Tiếp theo bài trước, thái độ của chúng ta là thứ sẽ tạo nên điều khác biệt
Vậy hãy suy nghĩ, nếu một điều gì đó không thú vị, nhưng lại là tất yếu, thì ta sẽ đương đầu với điều đó hằng ngày như thế nào?
Đừng vội tìm cách trả lời câu hỏi đó ngay, hãy lùi lại một chút, thử nhìn lại ngày hôm qua của chính ta, hay của những người mà ta biết, thử tìm xem có kinh nghiệm nào tương tự? Chẳng phải những điều tương tự cũng đã từng xẩy ra?
  • Ta không thích uống sữa, nhưng ngày nào cũng phải uống
  • Việc ngày nào cũng đánh răng hay đi vệ sinh chẳng thú vị gì, nhưng mẹ yêu cầu sáng nào đúng giờ đó cũng phải làm
  • Mấy bạn kia mang tiếng đi học đá bóng mà thấy cả buổi toàn tập chạy, tập kỹ thuật cá nhân với mấy cái cọc …
  • Các cụ tập thể dục thấy cứ đứng vẩy tay đến cả nghìn lần
Từ những tình  huống trên ta có thể rút ra vài thái độ hữu ích
I. Chấp nhận “chung sống” (với phần đơn điệu)
Có vẻ hiển nhiên vì không chấp nhận là vô ích nhưng không phải không có người  cứ không thực sự chấp nhận và tiếp tục tìm cách này cách khác, lúc này lúc khác để lẩn tránh, hoặc đơn giản hơn là phàn nàn về các tác vụ tất yếu như một thói quen. Rốt cuộc, những kiểu thái độ “không chấp nhận” dù hết sức tinh vi và tưởng như nhỏ nhặt ấy sẽ không giúp gì cho bản thân họ cũng như không ích gì cho những người xung quanh họ.
Quan trọng hơn nữa, không có thái độ chấp nhận, thì ta cũng sẽ thiếu đi nền tảng cần thiết cho những thái độ khác sẽ được đề cập ở các phần sau.
Vậy thì, để làm tốt, kinh nghiệm đầu tiên là bạn hãy chấp nhận những tác vụ không thể tránh khỏi đang đặt ra cho mình ngay ngày hôm nay đi, mà rất có thể chúng bao gồm hai thứ sau đấy :) :
  • Bạn trót tham gia vào nhóm chạy bộ ở cơ quan và tuần nào cũng cam kết phải chạy 15km
  • Quy định của công ty là cứ nửa năm lại phải làm cam kết kế hoạch mục tiêu cá nhân, lần nào bạn cũng thấy khó nhăn nhó vì chả biết ghi vào mục tiêu gì hết.

II. Tìm hiểu ý nghĩa/ mục tiêu/ lợi ích
Sau khi đã chấp nhận thì tìm hiểu thứ mà chúng ta đã chấp nhận chung sống hằng ngày bao giờ cũng tốt hơn là không. Hẳn là tốt hơn nếu ta hiểu việc đánh răng mang lại lợi ích gì, con đường hằng ngày ta phải đi có những đặc điểm thế nào, biết rằng cậu đồng nghiệp ngồi cạnh không thích nước lau bàn đầy mùi hóa chất công nghiệp, v.v … Và còn tốt hơn nữa nếu thử tìm hiểu ý nghĩa hay mục đích của những tác vụ đơn điệu ta đang làm.
csm_Motiv_Growth_Mindset_74081786aa

Thử làm như vậy với hai ví dụ ở phần trước xem nào:
  • Chạy bộ:
Nhớ lại thì đúng là anh Mgr khởi xướng chuyện này đã nói mục đích là để rèn luyện sức khỏe, hòa mình cùng thiên nhiên và cùng hành động vì mục tiêu chung của nhóm
  • Làm bản cam kết kế hoạch mục tiêu cá nhân:
Bạn nghĩ: mình chưa làm cái này bao giờ, có anh Mgr ABC có giải thích nhưng mình ngồi xa mà cũng không để ý lắm nên chỉ nhớ lõm bõm. À hình như Mr. A có nói gì đó về việc này trên xóm, để nhìn cái xem nào…. Hình như liên quan gì đó đến tự định hướng bản thân với lại bài chia sẻ của bác giám đốc về hướng đi sắp tới của công ty. Mà cái bài này có vẻ dài nhỉ, đọc thì không dễ như mấy thứ tin tức/fb mình hay đọc, đọc xong vẫn thấy lơ mơ,  hừm, umh …
He he, không phải lúc nào cũng dễ mà đi tìm mục đích ý nghĩa nhỉ :). Mách nước với bạn một ít. “Mục đích” là một từ chung chung và với những thứ chung chung thường là có câu trả lời mang tính cũng rất chung chung, hay nói văn vẻ là mang tính khái quát. Theo kinh nghiệm đọc sách với quan sát linh tinh của mình thì câu trả lời khái quát cho “mục đích” thường chỉ có hai: a) Sự trưởng thành của cá nhân và b) Sự trưởng thành của một tổ chức.
Như thế đó, ở ví dụ thứ 2 thì  mục đích của bác giám đốc là 0. Sự trưởng thành của tổ chức, để điều đó xẩy ra thì cần mọi nhân viên (chính là bạn ấy) cùng hành động theo một hướng, vì muốn mọi người hành động theo cùng một hướng nên:
  1. Bác giám đốc đã chia sẻ về hướng đi sắp tới của công ty, đồng thời
  2. Công ty cũng đã yêu cầu bạn tự đặt ra các mục đích cá nhân tương thích với hướng đi đó, bao gồm cả các mục tiêu hướng đến
  3. Sự trưởng thành của cá nhân bạn
Và cái bản cam kết kế hoạch cá nhân chính là sự thể hiện cụ thể của cái 2. và 3., mục đích ở đây là sự trưởng thành của tổ chức thông qua sự trưởng thành của từng cá nhân.
III. Một chút sáng tạo, quan sát
Chấp nhận, tìm ra mục đích/ ý nghĩa của những tác vụ đơn điệu là những thái độ hữu ích. Vẫn còn một thái độ nữa sẽ đẩy bạn đi xa hơn: Thử nhìn chính sự đơn điệu ấy như một cơ hội.
“Khó khăn của người này là cơ hội của người khác”, bạn thử searh Google xem, sẽ tìm thấy rất nhiều ví dụ minh họa trong thực tế đấy. Đường lụt lội không đi nổi là lúc có người mở ra dịch vụ chuyên chở người và phương tiện qua đoạn ngập :)
difficulties-opportunities

Thái độ “biến nó thành cơ hội” này sẽ thúc đẩy chúng ta suy nghĩ cởi mở và sáng tạo. Nói đến sáng tạo, khó mà đưa ra công thức hay hướng dẫn ai đó kiểu step by step, vì nó muôn hình vạn trạng. Ở đây mình chỉ thử minh họa chút quan sát/sáng tạo với hai ví dụ ở trên
  • Chạy bộ:
Nếu bạn đã thích chạy từ trước, đây là thời gian để bạn tận hưởng: vừa làm việc mình thích vừa có khán giả :). Còn nếu chẳng may bạn cam kết vì bị rủ rê, vì muốn thể hiện .., thì hay coi đây là cơ hội để luyện tập một thói quen có ích. Nếu đằng nào cũng chạy, làm cho việc chạy trở nên vui vẻ một chút cũng chẳng hại gì. Bản thân việc chạy là không thay đổi nhưng chạy ở đâu, với ai, như thế nào, vào lúc nào hoàn toàn là do bạn lựa chọn, vậy cứ chọn theo hướng làm bạn vui vẻ đi :) 
Khi nói đến lựa chọn, đó lại là một dịp ta có thể ngồi xuống và quan sát, suy nghĩ xem những người khác đang chạy thế nào. Mở rộng diện quan sát ra: lên mạng, coi youtube, đi làm về tạt qua công viên vừa ngắm thiên hạ vừa relax, thích thì hỏi chuyện mấy bác đứng tuổi tập thể dục ở đó, cứ xin thẳng các bác lời khuyên, các bác sẽ rất vui và ta sẽ có rất nhiều thông tin input thú vị.
Song song việc quan sát bên ngoài, hãy dành cả thời gian quan sát bên trong nữa. Suy nghĩ xem bản thân mình để chạy được 15km một tuần thì có những khó khăn gì? Bệnh lười? Chưa biết lấy thời gian ở đâu ra? Không có dụng cụ/ quần áo? …?
Sau khi đã có hòm hòm thông tin và các vấn đề cần khắc phục, giờ là lúc phát huy đầu óc sáng tạo: Kết thân với một nhóm chạy bộ, tự đặt ra phần thưởng, nhờ ai đó chăm tập gọi dậy sớm … để khắc phục tính lười, tranh thủ dành thời gian đợi thang máy để chạy thang bộ, chạy máy ở phòng gym gần nhà ….
DoHung2-1424-1559817941

  • Làm cam kết kế hoạch mục tiêu cá nhân:
Thực chất, tất cả những giải thích dài dòng của mình ở phần trước chỉ để thuyết phục rằng, câu hỏi xác đáng mà bạn cần đặt ra ở đây là:
Tôi có thể làm gì để đóng góp cho sự phát triển của công ty (đồng thời qua đó phát triển chính bản thân tôi) ?
Lại ngồi xuống và suy nghĩ một chút nhé. Đây không phải loại câu hỏi thường gặp nhỉ? Bạn có thể làm gì để giúp bố mẹ? Bạn có thể làm gì để giúp vợ/chồng? Bạn có thể làm gì để giúp ai đó? Bạn có thể làm gì để giúp bà cụ bán hàng rong kia?… Đã bao giờ có ai hỏi bạn những câu đó, hay đã có bao giờ ta dừng lại giữa đường giúp một ai đó? Nếu chưa thì bối rối cũng là bình thường thôi.
Vậy là lại phải quan sát, lần này quan sát bên trong trước đi. Tại sao câu hỏi này lại khó? Tại sao nó lại khó với tôi? Tại sao bây giờ tôi lại phải quan tâm đến nó?
Bản thân việc làm quen và chịu khó suy nghĩ những câu hỏi không-thường-gặp loại này đã là một cơ hội để bạn trưởng thành rồi đấy. Nhưng thôi, đó sẽ là một câu chuyện khác.
Giả sử câu hỏi trên vẫn khó quá, ta có thể tạm thay thế câu hỏi trên bằng một câu hỏi khác:
Tôi có biết công ty mong đợi điều gì từ tôi hay không?
Mình từng phỏng vấn nhiều người và thực tế với câu hỏi này số lượng những ứng viên đưa ra câu trả lời đáng hài lòng là rất ít, còn ở chiều ngược lại: ậm ừ hay trả lời chung chung thì nhiều lắm. Vì thế câu hỏi này rất đáng giá đấy, có lẽ chỉ thử tự đặt ra câu hỏi đó cho mình và cố gắng tự trả lời thôi cũng có giá trị bằng cả tháng lương của bạn :) 
storyblocks-vector-cartoon-style-concept-of-human-businessman-vs-robot-confrontation-running-competition-modern-technology-concept_rAH-PyGaM_SB_PM
Vẫn khó phải không, giờ thì thử quan sát bên ngoài vậy :). Ta có thể google để tìm câu trả lời không? Thử tìm kiếm gợi ý từ ngay các đồng nghiệp xem, thử tham khảo các kế hoạch mục tiêu cá nhân trong quá khứ của các anh chị đi trước xem. Hoặc thử tìm câu trả lời chung chung rồi sau đó cụ thể hoá sau xem…
Về nguyên tắc chung, nếu công ty mong đợi bạn làm dự án, chắc chắn công ty mong đợi dự án đó thành công. Vậy thành công của một dự án được hiểu như thế nào? Là Quality/ Cost/ Delivery (QCD) phải không? Vậy giả sử dự án chỉ có một mình tôi, thì công ty mong đợi ở tôi QCD đúng không? Thêm một quan sát: công ty dùng Agile, tức là chúng ta được mong đợi làm theo Agile. Thế Agile có những trụ cột gì? Minh bạch, thanh tra, thích nghi. Vậy thì từ vị trí member, ta có thể “cung cấp” những thứ đó cho team hay không?
Còn nhiều thứ khác có thể quan sát lắm: Trong các buổi họp cuối tháng, họp nhóm, .. các anh Leader/ Mgr có truyền đạt những điều các anh ấy mong muốn với team không? hay với bản thân mình không? Có phải các anh ấy đã mong việc release không tiếp tục có nhầm lẫn? đã mong có người tham gia vào phát triển library chung …? Và chúng ta có thấy chuyện đó có gì liên hệ tới mình?
Cứ thế, quan sát, suy nghĩ tiếp, sáng tạo và cụ thể hoá thành các ý tưởng hành động có thể đo đếm được, thế là bạn trở thành ngôi sao của team lúc nào không hay ấy.
Đôi khi mình thấy rất nhiều người loay hoay là bởi vì họ cứ cố gắng xoay sở để nặn ra 1 cái output gì đó chỉ với rất ít input đầu vào. Mà thường thì đầu vào ít tất đầu ra phải ít :). Vậy thay vì “cố gắng xoay xở” với ít thông tin đầu vào như vậy, sao không mở rộng lĩnh vực quan sát ra? mở rộng các đối tượng tham khảo ra? Cần thì đừng ngại nói “em xin anh lời khuyên về việc này được không?”, thay vì tự than một mình “chẳng biết viết cái gì :( !” một ngày vài lần. Muốn đầu ra khá khẩm hơn, hãy tìm thêm nhiều thông tin đầu vào.

IV. Về sự trưởng thành trong công việc
Nhân tiện lan man một chút, như trên đã nói, câu trả lời khái quát cho “Mục đích” là “Sự trưởng thành”. Bây giờ chúng ta thử nghĩ về sự trưởng thành. Bạn nghĩ sao? Lúc nào thì bạn sẽ trưởng thành :) ?
Nếu bạn nghĩ đó là điều tự nhiên:  cứ đi làm rồi tự nhiên sẽ trưởng thành thôi,  thế thì bạn giống với khá nhiều người. Và bạn cũng giống với phần đông chúng ta thưở xưa nữa: Chúng ta đã cố gắng để vào được đại học, dồn hết cố gắng vào kỳ thi mất rồi, cho nên sau khi đã vào thì chúng ta cứ để tự nhiên: trường sẽ lo cho ta, thầy cô và lớp trưởng sẽ lo cho ta, cùng lắm thì … cậu bạn học sẽ lo cho ta …Cứ tuần tự nhi tiến thế cho đến khi đi xin việc, chúng ta lại cố gắng hết sức để tìm được việc cho mình, còn sau khi tìm được rồi thì … chúng ta lại để tự nhiên: cứ làm việc được giao thôi, còn lại công ty sẽ lo cho ta, mentor, hay manager sẽ lo cho ta, hay cùng lắm là teammates sẽ lo cho ta :)  …
Thế thì chắc là cũng tự nhiên thôi, nếu sau một thời gian chúng ta có ngày càng ít cơ hội thăng tiến, chúng ta ngày càng có thêm nhiều câu chuyện mang ra phàn nàn với đồng nghiệp, ngày càng ít thêm động lực và nhất là nhận ra rằng, đã bao lâu rồi mình chẳng trưởng thành gì cả !
Chắc mình phải tự chủ động mang lại sự trưởng thành cho mình thôi nhỉ :) 
God helps those who help themselves
Có người nói: Trưởng thành không phải là lúc ta làm được những chuyện lớn lao mà là lúc ta hiểu được những điều bé nhỏ!
bài viết cũng được đăng tại labs.septeni-technology.jp