dám bị ghét
Anh đồng ý là việc tâm lý "ghét" người khác nằm ở vùng an toàn và cơ hội phát triển bản thân....
Anh đồng ý là việc tâm lý "ghét" người khác nằm ở vùng an toàn và cơ hội phát triển bản thân.
Từ 2 yếu tố này tạo ra 1 yếu tố khác nữa là : ghét 1 điều gì đó vì đám đông đều ghét nó. Bởi tâm lý đi ngược với đám đông thì không an toàn (hay giảm cơ hội phát triển, tăng rủi ro khi chịu công kích từ đám đông).
Còn về cách giải quyết vấn đề này theo góc nhìn của anh thì:
- Hiểu rõ vùng an toàn (ranh giới). Thường người ta khá mơ hồ về vùng an toàn nên họ dễ nhìn nhận không đúng về 1 điều gì đó / ai đó có thực sự xâm phạm vùng an toàn không.
Ví như trẻ con ghét người khác nói đùa rằng "bị cho ra rìa khi bố mẹ có thêm em bé". Ở đây đứa trẻ không hiểu rõ về vùng an toàn của nó nên có tâm lý phòng vệ. Khi lớn lên, có nhận thức rõ hơn thì nó sẽ không còn ghét người ta vì câu nói đùa này nữa.
Người lớn cũng vậy thôi. Nếu không hiểu rõ về bản thân, họ dễ ảo tưởng về năng lực, về quyền lợi, dẫn tới vùng an toàn của họ lớn hơn thực tế. Nhiều hành vi chưa tác động tới vùng an toàn thực sự, nhưng tác động tới vùng an toàn ảo tưởng, khiến họ ghét người ta (trong khi họ chưa thực sự bị ảnh hưởng gì).
Vấn đề này thường được giải quyết bằng tri thức. Học hỏi nhiều người ta sẽ hiểu bản thân hơn, hiểu người khác hơn.
- Độ nhạy của vùng an toàn (mức độ). ở đây muốn nói tới việc: cùng 1 hành vi tác động, có người thấy không sao, có người thấy ghét, dù họ hiểu rõ vùng an toàn như nhau. Tức là mức độ nhạy cảm của họ với hành vi xâm phạm vùng an toàn là khác nhau.
Vấn đề này được giải quyết bằng sự tôi luyện. Khi mới va chạm xã hội, ta sẽ thấy mình mong manh, dễ tổn thương, dễ ghét những kẻ làm ta tổn thương. Va chạm nhiều, vẫn tác động đó, nhưng ta ko còn thấy đau nhiều như trước nữa, ta sẽ không còn ghét điều đó nữa.
- Bước ra ngoài vùng an toàn. Đây là việc ta dám gạt bỏ sự an toàn, dám nghe những điều khiến ta khó chịu để điều chỉnh lại vùng an toàn. Dù ta thực sự ghét, thực sự bị tổn thương nhưng ta vẫn đối diện nó để tiếp thu một điều gì đó.
Vấn đề này thuộc về ý chí, là cái có sẵn trong mỗi người nhưng mức độ khác nhau. Mức độ có thể thay đổi thông qua quá trình học hỏi, tôi luyện, nhưng không nhiều (không làm thay đổi bản chất ban đầu, chỉ lúc cao lúc thấp mà thôi, nhưng vẫn trong giới hạn).
Việc thực hành điều này, mong muốn thay đổi vùng an toàn đôi khi gây nguy hiểm (thậm chí dẫn tới tự tử khi vùng an toàn bị xâm phạm nghiêm trọng nếu ý chí không đủ mạnh) nên khó đòi hỏi người khác hãy làm theo. Tự mỗi người tìm hiểu về nó, thử nó nếu có thể (với mức độ từ thấp đến tăng dần).
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất