Trước đây mình cho rằng tình cảm là thứ dễ dàng thay đổi. Nó rất tùy hứng và khó đoán trước, bởi không chỉ bản thân quyết định mà còn cả ở người kia. Còn sự nghiệp thì mình cố gắng là được. Có sự nghiệp tốt thì cũng dễ có người yêu hơn, và mới có thể bảo vệ và nuôi dưỡng được tình yêu. Nên khi ấy mình thường có xu hướng chọn sự nghiệp. Mình tin là người yêu mình cũng sẽ ủng hộ điều ấy, nếu không ủng hộ thì chưa thực sự yêu mình.
Nhưng bây giờ thì có 1 chút thay đổi.
Bây giờ mình thấy tình yêu và sự nghiệp nó ngang nhau, chẳng bên nào hơn bên nào. Nó như 2 cánh tay của mình vậy. Thiếu 1 trong 2 (hoặc cả 2) thì không chết được, nhưng sẽ rất trống vắng và khó khăn trong cuộc sống.
Tình yêu cần sự cố gắng rất lớn và phải học rất nhiều. Nó không khác gì công việc. Làm người mình yêu thương (gồm cả cha mẹ, vợ con, hoặc người yêu) được thoải mái và bình yên nó là 1 nhiệm vụ, 1 công việc với mình. Không phải có rồi thì ngừng cố gắng, mà có rồi càng phải cố gắng nhiều hơn. Tạo ra thì dễ, bảo vệ và phát triển mới khó. Có người yêu thì dễ, yêu 1 người thật lòng mới khó, và đi cùng người ấy đến cuối đường càng khó hơn.
Công việc, không làm chỗ này thì làm chỗ khác. Không có công việc mình hài lòng thì vẫn còn gia đình đang đợi ta về. Chỉ có ai không coi nhà là tổ ấm thì họ mới lao vào công việc.
Vợ mình có nói: 1 người đàn ông thực sự yêu vợ thì dù bận đến mấy vẫn có thời gian gọi điện cho vợ, hoặc nhắn 1 tin cho vợ. Câu nói này đã khiến mình suy nghĩ rất nhiều. Họ có thể không cần bạn dành quá nhiều thời gian cho họ, nhưng họ cần sự hiện diện trong tâm trí bạn, dù chỉ 1 giây phút.
Đừng NGHĨ: "Xong việc rồi anh sẽ về"
mà hãy NÓI cho cô ấy rằng: "anh đang làm việc, nhớ em quá, hãy đợi anh về."
Bạn có nhận ra sự khác biệt trong 2 điều này?
Đúng là người yêu bạn sẽ không bao giờ bắt bạn phải lựa chọn giữa công việc với họ. Nhưng đừng bao giờ để họ phải nói ra điều đó, bởi khi ấy bạn đã thực sự QUÁ ĐÁNG với họ.
Nếu buộc phải lựa chọn, mình sẽ lựa chọn người yêu. Bởi khi năng lực đã có thì làm đâu cũng được, làm gì cũng được, làm với ai cũng được. Còn khi đã thực sự yêu 1 người thì sẽ không thể yêu ai khác được nữa, không thể ở đâu mà thiếu họ được nữa.
Mình rất thích quan điểm này. Bản thân mình (là con trai) cũng không thích "văn hóa" uống rượu này. Mình thích ngồi 1 mình, uống cafe, nói chuyện hoặc chơi game, đọc sách hơn là ngồi nhậu.
Việc biết bản thân mình phù hợp với điều gì là rất quan trọng, bởi nó giúp mình giữ thăng bằng trong cuộc sống, không phải làm việc 1 cách khó chịu, hay làm những việc mình không thích chỉ để kiếm tiền.
Với cả mình nhận thấy, chúng ta kiếm tiền bằng năng lực và bản lĩnh trên thương trường, chứ không phải kiếm tiền nhờ quan hệ.
Trước đây mình cũng e sợ việc không biết xã giao, ít mối quan hệ... sẽ thiệt thòi và khó khăn trong công việc. Nhưng chỉ lúc mình chưa có năng lực, chưa hiểu cuộc đời thì mới thấy thế. Tập trung cho năng lực và nhiệt tình trong công việc, người khác vẫn quý và vẫn thoải mái sống, không cần 1 giọt rượu nào.
Khi thời sinh viên, chúng ta học chủ yếu để qua môn và lấy bằng. Còn khi tự học thì mình muốn giải quyết 1 công việc cụ thể, hay đôi khi là mình muốn học vì nhận ra nó hay.
Đi sâu vào thì mình gặp nhiều khó khăn, bởi không có nền tảng gốc, và cũng hạn chế bởi cái mình học đã cũ rồi. Công nghệ tiến rất nhanh, nhiều ngôn ngữ và công cụ mới xuất hiện khiến 1 tay ngang bị ngợp và phải dừng lại. Mình lại nhận ra ngành này đào thải rất mạnh. Nếu chỉ học để biết, học để khám phá thì sẽ nhanh chóng bị bật ra thôi. Cần có môi trường để rèn luyện và học hỏi liên tục.
Quả đúng là anh em thường nói : có ny hay vợ rồi mà còn phải tự xử thì nhục.
Tôi cũng có vặn lại: thế lúc ông đi karaoke tay vịn hay matxa (thậm chí đi tới z) thì có thấy nhục không? Chẳng ông nào bảo đấy là nhục.
Nên tôi cũng thấy kỳ kỳ. Việc chịu nhục mà chung thuỷ so với việc không mang tiếng nhục mà lăng nhăng thì cái nào lợi hơn? Tôi là tôi chịu nhục được.
Còn chuyện fap mà ysl thì tôi nghĩ ko phải, mà do đã tự thoả mãn rồi thì nhu cầu giảm bớt, hoặc thiếu kinh nghiệm tình dục nên mới ko biết thoả mãn đối tác. Làm tình đâu phải cứ đâm vào là xong, đâm lâu là khoẻ?
Nếu như bạn đã từng yêu, từng cãi nhau với người yêu thì sẽ thấy: mọi thứ xuất phát từ lòng tham cá nhân, từ cái tôi cá nhân, rồi xung đột nổ ra, nó như giông bão cuốn bay mọi thứ, và cái tôi gào thét đòi hỏi được thỏa mãn, kể cả khi nó cực kỳ vô lý... đến cuối cùng, điều ta mong đợi nhất lại là trở về như xưa.
Vậy nên trong tình cảm, cái quan trọng là giữ được và đi qua được giông tố. Không phải đứt gãy hay chia lìa. Đó mới là quan trọng. Còn tiền bạc, địa vị, lòng tham... rồi sẽ mất đi thôi.
Con cá cuối cùng cũng hiểu ra đó là điều tốt nhất cho ông lão. Thứ ông muốn là hạnh phúc bên người vợ hàng ngày, ko phải tiền bạc địa vị. Và vợ ông cũng được 1 bài học. Cuối cùng họ lại bên nhau. Ấy là điều hạnh phúc mà đọc đến cuối ta mới cảm nhận được.
---
Mình nghĩ ý nghĩa câu chuyện ở đây là cách giải quyết xung đột, cách giữ gìn tình cảm, góc nhìn rộng hơn về tình yêu và các cám dỗ trong cuộc sống. Bài học này ngày nay ít ai dạy, và cũng ít ai học được.
Khi có thêm 1 sự lựa chọn, ta sẽ dễ dàng để những cái vặt vãnh làm xói mòn tình cảm. Không ai buộc ta phải chung thủy trong tình yêu, nhưng những tình yêu chung thủy thường đẹp và nhiều kỷ niệm.
1. Bạn có vẻ biết nhiều thứ, vậy cái gì bạn làm tốt nhất? Bạn có gì chứng minh rằng nó tốt? Hãy cho tôi kết quả, sản phẩm hay thứ gì đó nhìn thấy, nghe thấy được.
Nơi tôi sống, 1 căn nhà ẩm, thấp trong góc 1 khu tập thể đã cũ. Cạnh nhà tôi là 2 nhà hàng xóm vô cùng bảo thủ, và họ quyết ôm cái bếp lò than tới chết.
Hàng ngày họ nhóm bếp và khói, bụi bay đầy vào nhà tôi. Mẹ tôi đã nhiều khi phải cãi nhau với họ, thậm chí không còn tình nghĩa xóm giềng gì với nhau. Nhìn bà bất lực mà tôi cũng chẳng biết làm gì.
Nói ra để thấy ở đâu cũng vậy thôi, giữa trung tâm HN người ta vẫn có cảnh như thế, và những người HN gốc - vốn nổi tiếng thanh lịch - lại cư xử với người khác không có chút thanh lịch, mặc dù họ còn mở miệng chê bai dân ngoại tỉnh.
Tôi cũng chẳng kỳ vọng họ sẽ khác, hay kỳ vọng chính quyền có động thái gì giúp đỡ cái khu tập thể tồi tàn này. Tôi coi cuộc sống nó vẫn công bằng. Tiền ít không thể hít cái gì đó thơm được. Tôi hiểu đồng tiền có giá trị lớn, có sức mạnh lớn. Sẽ thật dễ dàng nếu có tiền và đổi 1 căn nhà khác, ở 1 khu phố khác. Vấn đề là tôi chưa đủ tiền, và tôi lại không phải kẻ ham tiền.
Tôi hướng mắt mình ra 3 điều:
- Tình yêu
- Công việc
- Tài sản
1. Tình yêu dành cho gia đình nhỏ của mình. Tôi cũng yêu căn nhà ẩm thấp này, vì nó là nơi bao bọc gia đình tôi. Dẫu có phải đóng kín cửa tránh khói lò, dẫu phải bước ra ngõ cũng cần chú ý tránh nước sôi thường trực trên 2 cái bếp ấy, thì tôi vẫn luôn nhớ 1 điều đó là nơi tôi đã gắn bó hơn 2 chục năm.
Mọi thứ có lẽ sẽ xáo trộn nếu đang bình thường bỗng mọc 1 chiếc răng. Sống chung với cái đau ấy cũng khó chịu, nhưng ko có tiền nhổ nó đi thì đành chịu, đừng nghĩ đến nó và phải chấp nhận nó, như 1 sự trưởng thành của cơ thể, thay vì chỉ quan tâm tới nó. Không thể vì 1 chiếc răng mà đánh mất những điều thú vị khác trong cuộc sống của mình.
2. Công việc là thứ giúp tôi kiếm tiền. Tất nhiên đó là chìa khóa giúp tôi giải quyết những vấn đề cần tới tiền. Nhưng đối với tôi thời gian dành cho gia đình còn quan trọng hơn. Bởi thế tôi luôn nghĩ làm sao làm tốt hơn nữa, để có thể nâng cao giá trị của 1 giờ làm. Vì thời gian cho công việc cũng hạn chế, nên muốn tạo ra nhiều tiền, thay vì tăng thời gian thì tăng hiệu quả.
3. Tài sản chính là hiệu quả mà tôi nói tới.
Tài sản là thứ sẽ giúp tôi không phải làm việc mà vẫn có tiền. Thứ tôi có thể tích lũy được, ấy là học, làm, chọn làm những thứ mà người khác ko dám làm, không làm được. Tôi chẳng xuất sắc gì hơn người ta, nhưng tôi biết thứ người khác càng ngại làm thì họ càng sẵn sàng bỏ tiền ra để nhờ người khác làm hộ. Đó là chìa khóa của tôi: Kiến thức. Người ta lười học, lười nghĩ, muốn mọi thứ dễ dàng hơn, dễ hiểu hơn. Vậy thì tôi sẽ làm hộ họ, nghĩ hộ họ, nói hộ họ. Biến những thứ họ nghĩ là khó thành thứ dễ dàng hơn.
Tôi cũng dành thời gian để viết về những điều mình nghĩ, mình nhìn nhận. Viết cho ai? Cho bất cứ ai cần, bất cứ ai thấy nó có ích. Bởi những người khác có thể họ chưa nghĩ nhiều đến thế, chưa nghĩ sâu đến thế, hoặc giả họ không viết nó ra một cách dễ dàng, đơn giản như thế.
Bởi tôi cũng nghĩ rằng, ánh sao sáng có thể tắt bất cứ lúc nào. Vậy thì còn phát ra ánh sáng được thì cứ cố làm tốt điều đó đi. Tài sản của ánh sao là ánh sáng. Ánh sáng ấy không phải tự nó có, mà phản chiếu từ ánh mặt trời. Dẫu có hàng vạn ngôi sao cùng tỏa sáng thì cũng không tỏa hết được ánh sáng mặt trời, nhưng sẽ có những ngôi sao tạo ra giá trị, ấy là ngôi sao luôn ở 1 hướng và luôn luôn chiếu sáng 1 cách mạnh mẽ.
Tôi không thích cái gọi là công lý. Tôi chỉ tôn trọng nguyên tắc công bằng. Và 1 suy nghĩ tích cực hay tiêu cực thì nó vẫn chỉ là suy nghĩ. Nhưng khi gắn với niềm tin, nó sẽ thành hành động. Tin vào bản thân và kèm theo 1 suy nghĩ tích cực, kết quả sẽ khác nhiều so với kèm theo 1 suy nghĩ tiêu cực hay không tin vào điều gì. Suy nghĩ và niềm tin vốn chả có giá trị gì. Nhưng kết quả hành động tạo ra sẽ là công bằng với suy nghĩ và niềm tin ấy. Giá trị nó được thể hiện bằng kết quả hành động. Còn hoàn cảnh ư? nó vẫn thế, dẫu tôi có hành động hay không.
- đọc xong xóa -
ác hơi bị hiền đấy. Mà cũng phải, chắc do bác là dân HN. Em dân HP, ko có vụ nhịn kiểu đấy đâu.
Em sống trong SG, nhà hàng xóm hát karaoke ầm ĩ toàn vào ngày nghỉ. Em cũng chẳng khó khăn gì, hát âm lượng vừa phải và tầm 9h30, 10h tối nghỉ thì cũng đc. Đằng này ko coi ai ra gì, nhắc nhở nhẹ nhàng rồi, gọi CA phường rồi, thậm chí thò đầu chửi đổng cũng làm rồi. Không ăn thua....
Cuối cùng cmn, đã đéo hàng xóm láng giềng chứ gì, em mua cái loa cũ, hướng về bên đấy. Cứ mỗi khi họ hát ầm ĩ là em lại bật nhạc đám ma hoặc mấy đoạn chửi nhau trong phim lên với cường độ to hơn. Họ cho nhỏ em cũng cho nhỏ, đến giờ nghỉ em cũng tắt. Thế mới chịu yên.
Còn như nhà bác ở HN ko biết hướng gió máy thế nào, chứ là em sau khi chửi nhau ko còn tình nghĩa gì thì cứ bữa cơm vác gỗ đào (bác có thể kiếm đầy ở các bãi rác sau Tết) ra làm gì đó (đun nước chẳng hạn, hợp thức hóa hành vi thôi) rồi vào nhà đóng kín cửa. Xem thằng nào ung thư phổi trước.
Em rất thích 1 câu nói của nhân vật Xa Bảo Sơn trong Người trong giang hồ (bộ này giờ nát lắm rồi): SỐNG PHẢI LÀM NGƯỜI HOÀN MỸ, KHÔNG THÌ LÀM CẦM THÚ.
Theo mình nghĩ (và mình hiểu) thì là ko liên quan gì tới gắn kết hay ko.
Vấn đề đó thuộc phạm trù giống như vụ "ăn gì cũng được" mà mình đã nói ở cmt đầu tiên.
Nói chung là ko nên ngại, mà thay vào đó hãy nghĩ cách nào khéo léo cho họ biết bạn thích gì. Việc nói thẳng toẹt ra cũng tốt, nhưng ko phải cô gái nào cũng thích (và dám làm thế).
Bản thân người con trai dù rất muốn ng cgai mình yêu nói thẳng, nhưng thẳng quá sẽ tạo cảm giác "ko còn cảm giác chiều ny". Cái này rất dị, muốn nhưng khi đạt được điều mình muốn lại ko hài lòng.
Bởi vậy, dẫu là vợ chồng và yêu 10 năm rồi, vợ mình vẫn ít khi nói thẳng toẹt ra là thích gì. Và mình vẫn chả hiểu được cô ấy (mặc dù chém gió về hiểu tâm lý con gái như thần)
Hồi chưa lấy vợ, mình mãi ko vượt qua ngưỡng 50kg. Ai cũng kêu mình giống thằng nghiện. Thậm chí bme vợ còn định ko cho cưới. Mà cơ thể vẫn cứ dặt dẹo suốt, đi khám chả bệnh tật gì.
Sau mới nhận ra là bệnh ko phải đợi đến lúc cơ thể đổ ra đấy mới là bệnh, mà ko chăm sóc, bảo dưỡng để cơ thể suy nhược, thiếu sức sống cũng là bệnh. Nên chú ý hơn tới ăn ngủ, chịu khó tập thể thao... thế là lên dc 52-55kg, giờ 60kg rồi. Và giờ cũng ít khi bị đau đầu sổ mũi nữa.
Ngủ đều, đủ giấc và hạn chế thức khuya.
Tâm lý ổn định. Theo mình tâm lý quan trọng nhất. Càng ổn định thì mình càng tăng cân, còn cứ lo nghĩ nhiều là sụt cân (lo nghĩ dẫn tới khó ngủ, ngủ muộn)
Khi công việc ổn định, tình cảm 2 đứa mình ổn định thì mình tăng từ 50 lên 52. Tiếp tục tập thể thao mình lên 53-55.
Giai đoạn lấy vợ xong thì lên 60 (do đêm nào vợ cũng ko cho thức khuya, ăn thì bả ép ăn đủ ngày 3 bữa, ko bỏ bữa linh tinh như trước)
Giờ vẫn đang loanh quanh mốc 60.
:)) bình thường chỉ đọc câu hỏi cũng có thể nói ngay là "nên", bởi nếu có thể thì bảng điểm càng đẹp càng tốt.
Nhưng nhìn rộng ra thì bạn bỏ nhiều thời gian, chi phí, công sức ra chỉ để làm đẹp 1 thứ mà ko có nhiều giá trị (vì ngoài bảng điểm người ta còn đòi hỏi nhiều thứ quan trọng khác nữa), trong khi bạn chẳng biết gì ngoài cái bảng điểm. Vậy việc đầu tư đó có hiệu quả không? Với kinh nghiệm 1 người đã đi làm nhiều năm, đã cầm rất nhiều cv, tham gia phỏng vẫn dưới tư cách ứng viên lẫn nhà tuyển dụng, mình có thể nói bảng điểm có khi còn ko dùng đến luôn ấy. Có bằng là được, còn lại bạn vẫn cần kiến thức thực tế.
Hãy tìm cách giải quyết bài toàn khó : "làm thế nào để có kinh nghiệm", vì họ cần kinh nghiệm nhiều hơn. Cả 1 thị trường lđ đi đâu cũng đòi kinh nghiệm, vậy hãy tìm cách để moi ra kinh nghiệm, chứ điểm đẹp đến mấy (kể cả ko thi lại) mà ko có kinh nghiệm họ vẫn còn gạt ầm ầm.
Tình bạn là chơi cùng nhau, còn không có nghĩa phải hy sinh vì nhau. Hy sinh vì gia đình là đủ rồi.
:)) chính anh là 1 đứa từng SIÊU LƯỜI, chỉ CHĂM CHƠI ĐIỆN TỬ, nhưng rồi tất cả cũng thay đổi, đến 1 lúc nào đó.
Gì chứ bệnh lười thì dễ chữa thôi. Bệnh ở đây là thiếu ý chí mới đúng. Lười chỉ là 1 biểu hiện ra bên ngoài thôi.
À mà quan điểm về vấn đề con cái của em cũng nên xét lại. Đó là do em kỳ vọng thế, chứ chưa chắc nuôi con gái sẽ như thế. Với cả nhìn lâu dài ra thì gái hay trai, cuối cùng cũng sẽ tự lập hết thôi.
Để 20, 30 năm sau có thể nói với con bạn rằng "be like me" như trâm ngôn của bạn, thì mình có lời khuyên thế này: hãy tự quyết định cuộc sống của bạn.
1. Vấn đề gia đình.
Muốn biết 1 người có thể sa ngã tới đâu, hãy đọc bài viết "hãy đọc khi không có ai bên cạnh" của tác giả Một cốc muối (bài viết trong spiderum). Mình tin đấy là 1 truyện có thật mà truyền cảm hứng mạnh mẽ.
Có thể bạn ko hiểu /nhận thức/ cảm nhận được tình yêu gia đình, chỉ ác cảm với đòn roi. Nhưng có lẽ bạn bị ác cảm đó mà quên đi đó là nơi duy nhất chào đón bạn. Có thể mọi thứ sẽ tệ hại hơn nữa khi mất nó. Vấn đề là bạn xác định mất nó theo hướng nào: tự tử, chờ bố mẹ già yếu rồi mất, hay bỏ nhà đi, hay chủ động tách ra khỏi bố mẹ để tự lập.
3. Những cái bạn nêu ra, bản thân mình cũng đã nếm trải. Có thể bạn nghĩ "mịa, lão này như kiểu cái đéo gì cũng biết, nói cứ như sách vở". Tôi cũng là kẻ bình thường như bạn thôi, khác là tôi ở HN và tôi đi trước bạn khoảng 10 năm. Cha mẹ tôi cũng ép học, tôi cũng thi đạt giải vật lý cấp Quận (ko tới cấp QG như bạn, nhưng đó cũng là cú hích tinh thần khá lớn để tôi có cái mà tự hào), tôi cũng bị gia đình chia cắt chuyện tình cảm, từng nghĩ (và cả thực hiện) việc tự tử (ko thành công, có lẽ chỉ để doạ). Cuộc đời tôi cũng xuống đáy, trượt đh 2 lần, học cao đẳng 1 ngành khó xin việc. Vậy đấy, 10-12 năm trước tôi còn thảm hơn bạn bây giờ. Nhưng chả sao, tôi quan niệm "đàn ông phải rèn mình qua gian khó". Bởi thế tôi hiểu bạn cũng loay hoay, mất phương hướng, mất niềm tin vào gia đình, vào bản thân, không có chỗ dựa... vấn đề là bạn sẽ cần tới trải nghiệm xã hội nữa. Bạn cũng cần mạnh mẽ và chủ động hơn nữa.
Bạn tự vẽ cho bạn 1 tương lai, 1 mục đích, rồi hành động để đạt lấy nó. Sống có mục đích bao giờ cũng dễ sống hơn, và đấy là cách tốt nhất giúp bạn vượt qua tháng ngày gian khó. Nói đúng kiểu self help, nhưng lời khuyên đúng nhất vẫn là "hãy tự cứu lấy mình trước khi trời cứu".
Bạn muốn làm gương cho con bạn, thì bạn có thể học lấy tấm gương 1 người đi trước.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Bạn không tự chứng tỏ bạn có "chất" thì bài thử đầu đời này sẽ hạ gục bạn thôi. Nói hơi phũ 1 tí, nhưng đấy là quy luật sinh tồn bạn ạ. Bạn yếu thì đời sẽ đào thải bạn thôi. Thế nên, hãy tự sinh tồn và tự quyết định cuộc đời, chứ tự tử thì ai chả nghĩ được và làm được, nhưng thế thì đơn giản quá.
Đọc bài của bạn khiến mình lại nhớ 1 câu trong Đắc Nhân Tâm là "cái tôi của người ta quan trọng lắm" (trích dẫn theo ý, ko chính xác câu từ).
Nếu nói chinh phục lòng người bằng sự chân thật thì nó chỉ đúng 10-20%, còn vẫn phải vuốt ve cái tôi của người đó. Nên yêu nhau dẫu có nói những lời không thật lòng thì cũng là để người kia được thoả mãn cái tôi. Nếu quên điều đó ắt tình cảm sẽ đi xuống.
Còn về sự cho-nhận này thì bản thân mình thấy câu nói của Mai An Tiêm rất thú vị: "của biếu là của lo, của cho là của nợ". Nhiều người không đồng tình với điều đó, ngay cả bản thân mình đôi khi cũng không đồng tình. Tuy nhiên càng nghĩ sâu thì thấy kẻ giàu là kẻ hay cho đi, khiến người khác mắc nợ mà ko biết. Bởi thế nên họ giàu lúc nào không hay. Cho cái gì nhiều thì giàu cái đó
Tự do và nỗi sợ có mối quan hệ ngược nhau. Càng sợ nhiều thì càng ít tự do. Bởi ta phải bám víu vào điều gì đó để đỡ sợ, chính sự bám víu đó cũng làm giảm bớt tự do.
Đọc bài mới thấy, hoá ra lâu nay mình vẫn thỉnh thoảng trần truồng đi lại trong nhà bình thường :))) bởi cái mong muốn thoát xác, trút bỏ hết quần áo để tìm lấy tự do như người nguyên thuỷ trong hang cũng là 1 thứ gì đó hay ho.
thực ra bản chất vấn đề là khi trưởng thành thì con cái thường ko nghe lời bố mẹ. Nếu có nghe cũng chỉ là đối phó trước mặt, sau lưng ko làm theo.
Cái khiến bố mẹ nghĩ là bất hiếu là ở cách thể hiện sự đấu tranh ở con cái. Có rất nhiều cách thể hiện nhé, nhưng thường với kinh nghiệm sống ít, kỹ năng giao tiếp yếu, kỹ năng đọc tâm lý đối phương yếu thì cái em thể hiện ra sẽ khiến họ "tức, bực", cho là em "hỗn láo". Mà khiến họ có cảm giác đó thì phần nào cũng là bất hiếu. Kiểu như cuộc nói chuyện có thể đi theo hướng tốt hơn, nhưng em lại chọn hướng xấu đi.
Bất hiếu là 1 dạng kết quả của đấu tranh. Có hiếu cũng là 1 dạng kết quả. Đấu tranh là 1 quá trình, trên quá trình đó sẽ có lúc kết quả là bất, có lúc là có. Nếu kiên trì và chứng minh được có hiếu nhiều hơn thì họ mới thay đổi thái độ.
Với những bạn trẻ thì khó để nói cái hay của 1 cuộc sống bình dị khi mà họ chưa trải nghiệm. Chưa nếm đắng cay thì đâu biết giá trị của ngọt ngào. Chưa ốm đau thì chưa biết quý sức khoẻ. Chưa thấy cha mẹ già yếu thì chưa ý thức được việc "báo hiếu".
Vậy nên nếu có thể cho em lời khuyên, anh sẽ nói là anh ủng hộ quan điểm em đang có. Hãy khắc ghi những quan điểm đó, để sau vài năm trải nghiệm nữa, em có thể suy ngẫm được em đã thay đổi điều gì, thay đổi ra sao.
Thân!
Nếu chỉ nhìn 1 chiều là bằng cấp ko quan trọng với bản thân thì đó là cái nhìn ích kỷ. Liệu chúng ta có nghĩ "người khác đang đánh giá chúng ta ra sao?" Bạn có dám dũng cảm lắng nghe, nhìn nhận điều đó không? hay bạn cho rằng "người khác nói gì ko quan trọng" ?
Sống trong xã hội là luôn có sự tương tác qua lại. Bạn có thể (hoặc không) đánh giá người khác, nhưng ko có nghĩa người khác sẽ ko làm thế với bạn.
Bằng cấp cũng như huân chương với người lính. Nó làm đẹp cuộc đời họ, ghi dấu chiến công, là phần thưởng với những gì họ đã hy sinh. Người lính chiến đấu không phải để nhận huân chương. Bạn học tập, rèn luyện cũng ko vì mục tiêu bằng cấp. Nhưng bạn sẽ nhận được nó khi bạn đạt được 1 mốc nhất định. Và người khác sẽ chỉ nhìn thấy những tấm bằng, tấm huân chương đó để đánh giá bạn, chứ họ đâu thể biết bạn đã hy sinh những gì.
Là 1 người theo quan điểm tự học, bản thân mình vốn cho rằng bằng cấp ko quan trọng. Bởi có nhiều thứ bạn học được vô cùng giá trị nhưng chẳng ai cấp bằng cho bạn. Đó là kinh nghiệm sống, đó là cách vượt qua tổn thương, đó là khả năng làm lại sau đổ vỡ, đó là học thêm những thứ chẳng có người dạy cụ thể (google, youtube) chỉ để hoàn thành công việc... Cầm tấm bằng trên tay, bạn vẫn cần học rất nhiều. Do đó cái quan trọng với bản thân, đó là trong đầu bạn có gì, bạn có thể làm được gì, bạn có thể đi bao xa... chứ ko phải ở những tấm bằng. Nó là các mốc ghi nhận 1 thời điểm mà thôi. Nếu bạn ngừng học, ngừng rèn luyện thì có thể sau vài năm, bạn không xứng với tấm bằng đó nữa, nhưng bởi bạn có 1 mảnh bằng, bạn nghĩ bạn luôn ở vị trí đó. Nên việc phụ thuộc bằng cấp là 1 sự ỉ lại và làm bạn hạn chế năng lực đi nhiều.
---
Nhưng với người khác: nhà tuyển dụng, khách hàng... họ lại RẤT RẤT RẤT quan tâm tới bằng cấp của bạn. Bởi đó là thứ giúp họ có thêm thông tin để ra quyết định. Họ không biết trong đầu bạn có gì, ko biết bạn có thể làm đến đâu, bởi họ mới tiếp xúc với bạn qua bề ngoài, qua vòng hồ sơ. Giống việc ra mắt bố mẹ người yêu vậy, họ cũng dò xét gia cảnh, địa vị, bằng cấp, thu nhập, công việc... đó toàn là thứ giống như bằng cấp. Và sẽ thật sai lầm nếu bạn nói với họ "bằng cấp không quan trọng với tôi". Bởi họ có quyền lựa chọn. Để lựa chọn thì họ đề cao thông tin về bằng cấp. Nó ko phải là tất cả nhưng nó là 1 thông tin quan trọng.
---
Do vậy, bản thân tôi cũng đã phải thay đổi quan điểm của mình. Không xem nhẹ bằng cấp, cũng không ỉ lại vào bằng cấp mà dừng việc học tập, rèn luyện. Luôn cố gắng làm đẹp bản thân với bằng cấp, dùng nó để nâng điểm bản thân trong mắt khách hàng, đồng thời luôn nỗ lực để chứng tỏ năng lực của mình còn cao hơn bằng cấp đã có, để đem lại giá trị nhiều hơn thứ khách hàng mong đợi.
---
Bằng cấp, có thể dễ dàng có được nếu có tiền, chịu ôn luyện để thi. Nó dễ show ra và như lớp sơn của bạn.
Năng lực, nó ko dễ có được, phải học và rèn luyện liên tục, cũng khó để show ra như bằng cấp, nhưng nó là chất của bạn. Không dễ mất đi, chất càng cao thì càng bền.
Không có chuyện "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" trong thời đại ngày nay. Thời đại mà người ta đề cao vẻ bề ngoài thì bạn cũng nên để ý tới nó. Nhưng cái chất bên trong vẫn luôn là thứ ko thay đổi theo bất kỳ thời đại nào. Có thể 5-10 năm tới quan điểm bằng cấp sẽ khác, nhưng không ai là không coi trọng những người có năng lực thật sự.
Mình thấy hướng phân tích của bạn có phần "chuyên môn" quá. Nếu ở bậc đại học, bạn vào những trường khai thác sâu về địa lý như : sư phạm, mỏ, địa chất... thì ok, những điều trên rất đúng.
Nhưng nên nhớ chúng ta học địa từ bậc trung học cơ sở. Vậy cũng nên nhìn 1 cách rộng hơn là "học địa để thay đổi tư duy và kết nối tới các ngành kinh tế khác", nó làm nền cho 1 số ngành:
- Kỹ năng vẽ biểu đồ, đọc biểu đồ, đọc phương hướng, định vị... giúp phát triển tư duy tưởng tượng, tư duy phân tích số liệu... có ích cho toán học, cho các công việc mang tính chất phân tích, thống kê (mà ngày nay ai có tư duy này thì rất dễ để làm việc ở các vị trí như trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc... hoặc có 1 ngành hot là Data Analysis)
- Khi gắn địa lý với các góc nhìn về kinh tế, bạn sẽ hiểu tại sao khu vực này có thể phát triển du lịch, khu vực kia lại ko. Rồi hiểu tại sao chỗ này dù tài nguyên tốt nhưng lại kém phát triển, chỗ kia dù ít tài nguyên nhưng lại phát triển tốt. Bạn có thể nhìn ra những thứ vô hình nhờ nền tảng kiến thức địa lý. Bạn sẽ thấy tại sao các tập đoàn như Vingroup lại đặt trung tâm thương mại ở địa điểm A, tại sao FLC lại mở khu du lịch ở địa điểm B... Không có kiến thức địa lý, làm sao khai thác được lợi thế về đất đai, về con người, về khí hậu, về giao thông...? Nó là kiến thức tổng quan rất quan trọng giúp bạn trả lời được nhiều câu hỏi tại sao. Đồng thời nó cho bạn chìa khóa để giải quyết vấn đề nếu bạn đủ khả năng.
- Khi gắn địa lý với việc đầu tư, bạn sẽ thấy tại sao có những mảnh đất vàng, những mảnh đất "ma", những căn nhà có nhiều khách thuê, trong khi căn khác lại chẳng ma nào ngó đến. Đó là sự kết hợp giữa vị trí địa lý, khả năng kết nối tới các vị trí khác: nơi ăn uống, mua sắm, trường học, bệnh viện, văn phòng, ga tàu... nếu nhìn nhận 1 cách tổng thể, bạn sẽ biết sau bao lâu vị trí căn nhà bạn mua sẽ lên giá, hoặc sẽ mất giá. Và nếu phải thuê nhà, bạn cũng biết thuê ở đâu thì rẻ (có thể giá thuê cao nhưng chi phí đi lại, sinh hoạt khác lại rẻ khiến tổng chi phí vẫn rẻ).
Đâu phải cứ du lịch thì mới dùng tới kiến thức địa lý. Hàng ngày, hàng giờ người ta vẫn đang tận dụng những kiến thức, kỹ năng địa lý mang lại để giúp họ đưa ra các quyết định chính xác hơn trong cuộc sống. Vậy nên, điều quan trọng nhất đó là ĐỊA LÝ GIÚP BẠN ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH TỐT HƠN. Bởi dù bạn ko đưa ra quyết định bằng lời, thì đó vẫn là 1 quyết định rồi. Nếu học địa lý tốt, bạn có thể có quyết định tốt hơn.
Đấu tranh với cha mẹ là 1 quá trình dài, đặc biệt khó nếu người mà bạn muốn đấu tranh lại là người "trưởng của gia đình", hay "gia trưởng".
Ở đây mình muốn hệ thống và định hướng cho bạn, từ kinh nghiệm của 1 người đã thành công trong quá trình đấu tranh với ông bố của hắn:
---
Thứ 1: Mục đích của việc này
Đọc bài, mình thấy có 1 thứ bạn hướng đến, đó là sự mong muốn "bố bạn thừa nhận ý kiến, quan điểm của bạn". Có lẽ đây là mục đích chính của cuộc đấu tranh này (với bạn)
Với mình, còn 1 mục đích nữa, đó là 1 cuộc tranh đấu ngầm giành quyền làm chủ gia đình. Bởi khi bố bạn thừa nhận quan điểm của bạn là đúng, của ông ấy là chưa đúng, điều đó đồng nghĩa với "ông đã mất quyền làm chủ gia đình, và tôi - con trai ông - đang từng bước giành lấy quyền đó".
Trong bản năng của giống đực, ý kiến chính là quyền lực. Ai có quyền ra quyết định, ai bảo vệ được quyết định, kẻ đó có quyền cai trị.
Nếu bạn chỉ mong đợi sự thừa nhận mà không thừa nhận ý kiến về quyền cai trị gia đình, thì bạn sẽ vẫn thua trong cuộc chiến đó.
---
Thứ 2: Bạn đang có gì, và đang làm thế nào
Nói cách khác là cách bạn tranh đấu.
QUyền lực ko đơn thuần nằm ở lời nói, nó còn nằm ở sức mạnh đồng tiền. Bạn 21t, bạn đã đóng góp được gì cho gia đình, bạn kiếm được bao nhiêu tiền? Kinh nghiệm sống của bạn đến đâu? Nếu ko có 2 thứ đó, lời nói của bạn ko có sức nặng. Khi bạn còn đang sống = tiền trợ cấp của ông bố, thì mọi lời nói của ông là đúng. Giống việc bạn đi làm, được sếp trả lương thì mọi lời của sếp là đúng. Đừng có mà thốt lên "Tại sao sếp ko coi trọng quan điểm của em, ko nghe em giải thích đã gạt phăng đi...". Câu trả lời có thể đơn giản: Tôi ko thích. Hoặc xa hơn: Cậu muốn làm theo ý cậu chứ gì? Mời đi chỗ khác.
Đấy. Ông bố (đang là chủ của gia đình, đang là người kiếm tiền chủ lực nuôi cái gia đình đó) thì lời của ông luôn đúng. Ông chỉ nghe lời bạn khi bạn có thể nuôi được 1 phần của gia đình đó, cùng ông gánh vác trách nhiệm đó, hoặc khi ông đã quá yếu để gánh vác nó.
Vậy nên bạn nêu ý kiến, bạn cãi lại, bạn mong đợi, kỳ vọng... thì những gì bạn thể hiện ra lại chẳng làm thay đổi bản chất vấn đề: Bạn chưa đủ trưởng thành, bạn chưa có trách nhiệm nên bạn ko có quyền lợi. Vậy thôi.
---
Thứ 3: cách lách luật
Thường với những người trẻ (kể cả tôi trước đây) cũng hành động giống bạn. Và kết quả thường thất bại. Đó là bởi điều 2. Mà để đạt được điều 2 có khi rất lâu.
Vậy nên có 1 số cách lách luật, giúp bạn rút ngắn thời gian đó, hoặc có những khoảnh khắc được công nhận.
Đó là đặt câu hỏi, xin lời khuyên, thay vì nói ra quan điểm. Bạn muốn đưa ra quan điểm ư? stop. Hãy giữ nó trong lòng và nghe xem ông bố sẽ trả lời quan điểm của ông, lời khuyên của ông. Lúc đó hãy so sánh và có thể làm theo 1 trong 2 cách: cách của bạn hoặc cách của ông ấy. Khi đó so sánh kết quả nhận được. Bạn sẽ thấy đôi khi cách bạn đúng, kết quả tốt, còn cách của ông ấy sai. Bạn sẽ đem kết quả đó nói lại. Bảo là con làm theo lời khuyên của bố, kết quả là A. Nhưng sau đó con nghĩ là trong hoàn cảnh của con, con cần làm thêm cái B, cái C, kết quả là con có A1, nó tốt hơn A ở chỗ này, chỗ kia. Thực tế hoàn cảnh bọn con giờ biến đổi nhanh lắm.
=> bạn đưa ra 1 cảnh báo, rằng những gì bố nghĩ, bố nói ko hẳn đúng hết đâu, và con có thể đưa ra thêm 1 số quyết định để làm nó tốt hơn.
=> số lượng việc đó tăng dần, bạn sẽ có những cơ sở để chứng minh với ông rằng bạn có thể tự quyết định được
-
Cách 2 là bạn học theo văn phong, theo cách lập luận của ông. Và trong 1 số vấn đề bạn nói đúng theo cách đó. Để làm đồng minh. Mục đích? Để ông ấy ko phản bác mà đồng thuận, để bạn được nói, dù là nói theo cách của ông ấy. Khi đó ông ấy sẽ nghĩ là bạn cũng biết suy nghĩ, biết phát biểu. Sau đó dần dần bạn sẽ xin phép ông ấy cho bạn nói trước, còn ông sẽ giúp bạn chỉ ra cái sai.
=> như thế bạn sẽ dần trở thành người có trách nhiệm trong việc ra quyết định. còn bố bạn sẽ dần chịu nghe, chịu để bạn nói hơn, thay vì vùi dập và tước đi quyền được nói của bạn.
---
Đừng quá nặng về phương pháp, hãy dùng mọi thủ đoạn, mọi cách thức, kể cả lách luật để đạt được mục tiêu. Bởi nếu bạn ko cố gắng tranh đấu, thì bạn ko khá lên được, mà bố bạn cũng sẽ dần già yếu. Chiến đấu lúc ông còn mạnh nhất là cách tốt nhất để 1 chàng trai trưởng thành. Đừng đợi lúc ông đã yếu, bởi khi đó, thắng được ông ko phải vì bạn mạnh lên, mà đơn giản là ông đã yếu đi.
Mình được dạy là: chọn vợ ảnh hưởng 3 đời. Đời mình, đời con mình, đời cháu mình.
Vậy nên chọn vợ mà chọn đại thì là dại.
Nhưng ko phải chọn tại thời điểm đó thì mãi mãi sẽ là như thế. Họ là con người, họ sẽ thay đổi theo thời gian, và chính ta cũng vậy.
Nên sai lầm thường là chọn xong rồi coi như xong, coi như vợ giỏi (sự nghiệp, chăm sóc chồng, chăm sóc con, chăm sóc bố mẹ...) là họ giỏi mãi, 1 mình họ vẫn giỏi.
Quan điểm của mình là cái giỏi đó mang tính thời điểm. Kể cả nay họ lười nhác, vụng về thì vẫn có thể thay đổi. Kể cả họ tài giỏi thì vẫn có thể thay đổi. Nên để giữ hp gia đình thì bản thân người chồng cũng cần thay đổi để phù hợp. Đó là sự vận động, điều chỉnh liên tục giữa 2 người. Đó là sự phát hiện các khoảng cách, các đứt gãy nhỏ và hàn gắn ngay khi còn có thể. Cần nghĩ nó như công việc hàng ngày, ko phải cái vĩnh cửu.
Khi tình yêu còn thì khoảng cách sẽ gần, có sự hiểu và thông cảm. Lúc ấy dẫu chồng có sa cơ lỡ vận thì vợ có thể đứng lên gánh vác thay chồng. Hay lúc chồng thành đạt thì cũng ko bị các cám dỗ kéo ra khỏi gia đình. Phía người vợ cũng vậy.
Đứng ở quan điểm này, vợ giỏi hay chồng giỏi thì chẳng phải là chìa khoá của hp gia đình. Mà đó là sự chủ động ở cả 2 phía và hướng về gia đình. Coi gia đình quan trọng hơn tất cả. Có thể bỏ việc thay vì gia đình tan vỡ. Có thể bỏ cái sĩ diện cá nhân để giữ gia đình yên ổn.
Còn những câu chuyện của truyền thông đôi khi chỉ nói bề nổi. Nghe cho vui chứ chẳng học hỏi được điều gì nhiều.
Về vấn đề nỗi sợ, mình có 1 quan điểm hơi khác.
Ấy là mình thấy nỗi sợ là bản năng, là thứ có từ khi sinh ra và tồn tại tới khi chết đi. Người ta chỉ ko sợ hãi khi người ta không ý thức được cái đáng sợ (điếc ko sợ súng). Cái này khác với việc vượt qua nỗi sợ.
Vượt qua nỗi sợ là có ý thức được nỗi sợ, đồng thời chế ngự được nó nhờ sự hiểu biết, nhờ khả năng ứng phó và dự phòng các trường hợp xấu. Nhờ đó mà những cái đáng sợ sẽ ko để lại hậu quả lớn, thậm chí nó sẽ không xảy ra vì ta tránh được nó.
Với mình thì việc tránh né nỗi sợ, hoặc tìm cách loại bỏ nỗi sợ chỉ là 1 dạng của sợ hãi (phủ nhận nó, cho là nó ko tồn tại). Càng học nhiều, càng nghĩ sâu thì càng khám phá ra nhiều tầng lớp của nỗi sợ, đồng thời càng biết nhiều cách để vượt qua nỗi sợ (chấp nhận và đối mặt với nó).
Những người tâm lý vững vàng bởi họ đã ở tầng sâu hơn người bình thường. Họ ko còn sợ những cái người khác hay lo sợ, nhưng ko có nghĩa họ ko có nỗi lo sợ riêng. Chỉ là nỗi lo sợ ấy người khác ko hiểu, ko chạm tới được. Người ta tưởng họ ko sợ gì nhưng mình tin chắc họ luôn có.
Bản thân mình thì thấy có 1 vài vấn đề trong hướng tư duy này:
1. Bạn không tự định giá được giá trị bạn tạo ra. Bởi công ty không chỉ có 1 mình bạn làm tất cả mọi việc (trừ khi đúng là 1 mình bạn làm tất). Bạn thường chỉ làm 1 phần của chu trình, trong chu trình đó giá trị của bạn chia ra nhiều sản phẩm với các giá trị khác nhau. Do đó để nói bạn tạo ra mấy triệu thì khó nói đúng.
2. Trường hợp chỉ được đích danh giá trị thì gần như công việc của bạn sẽ ở dạng "vắt chanh bỏ vỏ", tức là làm với hình thức thuê khoán. Mức giá trị đã fix sẵn, dù có làm thêm cũng ko hơn được, và làm xong cũng kết thúc luôn quan hệ. Ở trường hợp này dù bạn có làm tốt hơn cũng ko làm tăng giá trị của sản phẩm gốc, chỉ có thể làm tăng về giá trị tăng thêm (dịch vụ tốt hơn, cảm nhận tốt hơn, tâm trạng tốt hơn... thiên về cảm xúc) => người ta không trả tiền trực tiếp cho cái này.
3. Giá trị của bạn trong công việc cũng không phải lúc nào cũng cố định. Dù bạn nhận lương 5tr / tháng, nhưng có thời điểm bạn tạo ra dưới 5tr và có thời điểm trên 5tr rất nhiều lần. Vậy bạn không thể yêu cầu trả lương theo thời điểm được, bởi chính người trả lương cũng ko biết thời điểm nào bạn đạt giá trị nhiều hơn hay ít hơn. Đó là bản chất của sự đầu tư. Họ chấp nhận rủi ro khi trả lương trong thời điểm giá trị thấp, để thu lợi được trong thời điểm giá trị cao. Lãi họ hưởng, lỗ họ chịu. Bạn không chịu rủi ro nên không có sự đột phá trong thu nhập là đương nhiên.
Giống việc bạn gửi tiền vào ngân hàng so với việc bạn đem tiền đó đi đầu tư thôi.
---
Nếu say mê > mệt mỏi thì ta gọi họ làm vì đam mê.
Nếu mệt mỏi > say mê thì ta gọi họ làm vì đối phó.
---