Tôi xin cứ lấy việc tôi làm mà suy luận. Khi đẽo bánh xe, rộng, hẹp, vừavặn, đúng mực thì thật là tự tâm tôi liệu mà nảy ra tay tôi làm, như đã cóphép nhất định, chứ miệng tôi không thể nói ra được. Cái khéo ấy, tôi khôngthể dạy được cho con tôi, con tôi không thể học được của tôi. Bởi vậy, nămnay tôi đã bảy mươi tuổi rồi mà vẫn giữ nghề đẽo bánh xe. Người xưa đãchết thì cái hay của họ khó truyền lại được, tưởng cũng như đã chết cả rồi.Thế thì những câu nhà vua học, thực ra chỉ là những cặn bã của người xưamà thôi”.Thật có đúng như lời của Alain đã nói:“Văn hóa là một cái gì không thể truyền, cũng không thể tóm tắt lạiđược Thú thật, ở trường tác giả không học được gì hơn là những ýthức thông thường, nhưng không “tiêu hóa” được bao nhiêu. Là vì chươngtrình quá nặng mà thời gian “tiêu hóa” rất ngắn. Cho nên ra trường được vàinăm thì dường như đã quên gần hết những gì mình đã học
Thật vậy, có những sự hiểu biết chỉ “bám” ngoài da mà không thể “ănsâu” vào tâm khảm của ta. Nó là một nước sơn bóng nhoáng và chỉ là mộtlớp sơn thôi. Cái học của ta không ảnh hưởng gì đến tâm hồn ta cả. Trái lại,cũng có nhiều thứ hiểu biết liên lạc với ký ức ta, với tư tưởng ta, với tìnhcảm dục vọng ta, nó hòa hợp với con người tinh thần của ta không khác nàokhí huyết tinh tủy đối với thân thể của ta vậy. Giữa những sự hiểu biết ấy vàta, có một thứ tác động và phản động, xung đột nhau, hòa hợp nhau để thayđổi nhau và thay đổi luôn cả con người của ta nữa
Theo tôi, hạnh phúc là được làm chủ hành động ta, tư tưởng ta, tình cảmta... và mỗi ngày mỗi làm cho con người của ta thêm sáng suốt hơn, thêm tựdo hơn, thêm to rộng hơn... nghĩa là thêm mới mẻ hơn. “Cẩu nhật tân, nhậtnhật tân, hựu nhật tân”
Thành ra, chỉ đi sâu vào một ngành học nào, người ta rốt cuộc cũng tìm rađược cái học bao la tổng quát, vì sự vật trong đời chằng chịt dính líu nhau,không có một sự vật nào là cô đơn độc lập cả
Ta nên nhớ rằng, người ta có thể đọc sách rất nhiều, đi du lịch cùng khắpthế giới mà dốt nát vẫn hoàn dốt nát. Là tại sao? Đọc sách có nhiều cách.Nếu đọc sách chỉ để giết thời giờ, tìm vui thích hoặc để tìm quên lãng trongnhững lúc buồn chán ở trên toa xe hay đọc sách để tìm giấc ngủ thì đọc sáchkhông lợi gì cho tinh thần cả. Đọc sách mà có lợi cho tinh thần là khi nàomình biết vận dụng tất cả năng lực và năng khiếu của mình, nhận thức đượcrõ ràng những ý kiến sâu thẳm của lòng mình đem ra so sánh với những ýkiến dị đồng của tác giả, biết sắp đặt lại những ký ức của mình, biết trầmngâm suy nghĩ, biết làm việc có phương pháp, tóm lại, biết thảo luận vàthông cảm với tác giả quyển sách mình đọc, đó là biết cách đọc sách đấy
như sự cốgắng của nhà đánh vợt hay đá banh trong một cuộc tranh hùng nhiệt liệt, hàohứng và sung sướng. Ta lại cũng có thể so sánh sự cố gắng ấy như sự cốgắng của nhà thi sĩ “nặn” được một vần thơ, tuy vô cùng nhọc mệt, nhưngcũng vô cùng hạnh ph
Cái học ấy phải là một cái học do sự suy nghĩ nghiền ngẫm mà có, chứkhông nên là cái học do kẻ khác mang lại cho mình sẵn sàng, tránh cho taphải vận động đến óc phê bình, phán đoán hay suy nghĩ gì cả. Một sự hiểubiết không giúp ta suy nghĩ thêm, lại làm tắt hẳn óc tò mò và gây tạo mộttinh thần thụ động, không ham thích tìm tòi gì nữa cả là một cái học “chết”.Những kẻ tự hào có một cái học như một cái “đơn bá chứng” có thể dùng đểgiải quyết được tất cả mọi vấn đề trong đời mình là những kẻ đáng thươnghại nhất