-chơi game và sex là 2 thứ thõa mãn con người nhiều nhất nhưng nó lấy đi nhiều thời gian, và nhiều thứ quý báu của cuộc sống mà hầu như không học được gì. mình nghĩ cái giá trả cho những thứ này sẽ là cả cuộc đời ấy chứ vì tất cả mình đã trãi qua, thực sự rất kinh khủng người không ra người ma không ra ma, thay vào đó hãy bỏ tiền đi tập gym, đi học, hay làm việc gì đó trong cuộc sống, nó sẽ cho bạn tương lai còn những thứ này chỉ giết bạn mà thôi
-hãy nhớ ăn đúng giờ, đúng bữa, ngủ đúng lúc đủ giấc, không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ, uống nước... nếu không làm bạn sẽ phải trả giá
1. Mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp

Do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức.

Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa bạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.
2. Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc

Không ăn sáng ảnh hưởng nhiều đến năng suất làm việc do bụng đói cồn cào, dạ dày co bóp nhiều sẽ làm bạn không tập trung được vào công việc.

3. Đau dạ dày và kết sỏi ở bộ máy tiêu hóa

Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.

Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.

4. Béo phì

Buổi sáng không ăn, nên buổi trưa và buổi tối bạn phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng.

Trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều. Kết cục bạn sẽ mắc bệnh béo phì.





Không ăn sáng dễ bị béo phì.
5. Nhanh lão hóa

Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt.Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.

Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.

6. Phản ứng chậm chạp
 
Bữa sáng là nguồn năng lượng cho hoạt động não bộ, nếu không ăn sáng, cơ thể không nạp đủ nhiên liệu và năng lượng để thực hiện những hoạt động trong ngày. Khi đó, cơ thể bạn mệt mỏi, não không thể tập trung, tinh thần không hưng phấn, phản ứng trì trệ.
 
7. Các bệnh mãn tính có thể xuất hiện
 
Bắt đầu công việc trong tình trạng đói mềm, để có sức lực, cơ thể phải huy động các tuyến như tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên… hoạt động để tạo ra năng lượng. Khi các tuyến này hoạt động thái quá nó có thể tạo ra nhiều axit, dẫn tới các bệnh mãn tính.
 
8. Dạ dày có thể muốn “nổi loạn”
 
Bỏ bữa sáng, đợi đến trưa mới ăn sẽ khiến dạ dày ở trong trạng thái đói quá lâu. Điều này làm dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều, nên dễ bị viêm, loét dạ dày…
 




Bỏ bữa sáng dễ bị viêm, loét dạ dày…
9. Chứng táo bón “ghé thăm”
 
Nếu ăn đầy đủ 3 bữa trong này, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ dạ dày – đại tràng. Nếu việc ăn sáng không thành thói quen, lâu ngày có thể khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.
 
10. Dễ mắc bệnh sỏi mật
 
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
 
Không phải không có lý do khi người ta đặt tên cho bữa ăn sáng là “điểm tâm”. Hiệu quả làm việc cả ngày của bạn phụ thuộc vào “nó”. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy thức dậy thật sớm và lựa chọn cho mình cách khởi đầu một ngày mới thật khoẻ mạnh bằng một bữa sáng ngon miệng.
9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang không uống đủ nước
TR. THU, THEO HELINO 18:00 30/01/2018
Chia sẻ12

BÌNH
LUẬN
Dưới đây là một số triệu chứng cảnh báo bạn đã không uống đủ nước nên cần tỉnh táo nhận ra.
  • Chỉ bằng một động tác đơn giản với chai nước, khớp xương của bạn sẽ khỏe mạnh và rắn chắc bất ngờ nhờ phương pháp của đài Chosun Hàn Quốc 
  • 11 bí quyết giảm cân của các nước trên thế giới chỉ nhờ những thói quen đơn giản đến không ngờ 
  • Cần gì ra phòng tập gym, ở nhà tận dụng chai nước tập động tác sau cũng giúp đánh tan mỡ bụng dễ dàng 
Từ bé chúng ta đã được dạy "phải uống đủ nước" và cũng biết tác dụng của nước với sức khỏe. Tuy nhiên, vì lý do này hay lý do khác mà rất nhiều người không uống đủ nước . Thế nhưng, điều đáng nói là không phải ai cũng nhận ra là mình đang không uống đủ nước mặc cho cơ thể phản ứng và đưa ra những cảnh báo rất rõ ràng.
Cơ thể được cấu tạo từ vô vàn các tế bào phân tử, các mô và nội tạng cũng như tất cả đều cần nước để duy trì sự sống. Nếu bị mất nước và không được cung cấp kịp thời thì cơ thể sẽ đưa ra những dấu hiệu cảnh báo để chúng ta biết đường mà bổ sung nước kịp thời. Bổ sung nước đầy đủ cũng chính là để giữ mức độ hydrat hóa trong cơ thể ổn định, duy trì chức năng và hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể.
Current Time0:07

/

Duration6:08

Auto






Dấu hiệu không uống đủ nước.

Nếu là người lười uống nước thì bạn có thể bị mất nước tại bất kì thời điểm nào. Vào mùa đông, rất nhiều người lười uống nước vì nghĩ rằng mình không khát. Điều này càng làm cho khả năng thiếu nước tăng lên.
Dưới đây là một số triệu chứng cảnh báo bạn đã không uống đủ nước nên cần tỉnh táo nhận ra ngay.
Làn da khô không được cải thiện dù đã dùng kem dưỡng da
9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang không uống đủ nước - Ảnh 2.


Thường thì da của chúng ta thay đổi theo mùa. Vào những tháng mùa đông, làn da có vẻ u ám, thiếu sức sống và khô cằn. Chính vì vậy mà hầu hết chúng ta thường dùng kem dưỡng da để cung cấp dầu và giữ ẩm cho da. Nếu kết hợp với uống nước đầy đủ thì việc dùng các sản phẩm dưỡng ẩm sẽ cải thiện tình hình. Còn trong trường hợp dùng kem dưỡng da mà không giúp da đỡ khô thì chứng tỏ bạn đang bị thiếu nước, cần bổ sung nước cho cơ thể ngay.
Ngoài nước lọc, bạn có thể ăn các loại thức ăn dạng lỏng, ăn nhiều hoa quả hoặc các loại đồ uống khác để cơ thể hấp thụ được nhiều nước hơn.
Miệng khô, bong da môi và cảm giác khát vô cùng
9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang không uống đủ nước - Ảnh 3.


Nếu bạn không uống đủ nước, miệng và lưỡi của bạn có thể khô và dính. Đây là triệu chứng rất rõ ràng nhưng số người thực sự có thể bỏ lỡ mà không nhận ra. Cùng với các triệu chứng này, có thể bạn sẽ cảm thấy như mình đang bị khát khô họng. Nếu cơ thể bị mất nước quá mức còn có thể dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi. Trong cả hai trường hợp, hãy uống nước ngay để bù lại lượng nước đã mất.
Tuy nhiên, đáng nói đến là miệng khô và cảm giác khát nước tăng lên có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn. Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện sau vài ngày tập trung bù nước thì nên đi khám để biết nguyên nhân chính xác.
Bạn đang đối phó với triệu chứng nhức đầu
9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang không uống đủ nước - Ảnh 4.


Đó là một trong những cảm giác tồi tệ nhất mà bạn phải chịu khi bị thiếu nước. Bạn sẽ thấy đầu mình như rung lên, mỗi phút trôi qua cảm giác này càng tồi tệ hơn. Đau đầu khiến bạn không thể tập trung vào việc gì, sự kiên nhẫn của bạn cũng dần mất đi. May mắn thay, bổ sung đủ nước cho cơ thể không chỉ ngăn ngừa những giai đoạn đau đớn này mà còn chữa bệnh đau đầu rất tốt.
Theo tổ chức National Headache Foundation, đau nhức đầu thực sự là một dấu hiệu phổ biến cho thấy một người đang trải qua tình trạng mất nước từ nhẹ đến trung bình. Trên thực tế, lượng nước uống không đủ có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Tổ chức NHF cũng khuyến cáo bạn chỉ nên uống nước lọc khi bị đau đầu, cần tránh thức uống thể thao có vị mặn hoặc quá mặn vì nó có thể làm tình trạng mất nước trở nên tồi tệ hơn.
Bạn luôn mệt mỏi
9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang không uống đủ nước - Ảnh 5.


Nếu bạn đã nghỉ ngơi tốt vào tối hôm trước mà vẫn cảm thấy chậm chạp và mệt mỏi trong suốt cả ngày hôm sau thì rất có thể bạn đang bị mất nước.
Mệt mỏi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm giác thoải mái và khả năng tập trung. Ngoài ra, nó có thể khiến bạn cảm thấy vụng về trong thao tác và dễ bị tai nạn. Rõ ràng, điều này vô cùng bất tiện và không ai muốn, nhưng may mắn là mọi thứ có thể được cải thiện một cách đơn giản bằng cách bạn nên uống nước trong suốt cả ngày.
Bạn đang tăng cân
9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang không uống đủ nước - Ảnh 6.


Có thể bạn không tin nhưng số đo vòng eo tăng lên cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không uống đủ nước. Các nghiên cứu cho thấy uống ít nước có thể làm tăng chuyển hóa của bạn lên đến 30%. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều chuyên gia y tế và sức khỏe khuyến cáo rằng, tăng lượng nước tiêu thụ sẽ giúp bạn giảm cân và duy trì trọng lượng.
Alissa Rumsey, chuyên gia dinh dưỡng và là người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống Hoa Kỳ, nói với tạp chí Sức khoẻ rằng, ngay cả việc mất nước nhẹ cũng có thể đưa ra các tín hiệu hỗn hợp vào não và làm cho bạn nghĩ rằng bạn đói, trong khi thực tế những gì bạn thực sự cần là nước. Kết quả là bạn lại tăng cân. Uống một đến hai ly trước giờ ăn có thể làm cho bạn thấy no và ăn ít đi. Điều này sẽ giúp bạn giảm cân, đồng thời cung cấp thêm nước cho cơ thể đấy.
Bạn gặp tình trạng táo bón
9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang không uống đủ nước - Ảnh 7.


Nếu bạn gặp khó khăn khi đi vệ sinh, bạn chỉ cần tăng lượng nước uống. Về mặt sinh học, cơ thể cần chất lỏng để truyền chất thải thông qua đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu bạn không uống đủ nước, mọi thứ sẽ trở nên chậm lại một chút. Trên thực tế, mất nước là nguyên nhân hàng đầu gây táo bón mãn tính.
Điều tốt nhất bạn có thể làm là tập thói quen uống nhiều nước suốt cả ngày để tránh các triệu chứng tiêu hóa. Sau khi bạn tăng lượng nước uống, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện trong hoạt động bài tiết. Nếu tình trạng này không thay đổi sau khi đã bổ sung nước và thay đổi chế độ ăn uống thì bạn nên đi khám để chắc chắn về nguyên nhân.
Bạn bị nhiễm trùng đường tiểu
9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang không uống đủ nước - Ảnh 8.


Bất cứ ai từng bị nhiễm trùng đường tiểu có thể sẽ nói rằng, đó là một trong những cảm giác khó chịu nhất trong cuộc đời của họ. Nhiễm trùng đường tiểu do nhiều yếu tố gây ra nhưng thường xuất hiện sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường quan hệ tình dục hoặc làm sạch sau khi đi vệ sinh.
Một trong những nguyên nhân chính khác gây nhiễm trùng đường tiểu là mất nước. Uống nước giúp làm sạch vi khuẩn khỏi bàng quang, do đó ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn. Một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu nước chính là màu của nước tiểu - màu quá sẫm hoặc nhu cầu đi tiểu ít hơn. Nếu không may bị nhiễm trùng đường tiểu, ngoài việc tăng lượng chất lỏng vào cơ thể, bạn nên đi khám để được điều trị nhanh nhất.
Bạn cảm thấy tức giận và buồn thảm
9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang không uống đủ nước - Ảnh 9.


Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngay cả mất nước nhẹ cũng có thể dẫn đến những thay đổi thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung của chúng ta và gây ra tâm trạng khó chịu.
Thậm chí, sốc hơn là bạn chỉ cần có mức độ hydrat hóa thấp hơn 1% so với mức độ tối ưu là bạn đã cảm thấy những tác động tiêu cực. Vì vậy, lần sau khi cảm thấy cáu kỉnh và không thể hiểu tại sao, hãy tự lấy cho mình ly nước để uống và tâm trạng của bạn sẽ được cải thiện phần nào.
Bạn đang bị chuột rút cơ
9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang không uống đủ nước - Ảnh 10.


Chuột rút có thể gây không ít phiền toái, khiến bạn bực bội và đau đớn. Thông thường, mọi người sẽ cố gắng kéo giãn cơ hoặc sử dụng các kỹ thuật xoa bóp để làm giảm các triệu chứng chuột rút, nhưng những gì bạn thực sự cần có thể đơn giản hơn nhiều.
Một số nghiên cứu đã cho thấy có mối quan hệ giữa mất nước và co cứng cơ. Rõ ràng, sự lưu thông máu của cơ thể bị chậm lại khi chúng ta uống quá ít nước. Khi cơ thể được bù đắp cho sự thiếu hydrat hóa, chất lỏng được di chuyển ra khỏi cơ để bảo vệ các cơ quan quan trọng.
Những điều có thể này làm trầm trọng thêm nếu nồng độ natri và kali bắt đầu thay đổi do mất mồ hôi. Đó là lý do tại sao chúng ta tiêu thụ đủ nước mỗi ngày, nhưng đặc biệt là trong thời tiết nóng và khi chúng ta tập thể dục.
Làm thế nào để biết bạn cần uống bao nhiêu nước là đủ
9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang không uống đủ nước - Ảnh 11.


Có rất nhiều ý kiến khác nhau khi nói đến việc cần tiêu thụ bao nhiêu nước mỗi ngày. Trong khi hầu hết, chúng ta đều quen thuộc với khuyến cáo tiêu chuẩn để uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày (2 lít), các nghiên cứu hiện đại đang tập trung vào các yêu cầu về giới tính và kích cỡ cho sức khỏe tối ưu.
Rõ ràng, nếu bạn đang đổ mồ hôi, cần tăng lượng nước uống. Nếu cảm thấy như bạn đã uống đủ nước, có thể uống ít đi một chút, tốt nhất là hãy tôn trọng cơ thể bạn.
Hãy nhớ rằng, nếu bạn cảm thấy khát, có thể bạn đã bị mất nước nhẹ. Nếu miệng bạn cảm thấy khô ráp, hãy cố gắng uống nước ít một để cơ thể trở lại bình thường
Ngủ không đủ giấc có thể tàn phá cơ thể bạn
 20/06/2019
Mất ngủ


Nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Dù thời gian ngủ khác nhau tùy từng cá nhân, hầu hết người trưởng thành vẫn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm.
1. Tầm quan trọng của ngủ đủ giấc
Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.
Những hậu quả lâu dài về sức khỏe sẽ vượt xa những lý do làm bạn ngủ ít đi. Ngủ thêm 2 tiếng mỗi đêm không chỉ cải thiện sức khỏe nói chung mà còn có thể thấy những thay đổi đáng kể về sức khỏe tinh thần nói riêng. Tối ưu hóa thời gian đốt cháy chất béo, thời gian để nạp năng lượng và tự sửa chữa là 2 trong số rất nhiều lợi ích của việc ngủ đủ giấc. Cơ thể bạn sẽ cảm thấy rất biết ơn bạn nếu bạn ngủ đủ mỗi ngày.
2. Thời gian ngủ đủ khác nhau theo độ tuổi
  • Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14 - 17 giờ mỗi ngày
  • Trẻ sơ sinh (4-11 tháng): 12 - 15 giờ
  • Trẻ em (1-2 tuổi): 11 - 14 giờ
  • Trẻ mẫu giáo (3-5): 10 - 13 giờ
  • Các em học sinh trong độ tuổi (6-13): 9 - 11 giờ
  • Thiếu niên (14-17): 8 - 10 giờ
  • Người lớn (18-64): 7 - 9 giờ
  • Người lớn tuổi (65 tuổi): 7 - 8 giờ.
3. Tác hại của việc ngủ không đủ giấc
Tăng nguy cơ gây ung thư
Giấc ngủ ít và bị gián đoạn khiến nguy cơ ung thư cao hơn, nhất là ung thư đại tràng và ung thư vú.
Giảm khả năng phục hồi da và gây lão hóa da
Theo nghiên cứu từ Đại học Wisconsin (Mỹ), thiếu ngủ và các bệnh mạn tính về da có liên hệ mật thiết. Khi tiếp xúc với mặt trời hoặc các nhân tố có hại khác, da không thể phục hồi tốt và cho thấy nhiều dấu hiệu bị lão hóa hơn.
Béo phì
Do mất cân bằng hormone, người thiếu ngủ tăng sự thèm ăn dẫn tới béo phì. Ngoài ra, họ còn khó kiểm soát hành vi dẫn đến việc tự làm hại sức khỏe. Kể từ khi mối liên quan giữa thiếu ngủ và tăng cân được thừa nhận, thì tầm quan trọng của việc ngủ đủ 6 - 8 tiếng/ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc giảm cân. Ngủ đủ được chứng minh là có tác dụng trong việc giảm cân như việc đi tập gym và ăn nhiều rau quả.
Béo phì

Mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ béo phì
Sự cô đơn
Nghiên cứu chỉ ra thiếu ngủ lâu ngày khiến khả năng giao tiếp xã hội kém hơn. Họ cảm thấy cô đơn, tệ hơn nữa, những người này thường ngủ không ngon, khiến bản thân bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn.
Trí nhớ ngắn hạn, dài hạn và khả năng học tập giảm sút
Một số nghiên cứu chỉ ra người trưởng thành mất ngủ gặp khó khăn khi nhớ lại từ vựng cũng như cải thiện các kỹ năng đã học.
Liên hệ với chứng Alzheimer
Ngủ đủ giấc giúp giảm bớt lượng Beta-Amyloid, một loại protein có quan hệ mật thiết với bệnh Alzheimer.
Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao
Huyết áp, nhịp tim và nồng độ protein phản ứng C cao hơn khi ngủ ít, từ đó đẩy cao nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Dễ cáu gắt
Gần như ai cũng cảm thấy cáu kỉnh sau một đêm mất ngủ, ngay cả với các tình huống hàng ngày. Cáu gắt thường xảy ra khi một người không được ngủ đủ giấc theo nhu cầu và do sự thay đổi trong hormone. Những người thiếu ngủ thường dễ nổi cáu mà không vì bất cứ lý do cụ thể nào. Những người hay cáu gắt thường cũng dễ bị kích động.
Vấn đề về thị lực và ảo giác
Thiếu ngủ dẫn tới hội chứng tầm nhìn hình ống, song thị và mờ mắt. Thức càng lâu, bạn càng dễ mắc các tật khúc xạ cũng như bị ảo giác.
Đau đầu hốc mắt

Ngủ không đủ có thể gây ra vấn đề về thị lực
Phản ứng chậm và vụng về hơn
Người chơi thể thao, sĩ quan và các bác sĩ phẫu thuật đều thực hiện công việc kém với độ chính xác thấp hơn khi giấc ngủ không được đảm bảo.
Hệ miễn dịch suy giảm
Chỉ một đêm mất ngủ cũng khiến cơ chế miễn dịch của cơ thể và khả năng hấp thụ vắc xin kém đi. Theo một nghiên cứu, người ngủ không đủ dễ mắc cảm lạnh gấp ba lần bình thường.
Giảm ham muốn tình dục
Giấc ngủ giúp bổ sung lượng testosterone ở cả hai giới. Giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục và ngưng thở khi ngủ là ba nguy cơ khi bạn thiếu ngủ.
Nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2
Phải thức giấc khi cơ thể cần ngủ làm rối loạn cơ chế của cơ thể, dần dẫn đến sự kháng insulin (tiền đái tháo đường) và đái tháo đường tuýp 2.
Nhịn ăn, kiêng khem quá mức: Sai lầm của bệnh nhân tiểu đường

Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2
Đưa ra các quyết định sai lầm
Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra ngủ không đủ giấc ảnh hưởng tới khả năng ra quyết định và thực hiện các kế hoạch đã được lập sẵn. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới thảm họa hạt nhân Chernobyl, vụ tràn dầu Exxon Valdez và nổ tàu con thoi Challenger.
Dễ mất tập trung
Nếu muốn não bộ luôn trong trạng thái tập trung, hãy cố gắng ngủ đủ giờ. Thiếu tập trung có thể dẫn tới nhiều tai nạn giao thông thảm khốc do các lái xe hay phi công bị thiếu thời gian nghỉ ngơi.
Tăng bài tiết nước tiểu
Hiện tượng này đến từ cơ chế tăng cường bài tiết nước tiểu về đêm khi thiếu ngủ.
Suy nhược cơ bắp
Những tổn thương cơ bắp do sinh hoạt và luyện tập trở nên khó lành hơn. Theo nghiên cứu, cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng để làm lành các vết thương trong quá trình ngủ.
Khả năng chịu đau kém
Các cơn đau mạn tính sẽ càng tệ hơn do việc thiếu ngủ tăng sự nhạy cảm hoặc thậm chí khiến cơ thể con người thêm đau nhức.
Thiếu ngủ gây mệt mỏi kéo dài
Không ngạc nhiên nếu thiếu ngủ gây ra mệt mỏi, nhưng nhiều người không nhận ra rằng thiếu ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi kéo dài. Theo thời gian, sẽ cần vài ngày để hồi phục sau khi bị thiếu ngủ từ vài ngày trước đó. Mệt mỏi kéo dài có thể xảy ra bởi tình trạng thiếu ngủ thường xuyên. Thống kê còn cho thấy thiếu ngủ còn dẫn đến các tình trạng khác như tiểu đường và tăng huyết áp.
Tăng nguy cơ tử vong
Bất ngờ nhất là mối liên quan giữa ngủ không đủ giấc và tỷ lệ tử vong. Ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm làm tăng 15% nguy cơ tử vong, gây giảm sức đề kháng của cơ thể, gia tăng các bệnh tật. Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu người Anh để kiểm tra sự ảnh hưởng của giấc ngủ lên tỷ lệ tử vong của 10.000 công chức tại Anh trong suốt 2 thập kỷ cho thấy: những người ngủ từ 5 tiếng trở xuống vào ban đêm sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi những người khác. Nguyên nhân tử vong có thể là vì bất cứ lý do gì, đặc biệt là do các bệnh tim mạch.
Các vấn đề về sức khỏe khác
Viêm đường ruột, hội chứng kích thích ruột, đau đầu, trầm cảm và rất nhiều bệnh nghiêm trọng khác có thể phát sinh do chứng thiếu ngủ. Thậm chí, một số người có thể ngáy và dễ bị ngưng thở trong khi ngủ.
Biến đổi các hoạt động của gen
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy giấc ngủ kém dẫn tới sự bất thường của hoạt động gen. Với những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm, hơn 700 gen ghi nhận bất thường, nhất là các gen điều khiển hệ miễn dịch và phản hồi với sự căng thẳng.
Đột biến gen

Mất nghủ có thể dẫn tới sự bất thường về gen
4. Ngủ không đủ giấc phải làm sao?
Có một thông tin tốt lành là hầu hết những tác động tiêu cực của thiếu ngủ sẽ triệt tiêu khi bạn ngủ đủ giấc trở lại. Hãy tham khảo một số gợi ý sau cho việc tạo thói quen ngủ tốt bao gồm:
  • Đi ngủ ngay khi mệt mỏi
  • Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định, phù hợp mỗi ngày trong tuần
  • Tránh bữa ăn 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ
  • Nếu không thể ngủ được sau 20 phút cố gắng, hãy đi sang phòng khác và đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn ngủ, sau đó quay trở lại giường.
  • Duy trì tập thể dục thường xuyên hàng ngày.
  • Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và nhiệt độ thích hợp.
  • Tắt các thiết bị điện tử khi bạn đi ngủ. Một nghiên cứu mới cho thấy những người ham mê điện thoại thông minh, thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng xã hội bị rối loạn giấc ngủ cao hơn, cũng thiếu ngủ nhiều hơn.
Nếu tình trạng thiếu ngủ diễn ra và các triệu chứng tiêu cực tồn tại bất chấp thực hành các biện pháp duy trì giấc ngủ, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bạn. Đừng hy sinh giấc ngủ của bạn vì đó chính là hy sinh sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City khám, trị liệu tâm lý, điều trị các bệnh lý:
  • Các rối loạn tâm thần thực tổn, sa sút trí tuệ
  • Nghiện chất ma túy, nghiện game
  • Rối loạn loạn thần: Hoang tưởng, ảo giác
  • Rối loạn cảm xúc: trầm cảm, hưng cảm
  • Các rối loạn liên quan stress và rối loạn dạng cơ thể
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Rối loạn tâm thần liên quan thời kỳ sinh đẻ
  • Các rối loạn phát triển ở trẻ em: tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn ngôn ngữ
  • Rối loạn cảm xúc hành vi tuổi thanh thiếu niên
  • Các rối loạn tâm thần trong các chuyên khoa khác (tâm thần học liên kết): tim mạch, cơ xương khớp, tiêu hóa....
  • Thực hiện các liệu pháp tâm lý: liệu pháp nhận thức hành vi, giải thích hợp lý, thư giãn...
Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City trực thuộc Khoa Nội tổng hợp, hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia hàng đầu của trường Đại học Y Hà Nội, các bệnh viện tuyến đầu trong cả nước và trên quốc tế để chẩn đoán và điều trị nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.
Vị trí tại Vinmec Times City: Phòng 4063, tầng 4- khoa Nội tổng hợp.
7 TÁC HẠI CHẾT NGƯỜI NẾU BẠN KHÔNG TẬP THỂ DỤC
   
Lười vận động hiện đang là một trong những thói quen xấu của rất nhiều người. Những nguy hiểm nếu bạn lười vận động mà chúng tôi sắp nhắc tới dưới đây sẽ là lời cảnh báo cho bạn.
Cuộc sống hiện đại, tiện nghi khiến cho con người thường rất ít khi phải vận động chân tay. Hàng ngày, chúng ta dành thời gian quá nhiều cho việc ngồi và nằm, cộng thêm những việc khác như xem phim, nói chuyện điện thoại…
Đặc biệt là việc lười vận động hiện đang là một tình trạng phổ biến đối với những người làm văn phòng. Mọi người không biết được những tác hại của việc lười vận động gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta.
 
1. Giảm tuổi thọ
Năm 2012, một loạt các nghiên cứu được đăng trên Lancet cho biết cứ 10 người chết sớm thì có 1 người chết là do không tập thể dục. Nghiêm trọng hơn, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi năm có gần 250.000 ca tử vong do lười vận động. Để hạn chế điều này, bạn nên tập thể dục 3 ngày/tuần từ 30 – 60 phút/ngày.
 


Lối sống ít vận động là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tuổi thọ của bạn giảm xuống.

2. Tăng nguy cơ trầm cảm
Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe, giúp tránh trầm cảm. Một nghiên cứu của Úc với 8.950 phụ nữ tuổi từ 50 – 55 cho thấy những người ngồi trong thời gian dài, không tập thể dục hoặc không hoạt động có tỷ lệ trầm cảm cao hơn những người hoạt động thể chất thường xuyên. Tập thể dục giúp cơ thể giải phóng ra endorphin, hóa chất trong não dẫn đến cảm giác hạnh phúc. Vì vậy, tập thể dục có thể được xem là một cách giúp điều trị trầm cảm. Ngoài ra, tập thể dục còn xây dựng sự tự tin về thể chất, giảm căng thẳng, đẩy mạnh hóa chất trong não, ổn định toàn bộ hệ thống trong cơ thể trong khi lười tập thể dục không thể đạt được những điều này.
 


Lười tập thể dục không chỉ làm tăng nguy cơ bị trầm cảm mà nó còn khiến bạn dễ mắc các rối loạn cảm xúc khác.

3. Tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương
Theo Viện Sức khỏe quốc gia, Mỹ, những bài tập với tạ có thể giúp bạn bảo vệ xương khi lớn tuổi trong khi những người không tập các bài tập này có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao hơn. Việc tập thể dục thúc đẩy sự lắng đọng của muối khoáng, sản xuất sợi collagen và calcitonin, một loại hormone ức chế sự mất xương. Đi bộ hoặc nâng tạ vừa phải giúp xây dựng lượng xương, còn không tập thể dục làm suy yếu xương hoặc mất khoáng chất trong xương, giảm lượng sợi collagen, nên góp phần gây loãng xương (bệnh có khối lượng xương thấp và suy giảm mô xương).
 


Nếu không tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ có nguy cơ bị loãng xương, gãy xương trong tương lai.

4. Bệnh tim mạch
Bình thường, bạn không tập thể dục nên tim không có cơ hội luyện tập. Khi bạn đột nhiên di chuyển nhanh hay bước lên vài bậc thang, tim không thể xử lý được khiến bạn thở dồn dập. Huyết áp của bạn tăng lên, dẫn đến xơ vữa mạch máu, nguy cơ đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
 


Tim là một cơ bắp giống như bất kỳ cơ bắp khác trong cơ thể, nếu không được luyện tập thường xuyên, nó cũng bị suy yếu.

5. Béo phì
Khi nạp thức ăn vào cơ thể, đường trong máu không được tiêu thụ qua các bài tập thể dục hoặc các hoạt động cơ thể khác nên được lưu trữ đầu tiên dưới dạng glycogen trong các tế bào cơ và gan, cuối cùng biến thành mỡ. Do đó, việc không tập thể dục kéo dài có thể góp phần gây béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành, đái tháo đường, sỏi mật, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư vú, cổ tử cung, nội mạc tử cung và ung thư gan ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt, đại tràng và trực tràng ở nam giới.
 


Việc tập thể dục giúp tiêu hao năng lượng nên cơ thể thon gọn hơn, còn khi không tập, bạn dễ có nguy cơ bị béo phì.

6. Đái tháo đường típ 2
Chế độ ăn uống có quá nhiều đường có thể khiến đường huyết tăng đột biến. Điều này rất có hại, vì thế, cơ thể giải phóng insulin để làm giảm lượng đường trong máu xuống mức có thể quản lý bằng cách ép lượng đường dư thừa vào cơ và gan. Nếu việc ép này xảy ra quá thường xuyên, các thụ thể insulin sẽ bị trì trệ và ngừng phản ứng dẫn đến đái tháo đường. Cơ thể không có khả năng điều hòa lượng đường trong máu gây tổn thương mô, mất thị lực và các nguy cơ khác. Tuy nhiên, nếu tập thể dục, lượng đường trong cơ thể sẽ được tiêu thụ bớt, làm các thụ thể insulin nhạy bén hơn, cải thiện độ nhạy insulin.
 


Bệnh đái tháo đường típ 2 đang gia tăng trên thế giới và đây cũng là căn bệnh giết người thầm lặng. Một trong những nguyên nhân có thể do không tập thể dục.

7. Một số bệnh ung thư
Tập thể dục có một số tác dụng như giảm mức hormone, chẳng hạn như insulin, estrogen (hormone có thể kích thích ung thư phát triển) và các yếu tố có liên quan đến sự phát triển ung thư như ung thư vú, đại tràng; giúp ngăn ngừa béo phì nên giảm tác hại của béo phì, đặc biệt là sự phát triển kháng insulin; giảm viêm; cải thiện chức năng hệ miễn dịch; thay đổi sự trao đổi chất của axit mật, giảm tiếp xúc với những chất gây ung thư trong đường tiêu hóa… Do đó, khi tập thể dục đều đặn, bạn có thể phòng chống được ung thư.
 


Có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa việc lười hoạt động thể chất đối với một số bệnh ung thư như ung thư ruột kết, vú, nội mạc tử cung, gan, thận...