Một cô bé hơn ba tuổi trong tiệc sinh nhật đang bóc những hộp quà một cách hạnh phúc. Những món đồchơi xinh xắn dễ thương làm cho tụi nhỏ bạn xôn sao rung động. Khi cô bé mở đến một chiếc hộp và cầm trên tay quả cầu lung linh đầy thú vị thì tụi nhỏ bạn muốn chơi  và xin được chơi chung. Nhưng cô bé vẫn thủy chung với quan điểm nó là đồ của mình và mình không thích cho ai chơi cùng cả. Trước ánh mắt của các bậc phụ huynh đang nhìn về phía mình. Người cha nghĩ mình cần làm gì đó? Nên cha đã dỗ dành con chia sẻ đồ chơi với các bạn nhưng con bé dứt khoát không chịu. Thế là cha lại dụ dỗ ngọt ngaò hơn hứa sẽ cho kẹo nhưng con bé lại nói “con không thích.” Bực tức cha lại hăm dọa sẽ đánh đòn nếu không chia sẻ cho bạn, thế nhưng lúc này con bé lại phản ứng là khóc thét lên. Cha không giữ được bình tĩnh thế là giựt đồ chơi trên tay của con gái và chia cho tụi nhỏ. “Này các cháu, đồ chơi của tụi con đây.”
Những ai là cha làm mẹ có từng trải qua tình huống này không? Có ai đã từng làm giống như người cha kia, đã đặt ý kiến của những người phụ huynh khác cao hơn sự phát triển và trưởng thành của con gái mình, cũng như cao hơn mối quan hệ giữa cha và con. Dù yêu thương con nhưng lúc đó dưới góc nhìn của cha, cha thấy mình đúng và bắt con bé phải chia sẻ đồ chơi, và con bé đã sai khi không chịu nghe lời cha.
Có lẽ cha đã áp đặt kỳ vọng lên con bé quá lớn, đơn giản vì cha có thể chỉ đạt đến một mức độ trưởng thành thấp trên chính thang đo của mình. Mà không thể hay sẵn sàng để dành cho con bé sự nhẫn nại, thấu hiểu của mình và kỳ vọng con bé phải chia sẻ đồ chơi với bạn. Để bù đắp cho sự yếu đuối của mình, cha đã vay mượn sức mạnh từ vị thế thẩm quyền làm cha, ép buộc con bé thực hiện những gì cha muốn.
Đối với tôi, ba mẹ tôi là những người tuyệt vời nhưng trong quá trình lớn lên của mình. Ba mẹ tôi cũng đã nhiều lần vay mượn sức mạnh từ vị thế thẩm quyền làm ba làm mẹ, ép buộc con thực hiện những gì ba mẹ muốn và cho là nó tốt với con.
Trong tình huống trên, nếu cha có thể sử dụng sự thấu hiểu lắng nghe về việc chia sẻ và trưởng thành, cũng như khả năng yêu thương, nuôi dưỡng dục, và cho con bé được quyền lựa chọn chia sẻ đồchơi với bạn hoặc không. Sau khi nói lý lẽ với con bé, cha chuyển sự chú ý của những đứa trẻ qua một món đồ chơi khác thú vị hơn, và giải phóng cho con khỏi tất cả những áp lực, cảm xúc đang đè nặng lên con bé. Một khi đứa trẻ có được cảm nhận về sự sở hữu đích thực, chúng chia sẻ một cách rất tự nhiên, trong sự tự chủ và tức thời.
Có những khi ta nên giáo huấn và có những khi ta không nên làm thế. Khi mối quan hệ đang căng thẳng, không khí nặng nề với nhiều cảm xúc, thì mọi nỗ lực giáo huấn đều bị xem là hành động đánh giá hay phủ nhận. Nhưng khi đứa trẻ chỉ ở một mình, yên lặng, khi mối quan hệ đang tốt đẹp, thì việc giáo huấn hay cử chỉ trân trọng lại mang đến một tác động to lớn. Qua cuộc nói chuyện giữa mẹ và con gái dưới đây, có ai thấy hình ảnh của mình ẩn hiện trong đó:
“Sao lâu nay con không gọi cho má? Công việc làm ăn sao rồi? Lương nhiêu rồi nói cho má nghe mừng coi nè!  Má con nghỉ việc rồi! Sao đang có công việc ổn dưng tự nhiên nghỉ chi vậy? Giờ đi xin việc nữa hả? Uh, đi chỗ khác có khi lương cao hơn chỗ cũ. Thôi ráng đi con!  Má! Con không tính đi xin việc nữa. Con không làm nghề này nữa?  Con nói gì? Vậy tiền đâu mà sống hả con. Má cho con ăn học tốn tiền tốn bạc, nếu như vậy thì trước đây nghỉ luôn khỏi đi học có phải khỏi tốn tiền, tốn công của ba mẹ hơn không?...  Đầu dây bên kia cô gái im lặng, định nói gì đó nhưng lại thôi. Cảm giác tội lỗi dâng trào.  Vốn dĩ cô gái muốn nói rằng cô sẽ chọn một con đường khác, định tâm sự cùng người mà cô yêu thương nhưng bỗng nhận ra hơi hụt hẫng, có gì đó sai sai và im lặng.”
Đó là một trong những câu chuyện xảy ra hằng này trong cuộc sống mà chúng ta hay gặp phải. Và tùy vào cách mà mỗi chúng ta hành xử khiến cho mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn hoặc ngày càng xấu đi. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con là yêu thương vô bờ bến. Nhưng liệu con có thấy được yêu thương, được lắng nghe để sẻ chia. Hay đơn giản khi con góp ý về những sự việc xảy ra trong cuộc sống của mình với cha mẹ. Nhưng cha mẹ phủ nhận điều đó, bác bỏ góc nhìn của con. Theo thời gian tự nhiên con thấy cha mẹ cũng chẳng lắng nghe mình nói, có nói cũng vậy thôi, thế là im lặng...
Yêu thương và cảm thấy được lắng nghe là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Bạn làm tất cả mọi thứ vì yêu thương con cái, người thân của mình. Nhưng liệu người được bạn trao đi yêu thương đó có cảm thấy được yêu thương, được lắng nghe.
Những tình huống, cách ứng xử  hằng ngày trong cuộc sống giữa bạn và người thân, người được bạn quan tâm, mối quan hệ này sẽ được kéo lại gần hoặc đẩy nó ra xa là do mỗi chúng ta quyết định. Nhiều người cứ cho đi một cách máy móc hoặc không chịu chia sẻ, lắng nghe trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình,...
Để thực sự giúp con cái mình trưởng thành, bạn cần đủ nhẫn nại để cho chúng cảm nhận được quyền sở hữu của chúng, cũng như đủ khôn ngoan để dạy chúng giá trị của sự chia sẻ, và chính bản thân bạn phải là tấm gương. Để vợ hoặc chồng tình cảm gắng kết hơn thì mỗi cá nhân phải cảm thấy được yêu thương, được lắng nghe được tôn trọng, sẻ chia và được là chính mình.
Tại sao lâu rồi con không nói gì về công việc với mẹ? Sao không tâm sự với anh những chuyện em buồn? Sao con lủi thủi chẳng nói gì với vợ chồng mình vậy?.. Điều có lý do cả đấy!
-Phú Trên Mây-
-Ảnh: sưu tầm.