hoàn toàn không hiểu gì về em hết, thì chắc chắn là tương lai em cũng không rõ ràng luôn. Bởi muốn đề ra mục tiêu xa, thì em cần hiểu em, và hiểu cách thế giới vận hành nữa.
Đó là lý do, lúc em còn là sinh viên, em cứ trải nghiệm nhiều thứ vào, như anh hồi xưa ấy. Em phải trải nghiệm thì em mới có vốn sống để làm chất liệu hình dung tương lai mình ra sao. Chứ em không trải nghiệm, thì thua.
Cho nên, em đừng nghĩ gì tới tương lai xa cả, cứ nhắm cái gần, cái em có khả năng làm được, mà làm.
đau
Với lại, em cứ trải nghiệm rộng, đồng thời rèn luyện những kỹ năng cốt lõi như Tư duy, Viết lách, Tự học, Giao tiếp, Làm việc sâu (deepwork)... thì những kỹ năng đó em có thể luân chuyển ở bất cứ công việc nào cũng được. Công việc có thể bỏ em, nhưng kỹ năng nền thì không.
Nhưng mà anh, trải nghiệm nhiều, đó cũng là điều mà tụi em được khuyên nhiều nhất. Nhưng lúc có cơ hội trải nghiệm thì tụi em lại so sánh kiểu nó có mất thời gian không, có ảnh hưởng chuyện học, mình học được cái gì.Tức là cần cẩn trọng bởi sợ đi sai. Sợ không có thời gian để quay lại, không có tài chính để gỡ ra. Vậy trải nghiệm sao mà thấy trọn vẹn thật sự í. Một mẩu chuyện ngắn của mình với một anh người quen trong một lần trà đá. Sau này mình cứ suy nghĩ mãi, và ngộ ra vài điều về sinh viên và giới trẻ mình hiện nay. Không phải tất cả, nhưng đa số mọi người xung quanh đang bị như thế. Có quá nhiều những bạn trẻ đang lười, lì và tự thỏa mãn với những gì mình đang có. Nếu bạn để ý một chút, bạn sẽ thấy những cá thể xung quanh bạn thuộc về một trong hai nhóm người: người cầu tiến và kẻ an phận.
Hồi đại học, mình từng tiếp xúc với nhiều đứa bạn cực kì năng động, sống nhiệt huyết và luôn cháy hết mình. Trong số đó, có những sv Ngoại Thương tự học lập trình mỗi tối, những sv CNTT ngồi đọc bài luận kinh tế, chính trị, lịch sử hằng đêm vì sở thích. Vài đứa khác thì hay lên các diễn đàn tri thức để tranh luận, phản biện và học hỏi mỗi khi rảnh, hay tập luyện một vài tài lẻ vui vui. Trông họ lúc nào cũng tuổi trẻ, hoài bão và hết mình. Theo mình thấy thì đa số member của spiderum đều nằm trong nhóm này. Nhóm bạn này có xu hướng: luôn học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ biết cách tự nổi bật giữa đám đông, khiến người khác nhìn vào cảm thấy thèm khát, ao ước và… đố kị. Tuy vậy họ chỉ chiếm một phần nhỏ, rất nhỏ trong số những người xung quanh bạn.

Không mục tiêu

Con người ta lười khi không có động lực, mục tiêu rõ ràng. Có quá nhiều bạn trẻ đang sống “lay lắt từng ngày”, chuyện ngày mai để mai tính cùng với tư tưởng “ra được trường đã rồi tính tiếp”. Cúp học chơi game, thuê người học hộ, thi hộ để qua môn ... rồi tới lúc đi xin việc trượt ngay từ vòng đầu vì đầu óc rỗng tuếch, trượt rồi lại lên mạng múa phím về “nền giáo dục VN”.  Họ ngày này qua ngày khác kêu ca rằng chẳng học được gì ở trường đại học, toàn lý thuyết sáo rỗng mà chẳng nhận ra rằng: Lí thuyết thôi chưa đủ, nhưng muốn làm được việc thì phải đủ lí thuyết.
Nghe hơi sai sai nhỉ, nhưng nghĩ kĩ một chút bạn sẽ thấy điều này không hoàn toàn vô lý. Ngày học ĐH, từng có thời mình đói quá nên đầu gối phải bò, mình từng phát tờ rơi ngày nắng ngày mưa trong 1 tuần. Ngày cầm tiền công trên tay vẫn vui lạ lùng dù tính ra mình chỉ được 100K/ngày. Trong khi đó, mình từ chối gia sư 200K/2h cho hs lớp 7 – con một người quen, chỉ vì ngại và sợ rằng mình không dạy được. Tất cả thay đổi cho đến một ngày khi máy tính mình cháy khét lẹt, rốt cuộc mình cũng xách mông lên tới nhà anh ấy nhận lời dạy vì cần tiền sửa máy. À thì ra dạy học cũng không tệ lắm, cũng vui mà lại được phụ huynh tôn trọng, quý mến. Thì ra việc nhẹ lương cao không phải không có, chỉ cần một ít chất xám là đủ. Sao ta phải đi bưng bê, rửa bát, bán hàng lương 15K/1h, trong khi có thể lựa chọn việc nào đó khó hơn chút nhưng lương cao hơn. 2h làm việc của mình bằng 13h làm việc của người khác, lao động trí thức nó khác lao động chân tay ở chỗ đó. Đó là cái giá đánh đổi của những năm tháng chú tâm học hành so với những ngày cúp học trốn tiết. Không cần phải chăm chỉ như những con ong, chỉ cần đừng lười quá và sống có mục tiêu một chút.
Có những điều đơn giản ai cũng “giác” nhưng mấy ai “ngộ”.

Lì lợm và an phận

Con người ta rất ngại thay đổi và lì. Khi đã quen với một việc gì, họ sẽ tự tạo cho mình một vòng tròn an toàn và ở nguyên trong đó. Nếu không có những tác động mạnh mẽ họ sẽ ở lì trong đó nhất định chẳng chịu bước ra. Họ sẵn sàng tấn công ai đó nếu người đó muốn lôi họ ra khỏi cái vòng an phận kia.Cách đây một tháng, vì trót hứa với đứa bạn làm tuyển dụng cùng cty nên mình đã tìm người giúp. Trong 1 tối, mình khoanh vùng 10 cu em kém tuổi để giới thiệu thực tập:  thực tập CNTT sv năm 3, được đào tạo từ đầu, lương 4tr2, chả cần kinh nghiệm gì. Ngành CNTT của mình thì càng có cơ hội thực tập sớm càng tốt, và đó đúng là công việc mình mơ ước cách đây 2 năm  mà tìm mỏi mắt không ra, giờ đem giới thiệu còn thấy tiếc :)) vì ngày trước phải đi thực tập 0 lương. Cứ ngỡ mấy đứa em sẽ lao vào nhận ngay. Nhưng KHÔNG, KHÔNG HỀ, tối đó mình bỏ cả việc cá nhân để ngồi inbox từng đứa năn nỉ, vận động tư tưởng, khuyên nhủ gãy lưỡi chỉ thiếu điều quỳ xuống cầu xin thôi :p .  Sau cùng mình vẫn nhận lại mấy câu “em sợ mình không làm được”, “em ngại”, “em sợ bị loại lắm”, “để em suy nghĩ được không anh, em muốn tập trung cho kì thi”. Cuối cùng thì có 3 đứa dám bứt phá, bước ra khỏi cái vòng an toàn để đi thực tập, 7 đứa kia hẹn để sau.Hôm trước đi vội, mình book grab ngay phải 1 đứa trong 7 cu em đó. Mình cười hỏi:  “không tập trung cho kì thi nữa à em”. Thằng cu cười ngượng bảo “chuyện thực tập em đang tính, chạy xe đủ tiền mua con Iphone đã rồi tính tiếp anh ạ”.  Haizz, mình có bắt nó phải thực tập không công đâu mà.

Ngụy biện

Như một cách tự vệ theo phản xạ tự nhiên, con người ta hay “xù lông nhím” khi không thích một lời khuyên, lời nhận xét. Mình rất ít khi nói mấy chuyện công việc, tương lai với lũ bạn cùng tuổi (với những đứa em kém tuổi thì nhiều hơn, vì ít nhất mình được tôn trọng và tụi nó chịu lắng nghe). Đơn giản vì mình không muốn nhận lại mấy câu mỉa mai kiểu:-    Ôi người có tiền thì nói gì chả đúng. -    Chúng mày nghe chủ tịch nói gì chưa.-     Triết lí vờ lờ chưa.
Vài comment cãi nhau "người giỏi mà phải đi làm công nhân" lượm lặt trên facebook.Nhiều khi mình cũng mắc sai lầm như  vậy. Khi không thích lời khuyên của ai đó dù biết người ta thật lòng, mình thường chống chế kiểu “Bạn đang áp đặt tư tưởng  lên tôi à, mỗi người có một cách sống, đừng đánh giá người khác theo quan điểm của bạn, miễn tiền mình làm ra thì việc gì phải xấu hổ …bla bla”. Giờ nghĩ lại thấy mình thật trẻ trâu và thiển cận, chưa gì đã vội hung hăng, phản bác rồi lại mỉa mai, tổn thương lòng tự trọng của nhau.Mình không có ý chê bai, chỉ trích những công việc chân tay hay những người lao động. Làm công nhân không có gì phải xấu hổ, nhưng mình là người trẻ thì phải lao động trí thức cho xứng đáng tiền và thời gian ăn học. Không ai cấm một người làm việc gì cả (trừ việc trái pháp luận) nhưng nếu một người trẻ có học thức lại chấp nhận làm công nhân, chạy Grab, GoViet, phụ hồ, tranh việc với mấy bác xe ôm, bác gái ở quê thì thực sự người đó nên nhìn nhận lại bản thân.         Khi không ngấm được lời nói, dù vô tình hay cố ý thì người nghe thường gây tổn thương ngược lại người nói. Con người ta luôn có sẵn 1001 lý do để chửi nhau nếu không hợp ý mình, dù biết rõ rằng điều đó có tốt hay không.
Đó là những câu chuyện của riêng mình, có thể đúng, có thể sai đối với ai đó. Điều đó không quá quan trọng vì mỗi người một góc nhìn mà. Mình cũng chẳng muốn ra vẻ ta đây với ai cả, ngước lên thấy mình chẳng bằng ai. Thi thoảng đang ngồi làm việc vẫn dừng lại nhìn xung quanh, thấy quanh mình là những đứa bạn, người anh em đang vẫn đang cặm cụi làm việc, hằng tối vẫn cố ở tại thêm một chút để tự học tiếng, đọc sách, đọc thuật toán, kể cả đàn hát. May rằng ngày đó mình chọn ngành CNTT này, cái ngành mà chỉ lười đọc, lười update công nghệ một chút bạn sẽ thụt lùi và chết đói so với lũ bạn xung quanh. Mình chỉ muốn nói với mấy đứa em của mình cũng như chính bản thân mình rằng:
Nếu em chưa thực sự chết đói và gia đình không hoàn cảnh thì đừng nên mải mê kiếm những đồng tiền trước mắt. Nếu bắt buộc, hãy chọn công việc nào nhiều chất xám một chút em nhé. Chịu nghèo một chút, thiệt một chút để đầu tư cho tương lai sẽ chẳng bao giờ lỗ cả.
- Những kiến thức học trong trường, tích lũy vài năm sau khi ra trường chưa giúp mình được nhiều, bởi mình chưa đào sâu. Hay nói chính xác là muốn làm việc đầu óc thì phải đào sâu tri thức. Muốn làm tay chân thì phải khỏe để đào rộng, làm nhiều. Vậy đó, đi sai hướng và sai phương pháp bởi không rõ bản thân mình muốn gì, phù hợp với cái gì.
Hiện tại, khi tri thức và kinh nghiệm đủ nhiều, thu nhập của 2 đứa là tương đương, nhưng mình thì có khả năng tiến xa hơn nữa, còn nó thì vẫn như vậy thôi. Bởi cái đà của lao động trí óc là rất lớn, khi đã tạo được đà rồi thì việc đi tiếp sẽ dễ hơn. Còn lao động tay chân, khi muốn mở quy mô tăng lên là mọi thứ đều tăng lên, bao gồm cả rủi ro. Chưa kể chi phí để tăng quy mô lớn hơn nhiều so với chi phí học hỏi, rèn luyện những kỹ năng phục vụ cho công việc trí óc.
Nói vậy để làm rõ hơn những điểm lợi / hại của từng loại công việc. Còn thực tế với mỗi người, điều quan trọng nhất mà mình nghĩ, đó là ai cũng có cơ hội. Vấn đề là họ quyết định như thế nào trước cơ hội.
Ở mình định hướng nghề nghiệp từ bố mẹ và xã hội còn hạn chế nên xảy ra trường hợp cứ học thôi rồi làm gì thì không rõ. Nếu đã xác định làm việc tay chân thì học đại học làm gì cho tốn công. Bạn mình nó xác định từ c3 là học xong làm cắt tóc, không học đại học. Bây giờ bay ra nc ngoài học nghề xong về VN mở cửa hàng to đùng ở thủ đô lương bh cũng khá. Nói chung là phải có định hướng để không phí thời gian và nguồn lực.
Ai cũng muốn làm việc nhẹ lương cao. Nhưng tại sao vẫn còn công việc lao động tay chân, không cần trí óc? Vì sao vẫn còn rất nhiều người lựa chọn làm những việc đó? Vì trí óc con người vẫn chưa đủ mạnh để hoàn toàn đánh bại bản năng sinh học. Khi công việc trí óc quá phức tạp nó sẽ trở thành việc "nặng" (như bạn đã nói trong bài). Thêm nữa cơ thể con người vẫn hoạt động tốt nhất nếu nó di chuyển, dùng sức lực nhiều hơn dùng trí óc. Nên khi người ta cảm thấy dùng trí óc quá khó, thôi thúc bản năng sẽ hướng người ta vào công việc cần nhiều hoạt động thể lực hơn. Đó là vì sao người ta nói làm việc văn phòng thì tốt nhất vẫn là đứng làm, và nếu ngồi làm thì cần phải đứng dậy di chuyển sau mấy tiếng.Từ nội dung bài viết, mình tạm giả định rằng bạn đang nghĩ mọi quyết định của con người đều do ý thức của mỗi cá nhân. Nhưng thực ra chúng ta còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ bản năng sinh học. Chừng nào chúng ta vẫn còn cơ thể sinh học thì chừng đó chúng ta vẫn phải chịu những thôi thúc lựa chọn những gì nó cảm thấy có lợi cho nó - kể cả khi ý thức biết rằng điều đó không đúng. Những thôi thúc này rất ngấm ngầm, không rõ ràng, nhưng cực kỳ bền bỉ. Nên nếu bạn quyết tâm giúp 1 người cụ thể dưới dạng tư vấn tâm lý lâu dài thì chắc có thể thay đổi được họ, nhưng nếu bạn chỉ chỉ trích chung như viết bài này thì thực sự chẳng ích lợi gì mà còn tự mang cái bực bội vào người.Chưa kể, ngoài bản năng cá nhân, chúng ta còn chịu ảnh hưởng từ bản năng quần thể: đã có từ thời thượng cổ, định hình thông qua lao động chân tay. Không ai có thể chiến thắng lại những cái ngấm ngầm như này, trừ khi toàn quần thể ý thức được và cố gắng thay đổi. Nhưng điều này là bất khả thi vì những cơ chế tự vệ trong vô thức của chúng ta. Bởi vậy, mặc cho bạn có đau đáu, bất uất, xót xa cho nhân thế bao nhiêu đi nữa thì xã hội cũng không thay đổi theo bạn muốn. Nó vẫn sẽ hoạt động như hiện tại, quần thể vẫn thúc đẩy cá thể theo những mong muốn của nó, và bản thân từng cá thể vẫn bị thúc đẩy bởi những mong muốn của cơ thể sinh học của mình. Vì sao vẫn còn rất nhiều người làm lao động chân tay? Vì sao số người lao động tri thức vẫn rất ít? Vì sao số nhà nghiên cứu khoa học còn ít hơn nữa? Vì sao thiên tài tri thức chỉ như sao buổi sớm?
 Nhưng thực sự việc chạy grab, lao động phổ thông đối với 1 người có tri thức thực sự là 1 " điểm đáy của cuộc đời" Họ có thể vận dụng những gì mình đã học, đã có kiến thức để làm những việc khác, mặc dù tiền thu về không bằng lao động chân tay mà? Chủ theart nói cũng không sai về việc người trẻ làm gì cho đúng với thời gian công sức bỏ ra của mình, làm sao cho không phải lãng phí những gì mình học được. Tất nhiên là mình vẫn rất tôn trọng nhưng người trẻ lao động chân tay " lấy ngắn nuôi dài" Tự lập với gia đình, tự nuôi sống bản thân mình, vẫn tiếp tục học hỏi và cầu tiến. Với mình lao động phổ thông, lao động chân tay vẫn là dành cho những người có xuất phát điểm không được thuận lợi.