bản năng sinh tồn
Giải trí là hoạt động thẩm mỹ trong thời gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện...
Giải trí là hoạt động thẩm mỹ trong thời gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ
-
Hoạt động giải trí nằm trong hệ thống các loại hoạt động của con người; và là hoạt động duy nhất không gắn với nhu cầu sinh học nào.
Theo tác giả Đoàn Văn Chúc[2], có bốn dạng hoạt động mà con người phải thực hiện, đó là:
- Hoạt động lao động sản xuất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và của cả xã hội. Đó là nghĩa vụ xã hội của mỗi người.
- Hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong xã hội như chăm sóc con cái, chăm sóc gia đình, thăm viếng họ hàng, bạn bè… Đó là nghĩa vụ cá nhân của mỗi người.
- Hoạt động thuộc đời sống vật chất của con người như nấu nướng, ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân… Đó là hoạt động thỏa mãn nhu cầu vật chất của mỗi người.
- Hoạt động thuộc đời sống tinh thần của mỗi cá nhân như thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo… Đó là hoạt động thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mỗi người.
Nhà hát kịch thành phố Hồ Chí Minh trên đường Trần Hưng Đạo quận 1.
Giải trí là dạng hoạt động cuối cùng trong số bốn dạng hoạt động trên. Nó mang tính chất tự do hơn các dạng hoạt động còn lại. Vì không gắn với nhu cầu sinh học nào, nó không hề mang tính cưỡng bức; con người có quyền lựa chọn theo sở thích, trong khuôn khổ hệ chuẩn mực của xã hội. Nó là bước chuyển từ những hoạt động nghĩa vụ, bổn phận sang những hoạt động tự nguyện. Nó đồng thời là những hoạt động không mang tính vụ lợi nhằm mục đích giải tỏa sự căng thẳng tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn và cao hơn, đó là sự rung cảm về thẩm mĩ. Thời gian dành cho hoạt động này được gọi là thời gian rỗi
Đây chỉ là ý kiến riêng của tôi- Không phải khoa học đã chứng minh hay gì cả. Để chắc chắn hơn. Đây cũng không phải là tôn giáo hay nhà khoa học nào đã chứng minh- Đây chỉ là một phần của hình mẫu tâm lí con người để tôi có thể hiểu hơn về hành vi của mình. Nếu mà nó giúp ích được cho bạn thì nó cũng đáng để tôi viết đấy chứ.
Tôi tin rằng sợ chết là một nỗi sợ mà loài người đều có và tất cả sự sợ hãi thì cũng chỉ là biểu tượng cho sự sợ chết thôi. Sợ chết đã có từ trong tủy của chúng ta- trong vùng già nhất của bộ não con người- “kế bên( hoặc có thể trong) trung tâm của sự hô hấp”. Nó chủ yếu hoạt động để chắc chắn rằng chúng ta đang thở. Hơn thế nữa, Nó dẫn đến tất cả những bản năng của chúng ta- thứ mà dẫn đến, chắc chắn rồi, bảo toàn giống loài.
Vì nỗi sợ chết nằm trong sâu thẳm vùng tiềm thức của bộ não. Thì rất là dễ dàng để giả vờ rằng nó không hề có mặt ở đó. Nếu bạn hỏi 100 sinh viên y rằng họ có sợ chết hay không.
Thì 95 người sẽ nói rằng họ không hề sợ chết!! Nhưng sự thật rằng, trở thành một bác sĩ như là một hành động phản ánh sự sợ chết (sublimation), nhưng không ai lại để ý đến điều đó.
Tình huống mà chúng ta có ý thức về nỗi sợ chết là khi chúng ta đối mặt với những tình huống sống-còn- bị chĩa súng vào đầu, suýt ngã thang, bị tai nạn, hoặc là bị bác sĩ bảo rằng chúng ta có ung thư. Ngay sau khi những sự kiện đó đi qua, chúng ta lại đá nỗi sợ đó vào trong sâu thẳm tiềm thức- sâu trong tủy sống- kế bên trung tâm của sự hô hấp- nơi mà chúng tồn tại. Nếu mà chúng ta phải đối mặt với nó – như kiểu khi mà ung thư giai đoạn 4 chẳng hạn, nó lại sống với chúng ta một cách hòa bình- qua những giai đoạn từ chối- giận dữ- giành giật- chán nản- và cuối cùng thì chấp nhận cái chết.
Cho rằng bạn là một người trong số đông nói rằng ‘Tôi không sợ chết!!” thì hãy thử qua thí nghiệm này nhé. Tưởng tượng rằng bạn đang trên một thang máy ở một tòa nhà cao và đang được xây dưng- đến tầng 20 chẳng hạn. Hẫy bước ra một thanh sắt rộng khoảng 25cm đến phía rìa của tòa nhà- như những công nhân xây dựng đang làm việc chẳng hạn. Nếu mà bạn giống tôi, bạn sẽ có cơn ác mộng về viễn cảnh này.
Nỗi sợ chết điều khiển bản năng của chúng ta (bản năng có thể phân loại rộng rãi như nhu cầu về xã hội, an toàn và sex nữa). Là một trong những loài vật có suy nghĩ, chúng ta lấy bản năng và “nâng cấp” nó lên để chúng ta có thể lại bỏ bộ não có ý thức của mình khỏi sợ chết.
Không lâu trước con người hiện đại, sống bầy đàn là một cách cần thiết để có thể tồn tại. Nếu mà bạn chọc tức bộ tộc của mình, họ có thể ném bạn ra ngoài làng. Sống thiếu sự bảo vệ của những người khác, bạn sẽ dễ dàng bị ăn thịt bởi dã thú, hoặc ít nhất là cũng khó để mà đi săn, trồng trọt. Bản năng sống theo bầy đàn là tượng trưng cho nỗi sợ chết- rất nhiều loài động vật cấp thấp có cũng có bản năng này. Và thay vì là một thành viên trong xã hội, chúng ta lại muốn trở thành một thành viên quan trọng. Tham vọng cũng là một sản phẩm của bản năng bầy đàn. Chúng ta trở thành bác sĩ, kỹ sư, lập trình viên hay đơn giản là càng lên chức cao trong công ty càng tốt. Không có gì sai trái với tham vọng cả, miễn là chúng ta nhận ra rằng nó là một biểu hiện phóng đại của bản năng bầy đàn- điều khiển bởi nỗi sợ chết. Hiểu điều này sẽ khiến chúng ta hãm lại những hành vi của mình- thường lại được điều khiển bởi tham vọng mù quáng.
Sự phóng đại “bản năng muốn được bảo vệ” sẽ khiến chúng ta khốn khổ( biểu hiện của nỗi sợ mất an ninh tài chính) hoặc, trớ trêu thay, chúng ta tiêu tiền nhiều hơn mức chúng ta có(để có thể cảm thấy được bảo vệ khỏi nỗi sợ mất an ninh tài chính). Nó có thể khiến chúng ta dựa dẫm quá nhiều vào người khác- muốn quá nhiều sự chú ý, được yêu thương và bảo vệ- nếu mà những điều này không có- sẽ khiến chúng ta sợ hãi và cô độc. Ăn uống cũng là một bản năng được con người phóng đại và nếu ăn quá nhiều, sẽ dẫn đến tật ham ăn, béo phì ( trớ trêu thay, để giảm đi nỗi sợ chết, con người sử dụng bản năng này quá nhiều khiến họ chết còn sớm hơn) .
Nghĩ về sex quá nhiều cũng sẽ dẫn đến lăng nhăng, hoặc trong nhiều trường hợp – dẫn đến cả hãm hiếp (bản năng duy trì giống loài).
Chúng ta cũng có thể sử dụng thuốc (bao gồm cả chất có cồn và nicotene) để làm tê cóng đi cảm giác sợ chết và nếu mà không tách được mình khỏi bản năng đó, có thể dẫn đến, bệnh tật hoặc chết sớm hơn. Và thật sự là, chạy trốn khỏi nỗi sợ chết có thể giết chúng ta.
Và bởi vì chết là điều không tránh khỏi, thời gian là thứ mà chúng ta tập trung vào, khiến mọi người không ngừng có cảm giác gấp gáp về mọi thứ( biểu hiện của nỗi sợ) và kết quả là sự trì hoãn( để chống đối lại nỗi sợ). Bài hát “Time” của Pink Floyd khiến điều này quá rõ ràng.
Ticking away the moments that make up a dull day
Fritter and waste the hours in an off-hand way
Kicking around on a piece of ground in your home town
Waiting for someone or something to show you the way
Tired of lying in the sunshine staying home to watch the rain
You are young and life is long and there is time to kill today
And then one day you find ten years have got behind you
No one told you when to run, you missed the starting gun
And you run and you run to catch up with the sun but it’s sinking
Racing around to come up behind you again
The sun is the same in a relative way, but you’re older
Shorter of breath and one day closer to DEATH
Vậy thì tại sao chúng ta sợ chết ư? Bởi vì nó được tạo nên từ sâu thẳm tiềm thức của mỗi người. Nó là một nền móng cho cảm xúc của chúng ta- kể cả chúng dành cả cuộc đời này để giả vờ như nó không tồn tại đi chăng nữa. Nó là một nỗi sợ nguyên thủy của con người – và tất cả những nỗi sợ khác đều chỉ là biểu tượng cho sự có mặt của nó.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất