chip da hinh thanh va phat trien nhu the nao
chip la 1 cong cu(MODUN) xu ly tot nhat con nguoi da phat trien den ngay nay, chay theo xu the la dai loan nhat ban my, cong nghe manh(tot...
chip la 1 cong cu(MODUN) xu ly tot nhat con nguoi da phat trien den ngay nay, chay theo xu the la dai loan nhat ban my, cong nghe manh(tot nhat) , ai cung phai chay theo xu the, ky nang cung dc goi la cong nghe, con kien thuc la khoa hoc
Tình hình và ảnh hưởng của công nghệ bán dẫnTheo thống kê của Hiệp hội Công nghệ Thông tin và Truyền thông Quốc tế (ITC), tổng giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu là khoảng 500 tỷ USD, chỉ tính cho tới năm 2021.Ứng dụng của chip bán dẫn rất đa dạng và phức tạp. Nếu tính chỉ riêng về khía cạnh quản lý xã hội và dân sự cũng có thể nêu ra hàng ngàn các công dụng khác nhau. Ví dụ như trong truyền thông và liên lạc, các vi mạch bán dẫn được sử dụng trong các hệ thống truyền thông quân sự, bao gồm radar, máy thu và phát sóng radio, để cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác. Hay là đối với các công nghệ tối tân, các chip bán dẫn có thể tìm thấy trong các hệ thống máy bay không người lái, robot, máy tính lượng tử và hệ thống trí tuệ nhân tạo. Hoặc lấy ví dụ thân thiện và gần gũi hơn, chip bán dẫn thường được dùng để lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin thông qua CPU, GPU hay những chiếc Smartphone.
Nhà khoa học Gordon E. Moore vào năm 1965 cũng đưa ra dự đoán rằng số lượng bóng bán dẫn trên một vi mạch sẽ tăng gấp đôi khoảng 2 năm một lần, và dự đoán này cho tới nay vẫn hoàn toàn chính xác, mở ra tiềm năng khổng lồ mà ngành này có thể đem lại, biến đây thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của rất nhiều quốc gia. Bởi vậy tầm quan trọng lớn như vậy mà cuộc chiến phát triển linh kiện bán dẫn lại trở nên khốc liệt hơn.Để phát triển và sản xuất một con chip bán dẫn, người ta phải thực hiện rất nhiều các công đoạn như trên màn hình, mà tôi dám cá rằng bạn có nghe cũng khó mà hiểu tổng thể được.
Tuy nhiên, có một điều quan trọng cần phải làm rõ là để sản xuất một con chip hoàn thiện, các đơn vị phải phụ thuộc rất nhiều vào linh kiện và thiết bị sản xuất phức tạp từ các đơn vị khác. Một đơn vị sản xuất rất khó để có thể tự thực hiện được tất cả các công đoạn. Ví dụ, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia có rất nhiều nhà sản xuất linh kiện và thiết bị sản xuất chip bán dẫn. Trung Quốc cũng là quốc gia bắt đầu phát triển ngành này. Tuy vậy, các quốc gia kể trên vẫn phải phụ thuộc vào các quốc gia khác để cung cấp các linh kiện quan trọng. Chẳng hạn như sản xuất các chip CPU và GPU sẽ phải nhập khẩu linh kiện từ Intel và AMD vậy. Có rất nhiều quốc gia trên thế giới tham gia vào ngành công nghiệp chất bán dẫn và sản xuất linh kiện bán dẫn. Theo Reuters, 5 công ty sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới cho tới năm 2022 bao gồm TSMC, Samsung Electronics, Intel, SK Hynix, và Micron Technology. Như chúng ta có thể thấy, 5 ông lớn đều thuộc về 3 quốc gia lớn nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Có thể các bạn chưa biết quá nhiều về TSMC, nhưng chắc chắn các bạn đã hoặc đang sử dụng các sản phẩm của công ty này sản xuất. Trong đó có bao gồm Chip Apple A14 Bionic, được sử dụng cho iPhone 12, iPad Air và iPad Pro. Bên cạnh đó còn có dòng chip AMD Ryzen Series 5000, và nổi bật nhất có dòng card đồ họa Nvidia GeForce RTX 30 mà các PC Gamer vẫn luôn ao ước. Doanh thu của TSMC trong năm 2022 theo như báo cáo chính thức của công ty này lên tới gần 75 tỷ đô. Còn đối với Hoa Kỳ, nếu chỉ tính riêng doanh thu trong năm 2022 của Intel cũng đã là 63 tỷ đô. Để có thể ước lượng con số này là lớn như thế nào, tôi sẽ so sánh với doanh thu của ngân hàng Trung Quốc với con số 93 tỷ đô. Điều đó cho thấy quy mô của thị trường bán dẫn lớn ra sao. Hoa Kỳ đã từng là quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất linh kiện bán dẫn, chỉ 3 thập kỷ trước, họ chiếm 40% thị trường toàn cầu. Nhưng ngày nay, chỉ 12% lượng chip được sản xuất tại Mỹ, trong khi đó, những con chip có công nghệ tân tiến không hề được sản xuất trên mảnh đất này. Những quốc gia dẫn đầu hiện tại giờ đã được chuyển sang khu vực châu Á, bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Mặc dù những quốc gia này vẫn sử dụng các công nghệ sản xuất từ Mỹ, nhưng họ có thể sản xuất ra những con chip tân tiến hơn nhiều.
Thời điểm đại dịch bùng phát, ngành công nghiệp bán dẫn của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề, số lượng sản phẩm họ làm ra trong vòng 40 ngày ở năm 2019, ngang với số lượng hoàn thành trong 5 ngày ở năm 2021. Trong khi đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khoa học kỹ thuật, nhắm tới mục tiêu có thể tự chủ hoàn toàn sản xuất công nghệ bán dẫn mà không cần thông qua một đơn vị ở bất kỳ quốc gia nào khác. Dẫn chứng rõ ràng nhất ở kế hoạch “Made in China 2025” được công bố hồi năm 2016, đặt ra mục tiêu trước mắt có thể tự sản xuất 70% linh kiện bán dẫn cho thị trường nội địa tới năm 2025, trong khi mục tiêu dài hạn là để vượt qua hoàn toàn công nghệ của phương Tây. Kế hoạch “Made in China 2025” của Bắc Kinh là một hồi chuông cảnh tỉnh tới chính quyền Hoa Kỳ về sự xâm chiếm của công nghệ Trung Quốc trên toàn thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn đang trong một mối quan hệ cạnh tranh vô cùng căng thẳng ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng. Trung Quốc lại đang đồng bộ rất tốt giữa kinh tế và quân sự. Washington coi sự trỗi dậy này là mối đe dọa thuộc tầm quốc gia. Phát triển công nghệ sẽ kéo theo sự thăng tiến vượt bậc trong nâng cao quân sự như đã nêu ở trên. Như một lẽ đương nhiên, Hoa Kỳ muốn bằng mọi giá hạn chế sự phát triển của Trung Quốc, càng sớm càng tốt. Ở Trung Quốc, các công ty công nghệ làm việc của họ, vẫn phát triển và sản xuất các sản phẩm tân tiến nhất mà họ có thể làm được. Nhưng những công nghệ đó sẽ hướng tới mục tiêu có thể sử dụng được trong cả người dân và cả ở khía cạnh quân sự và an ninh quốc gia. Rõ ràng đây là một điều hợp lý vì các công ty thuộc Trung Quốc, có thể đóng góp nhiều hơn cho đất nước nhiều hơn chỉ là khía cạnh kinh tế. Nhưng Mỹ không nghĩ vậy, họ coi đây là một cuộc chiến như cái cách mà Liên Xô đã từng đối đầu với họ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhưng ở trên phương diện cạnh tranh thương mại và kinh tế. Bởi vậy, đối với Hoa Kỳ, họ cần phải làm chậm tốc độ tăng trưởng và phát triển của Trung Quốc, và thị trường bán dẫn là chiến trường chính của hai quốc gia. Những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc làm chậm Trung QuốcThực ra không phải tới nhiệm kỳ của Joe Biden mà Hoa Kỳ mới bắt đầu có những chính sách cố ý làm chậm Trung Quốc, ngay từ thời của Donald Trump, chúng ta đã thấy những nước cờ đầu tiên của quốc gia này. Trong nhiệm kỳ của mình, Donald Trump ra rất nhiều chính sách gây cản trở Trung Quốc với mục tiêu bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ ở rất nhiều phương diện, bao gồm thương mại, công nghệ và phòng chống gián điệp. Có thể liệt kê sơ qua một vài chính sách như áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, thiết lập biện pháp phòng ngừa các công ty Trung mua lại hoặc sáp nhập các công ty Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, tăng cường điều tra và can thiệp vào các hoạt động gián điệp của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, bất kể việc nó có thật hay không, ngăn cấm sử dụng các thiết bị mạng của Trung Quốc bao gồm Huawei và ZTE.
Tất nhiên lệnh cấm vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ công chúng, và dĩ nhiên khiến Huawei và ZTE bị ảnh hưởng nặng nề trong khả năng sản xuất và cung cấp sản phẩm. Theo báo cáo của ZTE, họ đã ngừng hoạt động sản xuất trong một khoảng thời gian ngắn và chỉ đạt 101,5 tỷ CNY vào năm 2022, so với 114.5 tỷ CNY của năm trước đó. Tương tự đối với Huawei, năm 2020, doanh thu của họ đã giảm khoảng 16.5% so với năm trước đó, chỉ đạt 136.7 tỷ CNY. Có thể nói, lệnh cấm này đã gần như khiến Huawei kiệt quệ về khía cạnh tài chính. Để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, Huawei đã phải bán đi một số công ty con. Cụ thể, họ đã bán đi công ty con Honor tháng 11/2020. Honor được xem là thương hiệu phụ của Huawei, chuyên sản xuất điện thoại thông minh phân khúc thấp và trung, phát triển khá tốt trên thị trường quốc tế. Sau khi bán đi công ty con này, Huawei tập trung phát triển và sản xuất các dòng smartphone cao cấp để vượt qua tác động tiêu cực từ lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm của mình.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất