cái dễ bị lừa tiếp theo là bằng chứng câm lặng tưởng mình biết mà mình lại không biết, hoặc biết sai làm đi sai hướng lệnh suy nghĩ, cho nên biết phải biết suốt
cách duy nhất để biết làm gì tiếp theo là chăm chỉ làm học và thực hành và hỏi những thứ có bây giờ 1 cách điên cuồng
Nghiên cứu là một thuật ngữ nói về quá trình khảo sát, học tập và khám phá những kiến thức mới và trắc nghiệm kiến thức. Đây chính là một hệ thống gồm nhiều quá trình có thể tự giải quyết vấn đề và nghiên cứ khoa học hay một lĩnh vực bất kỳ.
Rồi mình thấy thực ra đâu phải vậy. Cái tâm lý của con người rất buồn cười ở chỗ: cái gì họ đang có và nghĩ là còn nhiều thì họ coi rẻ, còn khi không còn nữa hoặc sắp hết (nhận ra sự hữu hạn) thì mới thấy đáng quý. Nên ở mỗi giai đoạn thì người ta lại ham muốn khác nhau, đánh giá những thứ họ có / chưa có ở các mức độ khác nhau. Người 30 tuổi, còn sống khỏe mạnh không bệnh tật gì cũng đâu thể xem nhẹ kiến thức, sản phẩm mà họ đang nghiên cứu, đang phụ thuộc nguồn sống vào nó? Họ vẫn có thể quan niệm những phút giây chơi đùa với con cái giá trị hơn là 1 ngày làm việc, nhưng mức độ sẵn sàng cho việc đó sẽ khác với 1 người đã về hưu.
Nói về ý nghĩa cuộc đời, có lẽ bản thân mình sẽ coi nó chẳng có ý nghĩa gì. Những thứ mình tạo ra rồi cũng tan theo cát bụi và lãng quên theo thời gian. Xét trên 1 chặng đường dài là vậy. Nhưng ý nghĩa của từng khoảnh khắc mà mình nhận ra trong cuộc sống lại có giá trị với bản thân mình. Như trong chuyến công tác ở Nhật mình ấn tượng với 1 bông hoa bồ công anh ven đường (hơn tất cả những giá trị khác của chuyến đi). Khi ta còn sống thì ta sẽ cảm nhận những khoảnh khắc đó, vẽ ra những ý nghĩa riêng mà chỉ bản thân ta mới hiểu, để từ đó thấy ý nghĩa của cuộc đời có lẽ là thu thập, lưu giữ và chiêm nghiệm những khoảnh khắc như thế. Khi ta không còn nữa, thì nó cũng chẳng có ý nghĩa gì khác nữa. Đó có lẽ cũng là 1 điều tuyệt đẹp của sự sống chăng?