. Điều này đòi hỏi cả 2 bên đều phải sống thật lòng với chính mình trước. Họ tự thổ lộ, mô tả về con người "mặt tối" của họ. Đó là thứ họ giấu với chính bản thân họ, chỉ thổ lộ ra với người họ thực sự tin tưởng mà thôi.
Ngoài ra cần lưu ý 1 điều là đôi khi chính bản thân họ còn không hiểu được họ, tức là hiểu "mặt tối" kia muốn gì, thể hiện ra như thế nào. Bởi họ chưa bao giờ vào hoàn cảnh đó, chưa bao giờ chịu lắng nghe chính họ, suy ngẫm về bản thân. Bởi thế nên đôi khi cần chủ động tạo ra các cuộc cãi vã, tạo ra mâu thuẫn để "thử" xem đối phương sẽ ra sao. Việc chủ động tạo ra sẽ dễ kiểm soát hơn, cũng như người chủ động sẵn sàng hạ mình để lắng nghe người kia hơn. Do đó không phải lúc nào cũng có thể ngồi nói chuyện, chia sẻ với nhau, mà đôi khi phải "thử mới biết".
1 vấn đề nữa là "không thể chấp nhận mặt tối của nhau". Lúc con người mặt tối của đối phương xuất hiện, ta thấy họ như 1 con người khác, với tất cả những thứ xấu xa, những thứ mất kiểm soát và đi ngược với con người hàng ngày. Nó khiến ta sợ, ta thất vọng, ta chán ghét họ. Chính bởi thế nên ai cũng sợ lộ ra cho đối phương biết mặt tối của mình. Để chấp nhận được nhau, cần giữ được 1 lập trường: Dù thế nào thì vẫn nghĩ về nhau và bảo vệ nhau. Không có hành vi xâm hại đối phương, không tư thù, không lôi người ngoài cuộc vào.
Việc ngay lập tức chấp nhận nhau sẽ khó khăn, vậy nên cần chủ động bộc lộ ra 1 cách từ từ, mỗi lúc 1 chút sẽ giúp đối phương dễ chấp nhận hơn.
1. Know the Rules (biết luật)
2. Understand the Rules (hiểu luật) -> Master the rules
3. Break the Rules (phá luật)
Đại ý là:
Người cầm quyền nói gì chẳng được, im mà làm theo, bởi mình chưa biết luật, chưa hiểu luật. Cứ làm theo và đến khi hiểu rõ về nó, thành thạo nó (hay nói cách khác là tới khi mình đủ quyền lực để thay thế nó) thì hãy nghĩ tới việc thay đổi.
Mình suy nghĩ rất nhiều về lời khuyên này (dù nghe nó nhiều năm rồi nhưng chưa hoàn toàn hiểu hết) và thấy nó khá đúng ở thời điểm này.
Muốn sống ở 1 xã hội tốt đẹp hơn, có 3 cách:
- Tìm xã hội khác (Break only)
- Ngồi im chờ tự nó thay đổi (know only)
- Tự mình tạo ra điều tốt đẹp (know - master - break)
Cá nhân mình luôn đồng tình với điều này. Trong tình yêu thì không thể tránh khỏi xung đột, mâu thuẫn. Việc cùng nói về nó, nghĩ về nó trong trạng thái bình tĩnh, tỉnh táo sẽ giúp ích rất nhiều cho cả 2 người tìm hướng giải quyết.
Khó khăn nhất của việc "dạy nhau" này là 2 người đều cần phải thật lòng. Bởi nói dối sẽ khiến đối phương đi sai hướng. Điều này đòi hỏi cả 2 bên đều phải sống thật lòng với chính mình trước. Họ tự thổ lộ, mô tả về con người "mặt tối" của họ. Đó là thứ họ giấu với chính bản thân họ, chỉ thổ lộ ra với người họ thực sự tin tưởng mà thôi.
Ngoài ra cần lưu ý 1 điều là đôi khi chính bản thân họ còn không hiểu được họ, tức là hiểu "mặt tối" kia muốn gì, thể hiện ra như thế nào. Bởi họ chưa bao giờ vào hoàn cảnh đó, chưa bao giờ chịu lắng nghe chính họ, suy ngẫm về bản thân. Bởi thế nên đôi khi cần chủ động tạo ra các cuộc cãi vã, tạo ra mâu thuẫn để "thử" xem đối phương sẽ ra sao. Việc chủ động tạo ra sẽ dễ kiểm soát hơn, cũng như người chủ động sẵn sàng hạ mình để lắng nghe người kia hơn. Do đó không phải lúc nào cũng có thể ngồi nói chuyện, chia sẻ với nhau, mà đôi khi phải "thử mới biết".
1 vấn đề nữa là "không thể chấp nhận mặt tối của nhau". Lúc con người mặt tối của đối phương xuất hiện, ta thấy họ như 1 con người khác, với tất cả những thứ xấu xa, những thứ mất kiểm soát và đi ngược với con người hàng ngày. Nó khiến ta sợ, ta thất vọng, ta chán ghét họ. Chính bởi thế nên ai cũng sợ lộ ra cho đối phương biết mặt tối của mình. Để chấp nhận được nhau, cần giữ được 1 lập trường: Dù thế nào thì vẫn nghĩ về nhau và bảo vệ nhau. Không có hành vi xâm hại đối phương, không tư thù, không lôi người ngoài cuộc vào.
Việc ngay lập tức chấp nhận nhau sẽ khó khăn, vậy nên cần chủ động bộc lộ ra 1 cách từ từ, mỗi lúc 1 chút sẽ giúp đối phương dễ chấp nhận hơn.
Mà có quan điểm cho rằng: cái gì có hạn thì mới đáng quý, đáng trân trọng.
+ Khi công việc có deadline thì ta mới ráng nỗ lực mà làm.
+ Khi người yêu sắp đi du học thì ta mới trân trọng cả cái nắm tay lẫn mùi hương trên tóc họ.
+ Khi sắp từ trần thì người ta mới buông bỏ của cải mà muốn ở bên người thân yêu.
Ví như việc gọi điện hỏi thăm bố mẹ. Bởi vì ta nghĩ họ còn sống khoẻ nên ta sẽ gọi để chia sẻ cho họ những điều ta cho là có ý nghĩa, hay khi họ có vấn đề về sức khoẻ. Nhưng nếu giả sử họ nằm viện vì bị bệnh, ngày nào ta cũng muốn ở bên để trông nom họ, dù chỉ ngồi bên họ, nhìn họ thôi cũng đủ rồi. Bởi lúc ấy ta ý thức được thời gian ở bên họ là hữu hạn, là ngày mai có thể ko còn gặp họ nữa, nên ta mới trân trọng hiện tại đến thế.
Biết trước ngày mai là ngày cuối thì ngày hôm nay vẫn phải cố sống cho tốt, cho tròn nghĩa vụ và trách nhiệm, chứ ko phải đốt đời trong ma tuý hay tận hưởng 1 cách cá nhân. Ngày mai là ngày cuối của ta, nhưng ko phải ngày cuối của mọi người. Và dù ngày mai ta chết thì muôn ngày sau người ta vẫn nghĩ, vẫn nhớ, vẫn nhắc đến ta kia mà.
"Cái gì có hạn thì mới đáng quý, đáng trân trọng"
Tính hữu hạn hay vô hạn không làm bản chất của sự vật, hiện tượng thay đổi. Nếu chúng ta trân quý vì nó hữu hạn, thì cũng giống như những đứa trẻ sợ sẽ bị cướp mất món quà khỏi tay và ra sức níu giữ.
Vì tính hữu hạn của sự vật mà chúng ta mới nảy sinh sự trân quý. Vậy ngụm nước cuối cùng sẽ ngon hơn ngụm nước mọi ngày chăng? Hay lời yêu thương cuối cùng luôn sâu sắc và có giá trị hơn cả ? Không, nước vẫn là nó như mọi ngày, và tình cảm yêu thương vẫn giữ nguyên giá trị mà không bị ảnh hưởng bởi trạng thái sinh tử của người nói hoặc người tiếp nhận.
Tính hữu hạn không làm thay đổi giá trị của sự vật hiện tượng, mà việc nhận ra tính hữu hạn của sự vật làm cho con người nghĩ khác đi về bản chất của chính nó.
Bởi vậy mà không cần có deadline chúng ta mới chịu lao động, không cần chia tay để mới thấy quyến luyến, không cần đợi cha mẹ có bệnh rồi mới thể hiện sự tiếc thương.
Tầng nghĩa của @Hex đang truyền đạt đã vượt qua được sự ảnh hưởng của tính hữu hạn, đó là tầng nghĩa cao hơn và đã bao hàm ý kiến của MR.duongAQ.
Anh nghĩ nên tập trung cho hiện tại, làm thật tốt những gì mình đang cần phải làm. Đúng sai chỉ mang tính nhất thời, khi đi 1 chặng đường dài ta mới ngẫm lại và biết đúng hay sai, chứ chưa biết rõ ngay được. Nhưng kinh nghiệm của người đi trước là hãy làm tốt nhất những gì mình đang phải làm thì sau này sẽ thấy điều đó có ích.
Mình cũng từng đi qua giai đoạn "vất vưởng", chính là khi muốn đi rửa bát thuê đề kiếm tiền (phần 7). Nó không chỉ đơn thuần là ko có tiền, ko có chỗ đứng trong xã hội, mà nó còn là sự mông lung vô định, hoài nghi về bản thân, về năng lực của mình. Không còn biết thế nào là đúng, là sai. Thèm khát tìm kiếm 1 cái gì đó có thể dựa vào để lẩn tránh thực tại (khi ấy mình có ý định thử hút thuốc lá để giảm stress - nhưng rất may là không làm vậy). Chỗ dựa duy nhất chính là gia đình, là bạn bè... Mình đã trăn trở và suy nghĩ nhiều, đến khi thấy không còn gì để mất nữa thì mình dừng suy nghĩ. Mình lựa chọn 1 công việc bất kỳ, miễn là chân chính, để lao động kiến tiền. Không màng tới sự thấp kém trong công việc, không màng tới việc phải quay lại lao động tay chân, vứt bỏ đi cái tôi, sự sĩ diện... chỉ đối mặt với chính mình, tự thử thách bản thân, tự nhủ: "Đây là đáy rồi, không thể tệ hơn được nữa", nỗ lực hết mình để trèo lên.
Khó khăn về tiền bạc là thứ dễ giải quyết nhất. Chỉ khi bản thân nhụt chí thì mới khó giải quyết thôi. Có ý chí thì có con đường, dù cho phải bò bằng tay trên con đường đó mình cũng làm (và đã làm được).
Phần 7 thực ra ẩn chứa rất nhiều điều mình không nói ra hết được. Chỉ ai trong hoàn cảnh đó mới thấm. Vậy nên bạn có thể đọc thêm phần 7 và 8 nhiều lần để có thêm động lực vượt qua giai đoạn này nhé.
Bản thân anh nhận thấy cuộc đời là những mảnh ghép (anh đã nói điều này trong các phần trước, nhưng chưa nói rõ việc anh đã ghép nối chúng ra sao - có thể các phần sau anh sẽ nói rõ hơn). Những thứ em gặp đều là các mảnh ghép rời rạc. Việc của em là phải kết nối chúng lại: tìm ra sự liên kết, tìm ra những mảnh có thể nối với nhau, tìm đủ nhiều các mảnh ghép để thấy được bức tranh tổng thể... có như vậy em mới hiểu rõ hơn về bản thân, về cuộc đời mình. Khi đó mới biết đi hướng nào thì phù hợp. Còn khi chưa biết điều này, cứ vội vã quăng đi các mảnh ghép, em sẽ thấy cuộc đời mình có nhiều lỗ hổng không có cách nào lấp đầy, làm gì cũng thiếu, cũng khó khăn.
Về chuyện tình cảm thì sẽ chẳng có lời khuyên nào là đúng được. Cái này phải tự hỏi chính mình thôi em. Bản thân anh thì có 1 quan niệm là: người con gái chịu đi cùng ta qua gian khó thì đó là người ta nên đi cùng tới cuối cuộc đời. Tiền bạc, đồ vật, công việc... mất đi dễ kiếm lại được, chứ người con gái như vậy thật khó kiếm.
Nếu ko có tình cảm thì em cứ từ chối. Còn nếu thích cô ấy mà lo nghĩ cho tương lai chưa dám yêu thì nói cho cô ấy biết điều đó. Tiếp hay ko tuỳ vào lựa chọn của 2 người. Sống thật với lòng mình thì luôn đúng.
Qua 3 phần 9, 10, 11 anh muốn truyền tải 1 thông điệp: muốn ăn thì lăn vào bếp. Họ cho mình cơ hội thì phải chộp lấy. Và khi không còn gì để mất thì làm gì cũng dễ.
Theo kinh nghiệm của anh thì em không biết nói gì vì 2 điều:
- 1 là em biết quá ít. Hãy đọc nhiều, viết nhiều, nghe nhiều, nói nhiều... để các luồng tư duy trong em thông suốt, khi đó sẽ dễ dàng nhắn tin hay trò chuyện với họ.
- 2 là em nghĩ quá xa. Chưa nói ý A em đã nghĩ tới ý P, Q... rồi. Đôi khi để nói từ A đến B còn phải dẫn dắt họ qua A1, A2... A1000 rồi mới nói chuyện B được ấy. Vậy nên hãy tập trung vào từng câu chuyện một, làm nó trở nên hấp dẫn và sâu sắc hơn, thay vì nghĩ nhiều chuyện mà chẳng có chuyện gì thú vị.
Muốn tán gái thì phải bạo mồm và đừng tự ti. Mới quen nhau chưa đầy 1 tháng em có dám "thử làm người yêu 1 ngày" với họ không? Nếu cứ nghĩ xa xôi và nhút nhát thì chẳng bao giờ em dám hỏi, chứ chưa nói tới "cô ấy đồng ý rồi thì sao nữa"?
Chia nhỏ vấn đề ra, làm tốt từng phần một, rồi em sẽ thấy rõ con đường.
Chúc em thoát ế thành công.
p/s: Dương là họ của anh, không phải tên nhé
Mất rất nhiều thời gian khổ luyện thì mới tìm được hướng đi "ổn định", bắt đầu nhận ra và kết nối được những thứ đã học. Những mảnh ghép rời rạc dần vẽ thành 1 bức tranh để mình tìm ra con đường.
- Đến hiện tại thì vẫn thấy mình chưa là gì, chỉ cố gắng làm tốt nhất có thể những gì mình biết mà thôi.
Mình thấy việc đánh giá "phản hồi có chất lượng" có thể hiểu là với 1 ai đó thì có chất lượng (hay nhiều người công nhận nó có chất lượng) nhưng với bản thân tác giả ko thấy có chất lượng thì anh ta vẫn có thể lờ đi. Nếu nó thực sự có chất lượng và có ích cho anh ta thì mình nghĩ sẽ có phản ứng như sau:
- Anh ta ko trả lời, nhưng ở bài viết sau đó anh ta có thể nhắc tới nó mà ko phản biện lại (1 động thái công nhận)
- Anh ta sẽ viết hẳn 1 bài phản biện khi có đủ thông tin cần thiết.
Còn việc ko phản ứng gì, ko đoái hoài đến nó thì có thể nghĩ nó ko có chất lượng với anh ta.
Giống như người đọc, nếu thấy những gì anh ta viết ko có chất lượng, cách tốt nhất là ko có phản hồi. Còn việc phản hồi (dù công nhận hay công kích) thì đều chứng tỏ những điều anh ta nói có chất lượng (ko phải cứ có chất lượng thì là tốt).
Thường khi nhìn nhận 1 thứ gọi là "cơ hội", ta thường nhìn vào cái "được" chứ ít khi nhìn cái "mất". Bản thân anh thì hay nhìn vào cái "mất" hơn là nhìn cái "được". Cả 2 cách nhìn này đều không tốt, bởi được cái này thì mất cái khác. Nó thường là sự đánh đổi. Có chăng ta thấy nó tốt vì ta đổi cái A (không còn phù hợp nữa) lấy cái B (là cái có lợi).
Nên với những quyết định lớn, có thể khi lựa chọn nó, ta sẽ mất đi toàn bộ những gì ta đang có, hoặc sẽ đạt được điều mà ta sẽ ko thể có nếu ko nắm lấy cơ hội. Ko thể biết trước, nhưng phải lường trước được.
Khi đã chuẩn bị tinh thần "trở về số 0" thì ta mới toàn tâm toàn ý làm theo quyết định của mình.
Anh có quan niệm thế này:
- Khi 1 cánh cửa đã mở ra, ta không thể đóng nó lại như trước được nữa.
Tức là ngay khoảnh khắc ta đưa ra quyết định, ta đã không còn như trước được nữa. Ta đã "mất" con người của ta trước đây để trở thành 1 con người của hiện tại, của thời khắc sau khi ra quyết định. Vậy nên chỉ có cách đi tiếp và sống với lựa chọn của mình, ko thể quay lại. Và nếu có "mất" nhiều hơn "được" thì vẫn phải chấp nhận.
Đó cũng là tinh thần của anh xuyên suốt series này.
Mình thấy thế này:
Viết chỉ để viết thôi nó giống như chơi game chỉ để chơi thôi.
Đó là giai đoạn đã lột bỏ hết những vỏ bọc bên ngoài để đi vào bản chất của vấn đề, cũng là 1 cảnh giới cao trong việc tự nhận thức rồi.
Họ làm được khi và chỉ khi:
- Hiểu rõ mình muốn gì, có gì, cần gì
- Biết rõ phương pháp để hành động
- Không bị dao động bởi các tác nhân bên ngoài
Chỉ khi tự bản thân họ thấm nhuần điều đó thì họ mới duy trì được hành động, còn không chỉ duy trì được nhất thời thôi. Nếu không thấm được điều đó, họ sẽ xuất hiện những lo lắng, suy nghĩ, trăn trở... về mục đích của họ, về động cơ và phương pháp này. Điều ấy cũng dễ khiến họ dừng lại
Như chơi 1 game mà chỉ để chơi, ko quan tâm tới nhà phát hành làm gì, ko quan tâm tới những người chơi khác nói gì, làm gì thì rất dễ bị chán, mất phương hướng. Mặc dù game đó vẫn hay nhưng nó không đủ sức hút họ gắn bó lâu dài.
---
Ở mỗi 1 điểm chạm sẽ cần có cách hành xử khác nhau, mỗi nhóm đối tượng cần tác động khác nhau. Nó đòi hỏi hệ thống phải đủ lớn, đủ mạnh để thu hút họ, giữ chân họ, và để họ phát triển. Đây là bài toán luôn thay đổi lời giải, chỉ có cách thích nghi và điều chỉnh liên tục (từ cả 2 phía, nhưng sự chủ động nằm ở nhà phát hành).
Nguyên tắc là: đất lành thì chim đậu, hữu xạ tự nhiên hương.
Qua 3 phần 9, 10, 11 anh muốn truyền tải 1 thông điệp: muốn ăn thì lăn vào bếp. Họ cho mình cơ hội thì phải chộp lấy. Và khi không còn gì để mất thì làm gì cũng dễ.
Theo kinh nghiệm của anh thì em không biết nói gì vì 2 điều:
- 1 là em biết quá ít. Hãy đọc nhiều, viết nhiều, nghe nhiều, nói nhiều... để các luồng tư duy trong em thông suốt, khi đó sẽ dễ dàng nhắn tin hay trò chuyện với họ.
- 2 là em nghĩ quá xa. Chưa nói ý A em đã nghĩ tới ý P, Q... rồi. Đôi khi để nói từ A đến B còn phải dẫn dắt họ qua A1, A2... A1000 rồi mới nói chuyện B được ấy. Vậy nên hãy tập trung vào từng câu chuyện một, làm nó trở nên hấp dẫn và sâu sắc hơn, thay vì nghĩ nhiều chuyện mà chẳng có chuyện gì thú vị.
Muốn tán gái thì phải bạo mồm và đừng tự ti. Mới quen nhau chưa đầy 1 tháng em có dám "thử làm người yêu 1 ngày" với họ không? Nếu cứ nghĩ xa xôi và nhút nhát thì chẳng bao giờ em dám hỏi, chứ chưa nói tới "cô ấy đồng ý rồi thì sao nữa"?
Chia nhỏ vấn đề ra, làm tốt từng phần một, rồi em sẽ thấy rõ con đường.
Chúc em thoát ế thành công.
p/s: Dương là họ của anh, không phải tên nhé.
tình yêu = cảm xúc + trách nhiệm.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất