1. bàn về tăng trưởng - bất bình đẳng - cấu trúc hệ thống ngành mà chỉ nói về số liệu nội địa, phân tích ko mang tính so sánh tương quan với các nước khác, đánh giá không dựa trên tiến trình phát triển (growth process) của nền kinh tế.
Với dạng nền kinh tế như Việt Nam, phải hấp thụ công nghệ cao để phát triển dài hạn, chỉ có 2 loại công ty có thể push tổng lực được nền kinh tế: FDI và SOEs. Trong một số trường hợp đặc biệt, các siêu tập đoàn tư nhân cũng có thể đóng vai trò chủ đạo trong tích lũy công nghệ, phát triển dài hạn, nhưng yêu cầu thiết yếu là các tập đoàn này cần được nhà nước support để chiến trên sân chơi toàn cầu (FPT là 1 ví dụ).
Do phần lớn các đầu tàu SOEs đã fail (trừ một số cty như Viettel... ) nên tập trung xây dựng cơ chế thông thoáng để thông qua FDI mà emulate technology chẳng hề sai, trong giai đoạn đầu của Industrilization, đòi giá trị gia tăng cao thì nằm mơ à. Ko dựa vào FDI để tích lũy công nghệ, chẳng lẽ dưa vào mấy ngàn cái SMEs cỏn con, có support cho SMEs 20 năm cũng ko kỳ vọng đem lại hiệu quả hấp thụ -> nội địa hóa -> cải tiến -> cạnh tranh công nghệ cho nền kinh tế.
2. bàn về việc tăng lương nhưng ko có nền tảng phân tích giỏ hàng hóa nhu yếu phẩm (basic basket good), nếu hàng hóa thiết yếu được đáp ứng, thì việc tăng lương là ko cần thiết. Việc tăng lương sẽ tăng unit cost cho hoạt động sản xuất, giảm năng lực cạnh tranh toàn cầu, từ đó trưc tiếp làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
3. Bàn bề bất bình đẳng mà ko biết rằng Việt Nam là 1 trong những quốc gia hiếm hoi duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời đảm bảo chỉ số GINI ở mức trung bình thấp so với rất nhiều nền kinh tế tương đương.
Cạn lời với cái kiểu phân tích kinh tế của mấy ông Việt Nam...