Luận điểm "ngón tay chỉ trăng" rất hay. Thường người ta không có 1 mục tiêu dài hạn, vì vậy rất dễ bị cuốn theo những tác động bên ngoài. Mục tiêu dài hạn chính là kim chỉ nam, vạch ra hướng đi cho ta. Những ý kiến phù hợp với con đường đó thì ta tiếp nhận, không phù hợp thì ta bỏ qua. Đích ngắm của ta là "trăng" thì không để tâm tới ai chỉ, hay có mây mù che lối ta vẫn hướng tới đúng đích đó.
Mỗi luận điểm, ngôn từ đều như thức ăn. Muốn biết nó ngon, bổ tới đâu thì phải nhai kỹ, thưởng thức và cảm nhận hương, vị, rồi xem khả năng tiêu hóa tới đâu. Không nên cứ thấy cái gì cũng vội nuốt vào, chẳng phân biệt được món ngon với thứ ôi thiu, độc hại.
mình thấy rằng người giàu là người ta học để làm, từ đó mới trở nên giàu. Tức là họ có mục đích là kiếm tiền, và phương pháp của họ là học và làm
Còn người "học giỏi mà vẫn nghèo" thì họ coi việc "học giỏi" là mục đích, và học là phương pháp duy nhất họ thực hiện.
Trải nghiệm theo ý mình là những gì chúng ta trải qua và suy ngẫm về nó. Sau quãng thời gian đi học chúng ta rút ra được kinh nghiệm gì, cách chúng ta thu nhận kiến thức, cách xây dựng các mối quan hệ, cách đặt mục tiêu, cách vượt qua áp lực thi cử... đó chính là cái cần đúc rút ra được để ứng dụng vào trường đời.
Thứ 2 là mình chỉ nói về nếu học đh chỉ chăm chú vào lý thuyết, vào điểm số thì sẽ khiến người học gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với thực tế, vì công việc quan trọng hiệu quả chứ không quan trọng làm đúng lý thuyết hay không.
Thứ 3 là bạn nói trường đại học dạy kỹ năng cứng, nhưng thực sự sau khi ngẫm kỹ thì đại học không phải dạy kỹ năng, chỉ trường nghề mới dạy kỹ năng. Đại học dạy tư duy giải quyết vấn đề và cách kết nối các điều kiện, khả năng để giải quyết. Do đó ở trình độ đại học mà yếu về kỹ năng mềm sẽ khó có thể có cách giải quyết tốt.
Thứ 4 là bài viết mình đặt ở mục truyền cảm hứng, không phải luận điểm để cần phản biện. Đúng hay sai thì nó chỉ thể hiện người đọc có thấy cảm hứng sau khi đọc không thôi. Nội dung viết mang tính chất selfhelp nên bạn đọc thấy giống như sách selfhelp nói. Còn đúng sự thật hay không thì như bao điều chúng ta đã đọc trong sách selfhelp: đúng với người này nhưng không đúng với người khác. Do quan điểm và cách tiếp nhận của mỗi người khác nhau.
Tuổi 27 cũng là độ tuổi mà bạn đã trải đời 1 chút, hiểu về môi trường công việc, hiểu rõ bản thân, biết mình làm được gì, muốn gì, thiếu gì. Ở tuổi này bạn dễ phân vân, thiếu định hướng bởi giai đoạn này tự lập nhiều. Tuy nhiên bạn cũng gặp vấn đề ở chỗ chỉ nghĩ cái mình muốn, mà không nghĩ tới trách nhiệm của bản thân. Bạn đã tự đứng được chưa hay vẫn phụ thuộc bố mẹ? Bạn đã lấy vợ có con chưa? Vợ con bạn sẽ sống sao nếu bạn không kiếm tiền nuôi họ? Rất nhiều thứ về cơm, áo, gạo, tiền nó sẽ bủa vây lấy bạn. Và nếu bạn còn loay hoay, còn mơ mộng thì bạn sẽ rất dễ gặp khủng hoảng trong giai đoạn này. Cách tốt nhất là đừng tránh né vấn đề đó mà dũng cảm đối mặt, suy nghĩ, chấp nhận khủng hoảng, chấp nhận khó khăn... để giải quyết các vấn đề đó. Bạn sẽ bớt mơ mộng, sẽ thực tế, thực dụng hơn, nhưng điều đó mới giúp bạn tồn tại tốt hơn. Hãy làm sao khẳng định bản lĩnh trước, rồi theo thời gian bổ sung dần năng lực. Đừng quá chú trọng vào năng lực trong khi các vấn đề thực sự quan trọng trong cuộc sống bạn lại không dám đối mặt.
Đôi lời chia sẻ.
- Mục tiêu của bạn là gì? Nếu bạn chưa có mục tiêu nào khác ngoài thi đại học thì bạn phải tung hết khả năng với nó. Bởi đó là cái cọc của bạn. Nếu không bám lấy thì bạn sẽ bị dòng đời kéo xuống đáy vực. Chắc gì bạn đã may mắn như người khác?
- Bạn nghĩ sao về đại học cũng không quan trọng bằng bạn nghĩ sao về bản thân bạn. Bạn không yêu quý bản thân, không yêu quý những thứ xung quanh mình thì bạn sẽ đánh mất nó rất dễ dàng, dù bạn có qua đại học hay không. Đừng mải mê nghĩ về những thứ xa vời. Những thứ quanh bạn mới thực sự có giá trị. Mọi người kỳ vọng vào bạn cũng bởi họ mong bạn thành công. Nên chỉ cần bạn cố gắng là được. Thành hay bại chỉ là 1 bước chân. Cuộc đời này đâu phải chỉ ngã 1 bước là hết. Đáp lại kỳ vọng bằng nỗ lực hay bằng sự lười nhác, tất cả do bạn quyết định.
- Sẽ đến ngày bạn có gia đình riêng, có con cái. Bạn sẽ nói gì với con của bạn khi nó đứng trước kỳ thi đại học? Bảo nó "không đỗ thì đừng vác mặt về gặp tao" hay "cha/mẹ tin vào quyết định của con"? Dù không ai nói ra thì bạn hãy luôn biết rằng họ luôn muốn nói "Họ tin vào quyết định của bạn. Cả tôi cũng vậy. Tôi tin mọi quyết định của bạn lúc này là tốt nhất với bạn". Đừng do dự nữa, hãy hành động nào.
- Đôi lời tâm sự -
Bản thân tôi thì đã không còn gọi "nghề nghiệp" và "đam mê" nữa, mà chuyển sang gọi là "phải làm" và "muốn làm". Phải làm với tôi có nghĩa rộng hơn là nghề nghiệp. Phải làm là thứ giúp chúng ta tồn tại. Muốn làm là thứ giúp chúng ta phát triển. Nếu nói kỹ quá về 2 phạm trù này thì cũng khá lạc đề. Nhưng ý tôi muốn chia sẻ ở đây là: trong nghề nghiệp có cái ta muốn làm và có cái ta phải làm. Cả trong đam mê cũng vậy. Nếu không nhận ra cái gì phải làm, cái gì muốn làm thì chúng ta sẽ chẳng thể duy trì và phát triển nghề nghiệp hay đam mê.
Trong nghề nghiệp, cái phải làm là nhiệm vụ được giao, chỉ tiêu cần hoàn thành, báo cáo phải nộp... còn cái muốn làm có thể là học thêm 1 kỹ năng, đọc thêm 1 cuốn sách hỗ trợ tư duy làm việc, làm thêm giờ để có thêm tiền...
Trong đam mê, cái phải làm là phải thường xuyên duy trì nó. Nếu không duy trì, đam mê sẽ nhanh chóng tắt và thay bằng 1 đam mê khác. Nếu không đủ khả năng duy trì thì bạn sẽ sớm nhận ra thứ bạn từng đam mê nó vớ vẩn thế nào. Cái muốn làm là tạo ra thu nhập từ đam mê, nhưng khi bản thân chưa duy trì được ngọn lửa đó thì mong gì nó đủ sức đốt cháy 1 thứ gì đó. Hãy duy trì đam mê và kết nối nó với các công việc có thể tạo ra thu nhập - đó là chất dẫn cháy giúp đam mê của bạn phát triển.
Đây là góc nhìn của tôi, xin chia sẻ cùng tác giả.
Hướng tới việc lập gia đình, an toàn trong mối quan hệ.
Bài viết rất hay. Mình cũng từng yêu xa 1 thời gian và thời gian yêu nhau khá lâu (yêu gần 6 năm, xa nhau khoảng 2 năm và đã cưới nhau được hơn 1 năm) thì mình có 1 vài chia sẻ thế này:
1. Cần tạo sự mới lạ, thú vị trong tình yêu.
Yêu lâu hay yêu xa thì đều dễ mắc phải việc bị nhàm chán. Ở xa nhau thì cái duy nhất giúp duy trì đó chính là sự chủ động của cả 2. Cả 2 cần hướng về nhau. Điều này thực sự là khó, đặc biệt khi chúng ta bước vào môi trường công việc, kiếm tiền. Các mối quan hệ mới sẽ dễ khiến người ta bị cuốn hút. Cho nên để duy trì tình yêu, phải biết cách làm nó trở nên mới.
Mới ở đây có ý là ko để người kia biết trước điều bạn định làm. Viết 1 bức thư tay, gửi tặng 1 món quà, tặng 1 video bài hát... đừng để họ đoán được, hoặc đừng thực hiện quá thường xuyên để dễ đoán trước. Cần luôn sáng tạo, tìm kiếm sự mới là, bất ngờ dành cho nhau. Có như thế mới ko khiến họ hướng sang những mối quan tâm khác.
Đừng để tình yêu đi vào lối mòn và chết bởi nhàm chán rồi lại nói ai đó thay lòng. Chính bản thân mình ko chủ động trong việc cuốn hút đối phương, mà chỉ nghĩ có rồi là đương nhiên sẽ có mãi, thì sẽ rất dễ đánh rơi.
2. Hướng tới việc lập gia đình, an toàn trong mối quan hệ.
Khi yêu xa, cái thiếu nhất đó là sự an toàn. Đặc biệt phụ nữ họ nhạy cảm với sự an toàn hơn đàn ông. Bạn không tạo ra sự an toàn thì bạn rất dễ bị họ thay lòng. Chúng ta cứ cho rằng yêu là phải chung thủy thế nọ thế kia, nhưng bản năng của phụ nữ là tìm nơi an toàn. Người đàn ông họ yêu không khiến họ thấy an toàn thì họ sẵn sàng bỏ đi tìm nơi khác. Dù họ không nói ra nhưng bạn cần coi đó là sự đương nhiên.
Không đảm bảo khả năng tài chính, không bảo vệ họ trước khó khăn, không dám đối mặt với rắc rối trong mối quan hệ, thiếu sự quan tâm... đều là tín hiệu cảnh báo về sự không an toàn. Phải luôn trao đổi với cô ấy, chia sẻ để cô ấy nhận ra rằng bạn đang hướng tới việc sẽ bảo đảm an toàn cho cô ấy. Con gái rất hay tin vào những gì họ nghe thấy. Các cụ nói "Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt". Hãy luôn nói chuyện thẳng thắn, chân thật để cô ấy cảm nhận được điều đó qua những gì cô ấy nghe thấy, đọc thấy.
3. Thường xuyên tâm sự nhưng tránh những chủ đề nhàm chán
Trong tình yêu thì cái khó làm nhất là việc duy trì được việc 2 người tâm sự, chia sẻ thật lòng với nhau. Chỉ khi người ta tin tưởng nhau thật sự, yêu nhau thật sự thì người ta mới chia sẻ những điều thầm kín nhất với nhau. Cho nên phải biết xoay quanh nhiều chủ đề, đừng mãi đi theo 1 chủ đề.
Ví dụ như công việc, lúc mới đi làm có rất nhiều thứ để kể cho nhau nghe. Nhưng nghe nhiều sẽ chán. Chẳng nghĩ được gì ngoài chuyện công việc? Hay nói những chủ đề mà người ta biết thừa bạn đang muốn nói gì? Stop. Hãy tìm chủ đề khác mới mẻ hơn.
Hãy lắng nghe cô ấy nhiều hơn, hãy để họ được nói trước.
Hãy thoải mái chia sẻ mọi chuyện, kể cả chuyện khó nói nhất (chủ đề tình dục, chủ đề mẹ chồng, những thiếu sót của nhau...)
4. Yêu xa không bỏ qua tình dục
Có thể nói điều này hơi quá, nhưng đây là cái không được bỏ qua trong tình yêu. Yêu mà ko có tình dục thì mất tới hơn 50%. Chính vì thế mà yêu xa lại càng khó khi ko có tình dục. Hãy lắng nghe nhu cầu này của bản thân, của cô ấy. Hãy chia sẻ với cô ấy chuyện này. Bởi nếu yêu nhau tất yếu sẽ có ham muốn tình dục. Chia sẻ chân thành và thẳng thắn, để hiểu nhau hơn và an tâm hơn. Đừng vì thiếu thốn mà giấu nhau làm bậy. Bởi cả 2 đều biết mình thiếu, và nếu ko nói ra sẽ chẳng ai biết người kia sẽ làm gì khi chẳng thể gặp nhau trực tiếp.
Có lẽ mình chia sẻ hơi nhiều và dài dòng, nhưng nếu bạn đã xác định 1 tình yêu chân thành thì hãy bổ sung thêm những điều này vào những suy nghĩ của bạn, bởi đến 1 lúc nào đó bạn sẽ cần tới nó.
Chúc bạn và người yêu của bạn hạnh phúc bên nhau.
Khi yêu xa, cái thiếu nhất đó là sự an toàn. Đặc biệt phụ nữ họ nhạy cảm với sự an toàn hơn đàn ông. Bạn không tạo ra sự an toàn thì bạn rất dễ bị họ thay lòng. Chúng ta cứ cho rằng yêu là phải chung thủy thế nọ thế kia, nhưng bản năng của phụ nữ là tìm nơi an toàn. Người đàn ông họ yêu không khiến họ thấy an toàn thì họ sẵn sàng bỏ đi tìm nơi khác. Dù họ không nói ra nhưng bạn cần coi đó là sự đương nhiên.
Không đảm bảo khả năng tài chính, không bảo vệ họ trước khó khăn, không dám đối mặt với rắc rối trong mối quan hệ, thiếu sự quan tâm... đều là tín hiệu cảnh báo về sự không an toàn. Phải luôn trao đổi với cô ấy, chia sẻ để cô ấy nhận ra rằng bạn đang hướng tới việc sẽ bảo đảm an toàn cho cô ấy. Con gái rất hay tin vào những gì họ nghe thấy. Các cụ nói "Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt". Hãy luôn nói chuyện thẳng thắn, chân thật để cô ấy cảm nhận được điều đó qua những gì cô ấy nghe thấy, đọc thấy.
"Chấp nhận" thực tế để ngừng than vãn
- Nhận lấy những việc phải làm, nhận những thứ có thể không xứng với những gì ta bỏ ra (nhẫn)
- Khi mọi điều ta làm, thái độ ta thể hiện khiến người khác "công nhận", đó là lúc họ cũng đáp trả lại cho ta cái gọi là "hạnh phúc".
Cứ nghĩ đơn giản cho đời thanh thản: làm được cái gì, làm gì tốt nhất thì cứ làm, làm thật nhiều. Tặng thêm bạn bài thơ nữa:
Con đường không tự nhiên mà có
Cỏ dẫm thật nhiều tránh lối đi
Cứ vững bước trên đường ta chọn
Bởi "vô cầu" sẽ chẳng mất gì.
Theo mình thấy việc vào môi trường nào thì bản thân ta khó quyết định được. Môi trường hay dở ra sao, có những cá nhân tốt hay yếu kém thế nào thì phải vào mới biết, qua 1 thời gian mới nhận ra. Bởi thế nên khó có thể chọn, mà vấn đề là sự thích nghi. Ừ thì có thể bạn chọn trường chuyên, chọn công ty lớn để tham gia, nhưng cụ thể vẫn là 1 lớp, 1 phòng ban nào đó, mà ở đó tốt xấu ra sao ta cũng chưa biết ngay được.
Sự thích nghi thì lại phụ thuộc nhiều vào thái độ sống cũng như sự cởi mở của bản thân. Thái độ tích cực thì trong môi trường nhiều người giỏi sẽ thấy mình cần cố gắng, thấy mình học được nhiều điều hay, thấy may mắn khi được làm cũng những người giỏi. Ngược lại nếu thái độ tiêu cực thì tự ti, ganh tị, đố kị, dù có cố gắng cũng chỉ mang tính cá biệt, hơn thua cụ thể 1 cá nhân, thay vì suy nghĩ phát triển bản thân, vì lợi ích tập thể...
Môi trường người kém hơn cũng vậy. Việc đứng ở vị trí top1 nếu suy nghĩ tích cực thì đó ko phải sự thoả mãn. Còn nhiều vấn đề phải giải quyết, khi mà chỉ có người trong cuộc mới nhìn ra, thay vì thoả mãn rồi ngừng phấn đấu.
Có thể mình thuộc trường phái coi trọng thái độ bản thân hơn là coi trọng môi trường. Nhưng mình không thích việc đổ lỗi cho hoàn cảnh trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu nó là hoàn cảnh, thì nó không có lỗi, nó là đương nhiên, là tất yếu sẽ xảy ra. Còn việc nhìn nó và hành động theo hướng nào, ấy là sự lựa chọn của mình. Nên nếu xảy ra lỗi thì đó là lỗi của mình
Theo mình thấy việc vào môi trường nào thì bản thân ta khó quyết định được. Môi trường hay dở ra sao, có những cá nhân tốt hay yếu kém thế nào thì phải vào mới biết, qua 1 thời gian mới nhận ra. Bởi thế nên khó có thể chọn, mà vấn đề là sự thích nghi. Ừ thì có thể bạn chọn trường chuyên, chọn công ty lớn để tham gia, nhưng cụ thể vẫn là 1 lớp, 1 phòng ban nào đó, mà ở đó tốt xấu ra sao ta cũng chưa biết ngay được.
Sự thích nghi thì lại phụ thuộc nhiều vào thái độ sống cũng như sự cởi mở của bản thân. Thái độ tích cực thì trong môi trường nhiều người giỏi sẽ thấy mình cần cố gắng, thấy mình học được nhiều điều hay, thấy may mắn khi được làm cũng những người giỏi. Ngược lại nếu thái độ tiêu cực thì tự ti, ganh tị, đố kị, dù có cố gắng cũng chỉ mang tính cá biệt, hơn thua cụ thể 1 cá nhân, thay vì suy nghĩ phát triển bản thân, vì lợi ích tập thể...
Môi trường người kém hơn cũng vậy. Việc đứng ở vị trí top1 nếu suy nghĩ tích cực thì đó ko phải sự thoả mãn. Còn nhiều vấn đề phải giải quyết, khi mà chỉ có người trong cuộc mới nhìn ra, thay vì thoả mãn rồi ngừng phấn đấu.
Có thể mình thuộc trường phái coi trọng thái độ bản thân hơn là coi trọng môi trường. Nhưng mình không thích việc đổ lỗi cho hoàn cảnh trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu nó là hoàn cảnh, thì nó không có lỗi, nó là đương nhiên, là tất yếu sẽ xảy ra. Còn việc nhìn nó và hành động theo hướng nào, ấy là sự lựa chọn của mình. Nên nếu xảy ra lỗi thì đó là lỗi của mình
Nhưng biết mình là chưa đủ, cần biết NHẪN TÂM nữa. Phải dẹp bỏ được cái tự ti, đố kị bên trong thì mới có thể hoà mình vào bất kỳ môi trường, hoàn cảnh nào mà vẫn sống tốt. Nhẫn nại với hoàn cảnh, với tâm hồn bao dung, và khắt khe với bản thân.
Biết là 1 chuyện, còn chế ngự được không lại là chuyện khác.
Để 20, 30 năm sau có thể nói với con bạn rằng "be like me" như trâm ngôn của bạn, thì mình có lời khuyên thế này: hãy tự quyết định cuộc sống của bạn.
1. Vấn đề gia đình.
Muốn biết 1 người có thể sa ngã tới đâu, hãy đọc bài viết "hãy đọc khi không có ai bên cạnh" của tác giả Một cốc muối (bài viết trong spiderum). Mình tin đấy là 1 truyện có thật mà truyền cảm hứng mạnh mẽ.
Có thể bạn ko hiểu /nhận thức/ cảm nhận được tình yêu gia đình, chỉ ác cảm với đòn roi. Nhưng có lẽ bạn bị ác cảm đó mà quên đi đó là nơi duy nhất chào đón bạn. Có thể mọi thứ sẽ tệ hại hơn nữa khi mất nó. Vấn đề là bạn xác định mất nó theo hướng nào: tự tử, chờ bố mẹ già yếu rồi mất, hay bỏ nhà đi, hay chủ động tách ra khỏi bố mẹ để tự lập.
Bạn cũng đã là sv đại học rồi. Cũng bớt chịu ảnh hưởng, áp đặt từ gia đình. Bạn có thể tự bước đi được rồi. Hãy tự quyết định con đường sắp tới của bạn.
2. Cuộc đời bạn cũng mới xoay quanh gia đình, trường học chứ chưa có yếu tố xã hội. Cái gọi là "giỏi" cũng vẫn đang ở mức giỏi học, giỏi thi, chưa có "giỏi kiếm tiền", mà ra ngoài xã hội thì ai giỏi kiếm tiền mới hơn người. Bởi thế bạn nên dần ý thức chuyện mình có thể làm gì khi ra xã hội. Nói là dần ý thức, bởi nếu sa đà kiếm tiền bây giờ thì bạn lỡ dở học hành còn nguy hại hơn.
Học thì vẫn phải học cho xong. Làm gì thì làm tới đích. Nhưng có thể tìm hiểu, có thể làm thêm, có thể suy nghĩ và chuẩn bị từ bây giờ. Chứ đợi tới khi ra trường là muộn rồi.
3. Những cái bạn nêu ra, bản thân mình cũng đã nếm trải. Có thể bạn nghĩ "mịa, lão này như kiểu cái đéo gì cũng biết, nói cứ như sách vở". Tôi cũng là kẻ bình thường như bạn thôi, khác là tôi ở HN và tôi đi trước bạn khoảng 10 năm. Cha mẹ tôi cũng ép học, tôi cũng thi đạt giải vật lý cấp Quận (ko tới cấp QG như bạn, nhưng đó cũng là cú hích tinh thần khá lớn để tôi có cái mà tự hào), tôi cũng bị gia đình chia cắt chuyện tình cảm, từng nghĩ (và cả thực hiện) việc tự tử (ko thành công, có lẽ chỉ để doạ). Cuộc đời tôi cũng xuống đáy, trượt đh 2 lần, học cao đẳng 1 ngành khó xin việc. Vậy đấy, 10-12 năm trước tôi còn thảm hơn bạn bây giờ. Nhưng chả sao, tôi quan niệm "đàn ông phải rèn mình qua gian khó". Bởi thế tôi hiểu bạn cũng loay hoay, mất phương hướng, mất niềm tin vào gia đình, vào bản thân, không có chỗ dựa... vấn đề là bạn sẽ cần tới trải nghiệm xã hội nữa. Bạn cũng cần mạnh mẽ và chủ động hơn nữa.
Bạn tự vẽ cho bạn 1 tương lai, 1 mục đích, rồi hành động để đạt lấy nó. Sống có mục đích bao giờ cũng dễ sống hơn, và đấy là cách tốt nhất giúp bạn vượt qua tháng ngày gian khó. Nói đúng kiểu self help, nhưng lời khuyên đúng nhất vẫn là "hãy tự cứu lấy mình trước khi trời cứu".
Bạn muốn làm gương cho con bạn, thì bạn có thể học lấy tấm gương 1 người đi trước.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Bạn không tự chứng tỏ bạn có "chất" thì bài thử đầu đời này sẽ hạ gục bạn thôi. Nói hơi phũ 1 tí, nhưng đấy là quy luật sinh tồn bạn ạ. Bạn yếu thì đời sẽ đào thải bạn thôi. Thế nên, hãy tự sinh tồn và tự quyết định cuộc đời, chứ tự tử thì ai chả nghĩ được và làm được, nhưng thế thì đơn giản quá.
Giao tiếp đâu phải chỉ có 1 mục đích là kiếm thêm bạn. Theo mình mục đích quan trọng nhất trong giao tiếp chính là để người khác hiểu/biết bạn muốn gì, có thể làm gì.
Bạn không nói ra thì sao người khác biết được.
Bạn không thể hiện ra thì sao người khác thấy được.
Ngày trước mình cũng là 1 người ngại giao tiếp. Đứng trước 1 người lạ là chẳng mở được mồm. Bản thân mình thích làm việc 1 mình, quen với sự cô đơn, chẳng cần đến ai. Ngồi ôm máy tính với điện thoại cả tuần cũng chẳng sao. Nhưng sâu thẳm bên trong mình rất muốn có 1 người hiểu mình, ở bên cạnh mình cho khỏi cô đơn.
Và trên chặng đường khắc phục vấn đề ngại giao tiếp, mình thấy vấn đề ko phải là có thêm bạn bè, mà là hiểu rõ hơn con người ở bên trong của mình. Khiến nó bộc lộ ra nhiều hơn, khiến mình sống đúng với con người thật hơn. Cảm giác như làm bạn với chính mình vậy. Cuối cùng khi đã làm chủ được con người ấy, thì cũng là lúc mình tự tin trong mọi chuyện. Có thể nói chuyện với bất kỳ ai, bất kỳ chủ đề gì. Không phải là để khoe sự hiểu biết, không phải muốn kết bạn với họ, mà đơn giản là nói ra điều tôi nghĩ, tôi muốn nói, để tôi sống với đúng con người của tôi.
Một ngày nào đó, bạn sẽ đứng trước tấm gương lớn, nhìn sâu vào đó và mỉm cười với người bạn đã ẩn mình suốt mấy chục năm, như đón chào 1 người tri kỷ.
Nói chung nguyên tắc trong cuộc sống thì đều đã được cổ nhân dạy rồi, đôi khi chúng ta lờ đi mà không tuân theo. Mình vẫn nhớ nguyên tắc sống như nước. Cụ thể trong vấn đề này là nước chảy vào 1 cái hố.
Muốn chảy tiếp, điều đầu tiên là không được khiến cái hố đó không có đáy. Phải xác định được đáy và bịt kín cái đáy đó, không để thủng.
Tiếp theo phải lấp đầy cái đáy đó = nước. Chảy vào đó đến khi nó đầy, tràn ra mới chảy tiếp được.
Đừng thấy nước đang đổ vào hố mà vội mất tinh thần. Đừng thấy chảy lâu mà hoang mang. Vấn đề là hố của bác to thì lâu đầy. Muốn đầy nhanh cái hố để chảy tiếp thì chỉ có 2 nguyên tắc duy nhất:
- Không được thủng đáy.
- Kiên trì
Ngoài ra muốn nhanh đi tiếp thì phải đẩy dòng nước của bạn chảy nhanh hơn, mạnh hơn để nhanh lấp đầy cái hố. Đừng nghĩ tới đào rộng cái hố ra. Hãy nghĩ tới chặng đường phía sau cái hố đó.
Tôi, 27t vẫn đang thất nghiệp, tiêu những đồng tiết kiệm cuối cùng, bị ny dọa bỏ, sống về đêm, lạc trôi giữa đời.
Cũng là tôi, 33 tuổi, ngồi gõ phím với lương hơn 10 củ, mang cái danh đi dạy người. Vợ đẹp con ngoan. Vẫn là cái cô ny dọa bỏ tôi mà lại cưới.
Có thể nói tôi cũng đã đi qua cái giai đoạn mà bạn mới bước vào. Có thể tôi không xuống sâu như bạn, nhưng cũng là đáy của đời tôi. Và tôi nhận ra là khi đã ở đáy, mình không được phép xuống sâu hơn nữa. Xuống nữa là chết vật lý luôn. Cảm giác như đang ở mép bờ vực vậy.
Ấy nhưng khi đó, tôi nhận ra 1 điều là khi bị dồn vào chân tường, tôi mới nhận ra con người thật của mình. Tôi làm được gì thì tôi làm ngay, không suy nghĩ hay chần chừ nữa. Tôi cũng không quan tâm tới kiếm được bao nhiêu tiền, mà chỉ quan tâm tôi làm được gì, để lại được gì, bởi chỉ chút nữa thôi là tôi xuống vực rồi.
Tôi cũng trăn trở về tình duyên, về tiền bạc. Và 1 người bạn già nói với tôi rằng:
- Về tiền bạc, đừng nghĩ đến "CHI", hãy chỉ quan tâm xem làm thế nào để "Kiếm" được tiền, bằng mọi khả năng của mình (tất nhiên là tích cực, kiếm = chất xám, bằng sức lao động, không phải buôn lậu hay bán nội tạng)
- Về tinh duyên, hãy cứ để nó tự nhiên. Đến tự đến, đi tự đi, không nên cố níu kéo hay tiếc nuối. Nếu bản thân là 1 người thất bại, thì ny đi tìm nơi khác an toàn hơn là tất yếu. Muốn cô ấy yêu mình thì mình phải làm chỗ dựa cho cô ấy được đã. Không làm được thế thì đừng nghĩ tới gì khác.
Rồi tôi tìm thấy niềm vui khi chút hiểu biết của mình giúp được người khác. Tôi nhận ra mình làm được 1 số thứ mà người khác không làm được, hay người ta không muốn làm. Khi làm vậy, tôi vừa vui, vừa có tiền. Vừa làm tôi vừa cởi mở hơn, giới thiệu bản thân nhiều hơn, kết bạn, nói chuyện, gặp gỡ nhiều hơn. Dần dần tôi thấy có nhiều cơ hội mở ra, như chờ tôi với tay ra nắm lấy. Hóa ra mọi thứ đang ở xung quanh mình mà mình không nhận ra.
Chỉ tới khi không còn gì để mất, ta mới nhận ra những thứ đã mất hóa ra chỉ là bước đi của đời ta. Nếu ta không soi kỹ lại từng bước tiếp theo, có thể ta sẽ rơi xuống vực nếu cứ nhắm mắt mà bước. Cách vượt qua bờ vực, ấy là dồn hết sức vào chân, tay, đầu óc. Hãy tung người bật 1 cú thật mạnh. Vì đằng nào cũng xuống vực, chỉ là bây giờ hoặc vài chục năm sau thôi.
Nói chung nguyên tắc trong cuộc sống thì đều đã được cổ nhân dạy rồi, đôi khi chúng ta lờ đi mà không tuân theo. Mình vẫn nhớ nguyên tắc sống như nước. Cụ thể trong vấn đề này là nước chảy vào 1 cái hố.
Muốn chảy tiếp, điều đầu tiên là không được khiến cái hố đó không có đáy. Phải xác định được đáy và bịt kín cái đáy đó, không để thủng.
Tiếp theo phải lấp đầy cái đáy đó = nước. Chảy vào đó đến khi nó đầy, tràn ra mới chảy tiếp được.
Đừng thấy nước đang đổ vào hố mà vội mất tinh thần. Đừng thấy chảy lâu mà hoang mang. Vấn đề là hố của bác to thì lâu đầy. Muốn đầy nhanh cái hố để chảy tiếp thì chỉ có 2 nguyên tắc duy nhất:
- Không được thủng đáy.
- Kiên trì
Ngoài ra muốn nhanh đi tiếp thì phải đẩy dòng nước của bạn chảy nhanh hơn, mạnh hơn để nhanh lấp đầy cái hố. Đừng nghĩ tới đào rộng cái hố ra. Hãy nghĩ tới chặng đường phía sau cái hố đó.
Viết rất hay! Tâm đắc câu: "Khi người ta ở vào những vị trí khác nhau, người ta sẽ tận dụng hết mọi điều kiện mình có. Có mấy người dại dột bao giờ".
Ở cảnh con nhà quan, mới thấy được cái mặt tối của chốn quan trường. Những thứ mà người bình thường không thấy được. Vậy nên miệng đời thường chỉ nói theo cái họ nhìn thấy. Còn mình sẽ nói và làm theo cái mình thấy.
Mấy hôm trước có đọc bài về chuyện "Điểm số của con giáo viên", thấy quan điểm "con giáo viên được ưu ái điểm số là bất công", mình cho rằng công bằng. Công bằng giống việc "con quan thì lại làm quan". Người ta có lợi thế, có điều kiện thì người ta tận dụng thôi. Công bằng là khi người ta tận dụng tất cả năng lực và điều kiện có được để đạt mục tiêu. Thiếu điều kiện thì năng lực phải nhiều hơn để bù đắp lại.
Việc "không thèm tận dụng lợi thế" như bạn nói, về thực chất chỉ là không đi cái đích của người khác. Chứ từ điểm xuất phát, những chặng đầu hoàn toàn có lợi thế mà bản thân ta không nhận ra. Điều kiện học tập tốt hơn, được vào trường lớp tốt hơn, gặp gỡ giáo viên, bạn bè tốt hơn, những mặt trái trong quá trình giáo dục cũng ít tiếp xúc hơn... rất nhiều thứ hội tụ lại để đến 1 ngày bạn có thể tự tin nói rằng "con muốn đi theo con đường của riêng mình".
Người ta không được chọn nơi sinh ra, cũng chưa thể tự chọn cách lớn lên khi chưa đủ trưởng thành. Như 1 hạt giống không được chọn mảnh đất để nảy mầm. Nhưng khi hạt giống đó lớn thành cái cây, có thể ngẫm lại "được vậy là nhờ hạt hay nhờ đất?"
Từ đó ngẫm tiếp vấn đề "tình yêu" và "trách nhiệm". Yêu là ta cho đi không cần nhận lại, trách nhiệm là báo đáp cái ta được nhận. Lúc bạn còn trẻ thì trách nhiệm là bạn cần vững vàng trên đường đời, không phụ thuộc vào cha mẹ, ấy là báo đáp công dưỡng dục. Khi cha mẹ bạn già yếu, trách nhiệm là chăm sóc họ, ấy là báo đáp công sinh thành. Tình yêu cha mẹ dành cho con có thể không thể hiện ra họ đòi hỏi con "phải có trách nhiệm". Nhưng đó là kết quả của tình yêu. Chẳng ai muốn trồng 1 cái cây mà không cho ra quả ngọt.
btw, họ để yên cho bạn là bởi vì họ nhận thấy bạn bắt đầu ý thức được trách nhiệm của mình. Còn chặng tiếp theo thế nào, tùy khả năng của bạn. Nếu bạn vấp ngã và nhụt chí, họ sẽ ngay lập tức bốc bạn vào chuyến xe của họ, thay vì để bạn tự đi 1 mình.
Mấy hôm trước có đọc bài về chuyện "Điểm số của con giáo viên", thấy quan điểm "con giáo viên được ưu ái điểm số là bất công", mình cho rằng công bằng. Công bằng giống việc "con quan thì lại làm quan". Người ta có lợi thế, có điều kiện thì người ta tận dụng thôi. Công bằng là khi người ta tận dụng tất cả năng lực và điều kiện có được để đạt mục tiêu. Thiếu điều kiện thì năng lực phải nhiều hơn để bù đắp lại.
Việc tặng quà: như đã nói ở trên, món quà chỉ có ý nghĩa khi nó là thứ người ấy mong đợi. Bạn tặng 1 thứ mà chỉ bạn thích, trong khi người nhận không thích, hoặc phải suy nghĩ khi nhận nó, điều đó khác gì 1 sự ép buộc hay nhắc khéo.
- - -
Vấn đề làm đẹp, cải tạo nhan sắc theo quan điểm của mình ko có gì xấu, dù với phụ nữ hay đàn ông. Sau nhiều năm sử dụng đúng là phải chú ý mà bảo dưỡng. Cái này nên xuất phát từ sự chủ động quan tâm tới bản thân, thay vì đợi người khác nhắc nhở, dù là sự nhắc nhở tế nhị đến đâu cũng khiến bạn tự ái.
Và cũng nên dẹp vấn đề tự ái nếu đã là vợ chồng. Bạn tự ái thì cũng không thay đổi được vấn đề. Càng tự ái chỉ làm tăng khoảng cách giữa 2 người thôi. Khi người ta đã nhắc khéo, thì bạn cũng nên ý thức được sự báo động đó. Có thể không dùng tới dao kéo, nhưng cần thay đổi, chỉn chu lại bản thân. Bởi đàn ông, thằng nào chẳng háo sắc. Cách giữ tình yêu của người đàn ông, ấy là bạn cần tôn trọng vợ của anh ta trước
Mình thì nghĩ là vấn đề nằm ở cái chất người. Chất tốt thì sinh ra ở nhà quan hay nhà dân vẫn phát huy được. Hoàn cảnh chỉ là phép thử thôi. Như lửa thử vàng vậy. Nếu không vượt qua được phép thử thì dễ dàng an phận. Phận nghèo thì đổ cho cha mẹ nghèo không tạo điều kiện, phận giàu thì đổ cho nuông chiều quá hay bỏ bê quá.
Tất nhiên chất tốt thì không nhiều, cũng khó mà bắt chước được.
Mọi quyết định, khi nó đã được đưa ra thì nó luôn đúng.
Quyết định yêu, dành tình cảm cho 1 người, xuất phát từ cảm xúc, không phải lý trí. Tình yêu thì đi từ cảm xúc là đúng. Không ai bắt đầu tình yêu bằng lý trí cả.
Còn để tình yêu đó đi đến đích thì cần lý trí. Đích đến ở đây, ko phải là thành vợ chồng, mà là chấm dứt tình yêu đó. Để làm được vậy cần lý trí rất mạnh.
Mình cũng từng phải nói chia tay với 1 người mà mình rất yêu, thậm chí từng sẵn sàng chết vì người đó. Mất 2 năm để thực sự buông được nhau ra khỏi tâm trí. Những ngày tháng đó không dễ dàng gì, nhưng nó là đáng. Yêu nhiều thì đau khổ cũng nhiều. Buồn đau đó sẽ khiến trái tim mạnh mẽ hơn, có trách nhiệm hơn với người sau này. Đó là 1 mốc trưởng thành thôi. Rồi sẽ vượt qua được.
Và nhân tiện nói 1 chút về tình yêu. Có thể người khác nghĩ yêu là phải cưới nhau, phải là của nhau, phải thế này thế kia. Nhưng với mình thì yêu là cho đi tình cảm mà thôi. Dành tình cảm chân thật để trao cho người khác, vật khác, dù là hữu hình hay vô hình, chỉ cần trao tình cảm vào đó, ấy là yêu.
Bạn có thể đi cùng người ấy đến cuối đời, hay rời bò người ấy khi cảm giác được những điều không ổn, đó là quyết định của lý trí. Còn trong lòng bạn, dù có người đó bên cạnh hay không, thì bạn vẫn yêu họ khi bạn còn dành tình cảm cho họ.
Theo mình thấy việc vào môi trường nào thì bản thân ta khó quyết định được. Môi trường hay dở ra sao, có những cá nhân tốt hay yếu kém thế nào thì phải vào mới biết, qua 1 thời gian mới nhận ra. Bởi thế nên khó có thể chọn, mà vấn đề là sự thích nghi. Ừ thì có thể bạn chọn trường chuyên, chọn công ty lớn để tham gia, nhưng cụ thể vẫn là 1 lớp, 1 phòng ban nào đó, mà ở đó tốt xấu ra sao ta cũng chưa biết ngay được.Sự thích nghi thì lại phụ thuộc nhiều vào thái độ sống cũng như sự cởi mở của bản thân. Thái độ tích cực thì trong môi trường nhiều người giỏi sẽ thấy mình cần cố gắng, thấy mình học được nhiều điều hay, thấy may mắn khi được làm cũng những người giỏi. Ngược lại nếu thái độ tiêu cực thì tự ti, ganh tị, đố kị, dù có cố gắng cũng chỉ mang tính cá biệt, hơn thua cụ thể 1 cá nhân, thay vì suy nghĩ phát triển bản thân, vì lợi ích tập thể...Môi trường người kém hơn cũng vậy. Việc đứng ở vị trí top1 nếu suy nghĩ tích cực thì đó ko phải sự thoả mãn. Còn nhiều vấn đề phải giải quyết, khi mà chỉ có người trong cuộc mới nhìn ra, thay vì thoả mãn rồi ngừng phấn đấu.Có thể mình thuộc trường phái coi trọng thái độ bản thân hơn là coi trọng môi trường. Nhưng mình không thích việc đổ lỗi cho hoàn cảnh trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu nó là hoàn cảnh, thì nó không có lỗi, nó là đương nhiên, là tất yếu sẽ xảy ra. Còn việc nhìn nó và hành động theo hướng nào, ấy là sự lựa chọn của mình. Nên nếu xảy ra lỗi thì đó là lỗi của mình.
Công thức có hướng dẫn đầy đủ rồi sao vẫn không viết đúng? Bởi đóng dấu ngoặc kết thúc công thức không đúng, hoặc đôi khi công thức quá phức tạp không biết cách làm nó đơn giản đi.
Có rất nhiều thứ khiến bạn sai khi áp dụng 1 điều tưởng chừng đơn giản vào thực tế. Và việc biết > thuộc > hiểu > vận dụng là cả 1 quá trình, dù ngay cả với những thứ tưởng như hiển nhiên.
Mình có đọc được quan điểm này:
1. Con trai không được để người khác thấy mình khóc.
Giống việc
2. con gái không được để người khác biết mình dâm.
Bởi cái lẽ rất tự nhiên ấy lộ ra sẽ bị người khác khai thác hay lợi dụng. Do đó dù có cũng nên giữ cho riêng mình, không thể hiện ra trước mắt người khác.
Và điều này chỉ đúng khi ta có đủ năng lực kiểm soát hành vi, cảm xúc. Đối với 1 đứa trẻ thì không áp dụng được.
Quan điểm này mình đồng tình.
Sự thích nghi chính là thứ mà sinh viên cần có. Bởi môi trường đh (cđ, tc) khác hẳn cấp 3, khi ko ai ép bạn học được ngoài bản thân bạn. Môi trường sau cấp 3 cũng nhiều cám dỗ hơn, nhiều lựa chọn hơn. Trường càng có tiếng thì cũng tỷ lệ thuận với những lựa chọn, những hướng đi, những cơ hội cũng như những cám dỗ.
Không tự khám phá bản thân, ko tự xác định hướng đi cho bản thân mà để mặc cho môi trường cuốn đi, thì bạn rất dễ bay luôn quãng đời đh.
Môi trường, về bản chất nó là cân bằng. Trong cái tốt có cái xấu, trong thuận lợi có khó khăn, trong cơ hội có rủi ro. Và bạn cần 1 tâm lý vững vàng, 1 sự thích nghi nhanh chóng, 1 sự chủ động trong việc tiếp nhận môi trường.
---
Yêu 1 cô gái đẹp, đồng nghĩa với việc tốn tiền mua đồ làm đẹp, tốn thời gian chăm sóc sắc đẹp ấy. Đừng nghĩ rằng đã có rồi thì không cần chăm sóc nữa. Và nếu bạn khó chịu với điều đó, hãy nhớ rằng bạn đã chọn cô ấy bởi vì vẻ đẹp của cô ấy. Cái gì cũng có giá của nó, và đã chọn thì phải chấp nhận. Đó là sự thích nghi.
Bạn cứ chọn trường nào mà bạn thích và thấy có khả năng phù hợp. Còn vào đó rồi hãy cố mà thích nghi. Đừng hối hận.
Môi trường đại học ấy hả anh? theo e thì nó đúng là có quan trọng nhưng cũng chẳng quan trọng lắm.
Nếu 1 tân sinh viên đang có nhiều lựa chọn và phân vân xem chọn môi trường học như thế nào. lúc này chọn vào 1 ngôi trường top sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong thời gian học tập ban đầu. Thay vì lo lắng, hay cảm giác không vừa ý vì nghĩ rằng mình vừa chọn phải một ngôi trường có môi trường không tốt.
Nó chẳng quan trọng lắm vì khi đã lựa chọn rồi, hoặc cả những bạn sinh viên không có nhiều lựa chọn mà bắt buộc phải chọn. Con người luôn học được cách thích nghi với sự thay đổi môi trường mình đang sống. Dù là môi trường như thế nào chăng nữa, chúng ta sẽ luôn học cách thích nghi phù hợp để sống với nó. Nếu không thích nghi được thì đây là vấn đề tâm lý nhiều hơn là môi trường. Lúc này chuyện môi trường như thế nào có vẻ khá quan trọng với bạn. Nên bạn có thể quay lại bước đầu tiên là chọn lựa. Nhưng chẳng có gì dám chắc rằng bạn có thể lựa chọn đúng được môi trường phù hợp.
Nó cũng chẳng quan trọng lắm. Vì môi trường giữa các trường đại học bạn đang lựa chọn không có khác biệt quá lớn ( chắc không có ai phân vân xem nên học trường đại học hay trường cao đằng vì vấn đề môi trường nhỉ ), và vì thế nó không tác động quá nhiều đến 1 sinh viên. 1 ngày học nhiều lắm thì sinh viên cũng chỉ ở trong lớp 5 tiếng không tính thời gian ngoại khóa. Như vậy, bạn không ở trường những 19 tiếng. Phòng trọ bạn như thế nào, bạn ở với ai, bạn chơi với ai, gặp gỡ ai, bạn làm những gì ở nhà... là những thứ tác động đến sinh viên nhiều nhất. Có thể trước khi vào trường, các bạn nghĩ môi trường này sẽ giúp mình có động lực để học hỏi, có thể dễ dàng kết bạn với những người chăm chỉ, hay ho. Sẽ có giảng viên thú vị... khiến tinh thần bạn lên cao. Nhưng rõ ràng khi vào đại học, sẽ chẳng có gì lên tinh thần cho bạn ngoài chính bạn. Ngay cả những trường top cũng đều có những giáo viên dạy chán ngắt, cũng có đầy những sinh viên chẳng hay ho. Mặc dù tỉ lệ của ngôi trường top khác với ngôi trường khác. Nhưng điều đó chẳng ảnh hưởng nhiều lắm đến bạn, bởi vì bạn mới là người quyết định mình sẽ chơi với nhóm nào.
Nếu bạn chuẩn bị là tân sinh viên và chưa biết chọn lựa thế nào phù hợp, hãy cứ lựa chọn cái môi trường mà bạn cho là tốt nhất. Nhưng cũng đừng kỳ vọng điều đó có thể giúp bạn chăm chỉ hơn. Còn nếu bạn không có nhiều lựa chọn thì đừng lo. Chuyện đó cũng không quan trọng lắm.
Chuyện bị cắm sừng về bản chất:
1. Bản thân ta có điều gì chưa tốt khiến người kia phải tìm đến người khác (chắc chắn có, vấn đề là nhận ra hay ko)
2. Giữ 1 người là giữ trái tim và trí óc họ. Ko phải cơ thể họ. Nên nếu cố giữ cơ thể họ bên cạnh phỏng có ích gì?
3. Vì 1 người k tốt với ta (thậm chí là phản bội và lừa dối đi), thì cái ta mất là mất lòng tin, mất của cải và mất 1 thứ ta tưởng như được sở hữu.
Bạn ít nói thế rất khó để giao tiếp trong công việc. Đừng đổ lỗi cho tính cách. Hãy luyện tập cái mồm của bạn đi.
Cách tốt nhất: Kệ cái bảng điểm đó. Dạo 1 vòng quanh thị trường lao động xem nó đang cần gì, xu hướng thế nào, cái gì là quan trọng. Sau đó quay lại xem bạn còn thiếu gì, cái gì nên đầu tư trước. Lúc đó bạn sẽ biết cái bảng điểm nằm ở ưu tiên thứ mấy. Đạt được những cái kia rồi, lúc đó bạn quay lại kiếm thêm bằng, thêm điểm cũng ko muộn.
Chỉ khi công việc căng thẳng, deadline tới đít thì mới cần tăng tốc như thế, còn bình thường nên vừa làm vừa nghĩ, vừa cảm nhận. Nhận ra "hơi thở" của doanh nghiệp và thở cùng nhịp với nó, chứ đừng 1 mình 1 kiểu xong rồi nói ta ko hợp.
Hợp hay ko, tự mình cần nhận ra và tự điều chỉnh. Ngay từ đầu ko ai xác định cống hiến hết đời với 1 thứ, kể cả trong tình yêu và hôn nhân, gia đình (chứ chưa nói tới quan hệ công việc). Họ có thể đi hết cả cuộc đời, dành hết thời gian là bởi họ cùng chung 1 hơi thở.
- tâm sự của kẻ 32 tuổi -
Bổ sung với bác 1 điểm mà theo mình thấy là RẤT quan trọng trong việc giải thích tại sao nên tập trung cho sự nghiệp trong giai đoạn trước 30:
Đó là khả năng "học cái mới".
Khi bạn còn mới đi làm, mới tiếp xúc với môi trường, thì bạn sẽ dễ học cái mới hơn. Bởi vì đầu bạn đang "trống" và vai bạn đang "nhẹ". Chẳng có nhiều áp lực "PHẢI" làm, cái gì cũng mới, đầu óc còn đơn giản... nên rất dễ để học, dễ tiếp cận những kiến thức mới.
Khi đã >30, đã mang gánh nặng gia đình, đã có chút "kinh nghiệm" thì nó lại là rào cản cho việc học kiến thức mới. Bởi vì sao có thể tập trung học khi phải lo cơm áo gạo tiền, sao có thể dễ dàng đón nhận cái mới khi đã có bức tường kinh nghiệm trong đầu?
Bởi thế giai đoạn này tập trung vào công việc, tích lũy kiến thức, trải nghiệm cái mới, đương đầu thất bại... dễ dàng hơn nhiều so với khi đã ngoài 30. Cho nên có 2 vấn đề xảy ra:
- Người ngoài 30: cái gì cũng muốn học mà ko có thời gian học; hay học ko vào đầu.
- Người dưới 30: cái gì cũng muốn thử nhưng ko gắn bó, cũng dang dở bởi nghĩ : thời gian còn dài, cơ hội còn nhiều.
Và có 1 điều "hơi mâu thuẫn" là "kinh nghiệm với tiền bạc". Muốn có nhiều tiền thì phải có nhiều kinh nghiệm, muốn có kinh nghiệm thì phải có tiền. Còn không có cả 2 thì thứ duy nhất bạn có thể đánh đổi là tuổi trẻ.
Em theo đuổi 1 ngành nghề, em cần thời gian tìm hiểu, thích nghi, làm quen, thậm chí là "yêu" nó. 4-5 năm cho 1 mục tiêu, trên chặng đường đó có vô số lần vấp ngã, vô số cám dỗ, vô số khó khăn tài chính... bủa vây và làm lung lay mục tiêu của em. EM có đủ kiên trì theo đuổi nó đến khi ra trường không? Trong tình yêu và trong sự nghiệp người ta thường thấy có 1 điểm chung: kiên trì là điều khó nhất và đáng quý nhất.
Vậy nên, hãy tự thử thách bản thân, hãy tự trải nghiệm để biết mình có thể làm gì, khả năng đến đâu, thích gì, muốn gì, làm sao có thể đứng thẳng được trước giông bão cuộc đời...? Những ai thực sự nhận ra những điều đó mới thực sự "tốt nghiệp đại học".
Dựa trên kinh nghiệm cá nhân mình (người đã ngoài 30) thì ngoài 30 người ta mới có nhiều động lực hơn; còn thường tuổi trẻ khó nhìn xa, nghĩ lớn và có mục tiêu rõ ràng.
Đúng là động lực là thứ quan trọng trong việc xác định bạn sẽ kiếm được nhiều hay ít tiền, thăng tiến hay thất bại trong công việc... nhưng khó để yêu cầu cái đó khi người ta còn chưa hiểu rõ bản thân muốn gì, cần gì.
Để tạo ra mục tiêu, thường không có ngay mà phải tích lũy theo thời gian. Dù quê hay thành phố thì cũng giống nhau cả, có điều ai có được mục tiêu sớm hơn thì người đó có thể tập trung sớm hơn mà thôi.
Có 1 vấn đề là người ta thường sống ko có mục tiêu, hoặc mục tiêu quá ngắn hay quá khó đạt được. Điều đó dẫn tới họ ko đi được xa, dẫn tới mất phương hướng.
Nói rộng thì rất khó, bởi mỗi người có 1 quan điểm, 1 cách sống và 1 điều kiện sống khác nhau. Mình nghĩ điều quan trọng là tự mình nhận ra mình muốn gì ở nửa kia. Nếu chưa muốn gì từ họ thì việc thiếu họ cũng chẳng sao cả.
Mình nhận ra có 2 loại tác động chính của mục tiêu "chống lầy":
1. Tác động từ bên ngoài: bố mẹ, bạn bè, anh chị em, bà hàng xóm, nyc, ai đó trên spiderum... đều là ngoại cảnh. Họ nêu ra những thứ hay ho như:
- Hạnh phúc
- Nghĩa vụ
- Sinh con đẻ cái phụng dưỡng về già
- Có người phụ giúp, che chở, bảo vệ...
2. Tác động từ bên trong: ta có ny và họ giục cưới. Bản thân ta cũng nghĩ: ko cưới thì làm gì bây giờ? Chẳng nghĩ được gì, đành cưới về rồi biết.
Ít ai nhận ra cái bản chất thực sự của việc "lập gia đình", đó là "mong muốn có 1 gia đình".
Độc thân cũng được, làm mẹ đơn thân cũng được... rất nhiều cách để ko cần có chồng mà vẫn hạnh phúc, vẫn có con cái, chẳng cần ai che chở, chẳng bị ai giục cưới... nhưng sẽ chẳng bao giờ có 1 gia đình riêng được cả.
Vấn đề sẽ xảy ra khi:
- Khi ta không còn ham hố những thứ bên ngoài, chỉ quay về 1 góc phòng, và nó trống trơn. Chẳng ai bày ra cho ta dọn, hay ta bày ra cũng ko ai dọn. Nó vắng tiếng người, khi mà những người thân yêu của ta ko còn nữa, chỉ còn lại 1 mình. Lúc ấy ta thèm khát có người bên cạnh, nhưng họ đều có gia đình riêng của họ rồi, hay những người ấy chẳng đủ sâu nặng, chẳng cùng ta đi qua gian khó, chẳng đủ tin tưởng... thì khi ấy mới thật sự thấm.
- Khi ta đau ốm, đặc biệt lúc nằm viện, liệu ai sẽ ở bên ta? Bạn bè cũng chỉ đến trong lúc nhát, cha mẹ già đâu dựa dẫm mãi được. Những người qua đường thì càng không. Con cái thì chưa đủ lớn (hoặc không có). Vậy lúc ấy ta sẽ thế nào?
- Khi 1 gia đình vắng tiếng cười của con trẻ, nó sẽ thế nào? Ừ thì có thể ko cần chồng vẫn có con, nhưng khi nó hỏi: bố con đâu? thì biết nói sao? Nỗi niềm ấy con trẻ sao hiểu được. Quyết định của ta sẽ ảnh hưởng tới thế hệ con cháu ta sau này, đâu thể vô trách nhiệm được.
- Khi ta muốn được làm cha mẹ, hay khi ta muốn được làm 1 người vợ/người chồng. Chăm sóc người thân yêu cũng đem lại cảm giác hạnh phúc. Người ta cũng thèm cái cảm giác hạnh phúc ấy. Nó chỉ có được khi người đó thực sự là người ta yêu thương, ta muốn gắn bó cả đời với họ.
Còn nhiều thứ khác nữa, nhưng tựu chung lại đó đều là những cảm xúc mà ở tuổi từ sau 30-40 tuổi trở đi mới bắt đầu cảm nhận được. Và khi đó mới "thèm" thì có khi đã muộn.
quan niệm về tình yêu, tình dục mỗi người rất khác nhau nên anh cũng không có ý kiến nhiều về việc này. Anh chỉ có 1 số điểm như thế này để em tham khảo thêm:
1. có thể ko qhtd trước hôn nhân, nhưng nếu ko qhtd thì có biện pháp gì để nuôi dưỡng tình cảm, bảo vệ mqh ko bị ảnh hưởng bởi việc này (bạn trai đòi hỏi), và liệu em ko cho bạn trai qhe thì anh ta có ko đi qhe bên ngoài không?
Đó là bài toán phải giải quyết nếu muốn ko qhtd trước hôn nhân. Bởi theo góc nhìn của anh (phía con trai) thì họ đòi hỏi chuyện này rất nhiều đấy.
2. Việc ko thích: cụ thể là ko thích qhtd hay qhtd trước hôn nhân? Cần làm rõ vấn đề này, bởi nó mang ý nghĩa rất khác nhau.
3. Vấn đề thời gian: Khi yêu nhau thì ham muốn gần gũi và qhtd sẽ rất lớn. Nếu chưa sẵn sàng thì chưa nên yêu, và nếu có yêu thì nên tiến tới hôn nhân sớm, bởi có thể kiềm chế, giữ gìn cho nhau từ 1-2 năm là cùng, chứ lâu hơn thì rất khó nói. Thiên hạ qh nhan nhản, còn mình yêu nhau 2 năm trời chưa qhtd bao giờ, thì thử hỏi người con trai nghĩ gì? Nó cũng có thể tương tự với việc yêu 8-9 năm, qhtd các kiểu nhưng người con trai ko chịu hỏi cưới vậy.